Tin tức
Block nhánh phải là bệnh lý gì và việc điều trị có phức tạp không?
- 10/12/2024 | Sử dụng máy đo nhịp tim thai tại nhà: Mẹ bầu nên biết để theo dõi thai kỳ an toàn
- 10/12/2024 | Siêu âm tim bao nhiêu tiền và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí siêu âm
- 11/12/2024 | Nong van tim là gì và quy trình điều trị ở bệnh hẹp van tim
- 15/12/2024 | Tiếng tim T1 T2: Cách nhận biết và ý nghĩa trong chẩn đoán tim mạch
- 24/12/2024 | Nhịp tim khi chạy bộ bao nhiêu là lý tưởng?
1. Tìm hiểu chung về Block nhánh phải
1.1. Block nhánh phải là gì?
Ở người, tim thường có cấu trúc 4 căn. Cụ thể cụ thể là 2 ngăn trên (tâm nhĩ) và 2 ngăn dưới (tâm thất). Đối với người khỏe mạnh, không gặp bất thường về tim mạch, tín hiệu điện bắt đầu được truyền từ khu vực nút xoang của tâm nhĩ phải đến nút nhĩ thất. Tiếp theo, hệ thống bó His sẽ phát tán xuống 2 ngăn tâm thất.
Block nhánh phải liên quan đến tình trạng xung thần kinh tạo nhịp tim bị gián đoạn ở 1 vùng của cơ tim
Block nhánh phải là bệnh lý liên quan đến tình trạng xung động tại tâm nhĩ truyền tới tâm thất bị gián đoạn. Cụ thể, xung thần kinh của thất phải bị gián đoạn hoặc mất hoàn toàn. Khi đó, nhịp co bóp tại hai bên tim cũng khác nhau, không cùng nhịp co bóp.
1.2. Đối tượng có nguy cơ bị Block nhánh phải
Không chỉ người mắc bệnh lý về tim mạch mà bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ bị Block nhánh phải. Trong đó, tỷ lệ mắc có xu hướng tăng theo tuổi tác.
2. Phân loại tình trạng bệnh lý
2.1. Block nhánh phải hoàn toàn
Dựa theo kết quả đo điện tâm đồ ECG, bác sĩ sẽ xác định được người bệnh có bị Block nhánh phải hoàn toàn hay không. Theo đó, phức bộ QRS ở đối tượng này lớn hơn hoặc bằng 0.12s. Ngoài ra, trạng bệnh lý còn được xác định thông qua một vài chỉ số khác.
Người bị Block nhánh phải thường cảm thấy tim đập nhanh
Người bị Block nhánh phải hoàn toàn biểu hiện triệu chứng tương đối rõ ràng. Trong đó, nhịp tim thấp hơn 40 lần/phút, ngất xỉu, cơ thể choáng váng, tim bị ngừng tạm thời,... là một số triệu chứng phổ biến, có tính chất nguy hiểm.
2.2. Block nhánh phải không hoàn toàn
So với Block nhánh phải hoàn toàn, Block nhánh phải không hoàn toàn ít nguy hiểm hơn. Khi đo điện tâm đồ ECG, phức bộ QRS Ở người bệnh dao động trong khoảng 0.09 đến 0.11s.
Khi xuất hiện ở người bình thường, dạng Block nhánh phải này không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn cần phải kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ 1 đến 2 lần/năm.
Mặc dù không nguy hiểm như Block nhánh phải hoàn toàn nhưng nếu không chú ý kiểm soát bệnh lý tim mạch liên quan như nhồi máu cơ tim, bệnh lý dễ diễn biến nặng hơn. Cụ thể khi đó, Block nhánh phải không hoàn toàn có thể chuyển sang dạng hoàn toàn.
3. Nguyên nhân và triệu chứng
3.1. Nguyên nhân
Sự thay đổi về mặt cấu trúc cơ tim, mô tim đều làm tăng nguy cơ dẫn đến Block nhánh phải. Cụ thể như:
- Viêm cơ tim: Dễ tác động đến mạng lưới dẫn truyền, giảm khả năng bơm máu đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Khi huyết khối hình thành do hệ quả của viêm cơ tim, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các cơn đau tim, thở khó, nguy hiểm hơn là đột quỵ.
- Vùng ngực bị chấn thương: Chấn thương do va đập, tác động lực mạnh,... đến vùng ngực dễ ảnh hưởng đến tim, tăng tăng nguy cơ bị Block nhánh phải.
- Nhồi máu cơ tim: Xuất hiện khi tim không được cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn động mạch. Nhồi máu cơ tim là tác hàng đầu gây Block nhánh phải. Nếu không xử lý kịp thời, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.
- Cấu trúc tim nhanh thay đổi: Dị tật liên quan đến tim bẩm sinh làm thay đổi cấu trúc tim, động mạch vành khiến lưu lượng máu vận chuyển qua tim không ổn định, tạo điều kiện phát sinh bệnh lý.
- Bệnh lý về phổi: Tăng huyết áp phổi, thuyên tắc phổi,... là một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc Block nhánh phải.
- Kali trong máu tăng: Lượng Kali trong máu tăng trên 5.0mmol/lít là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị mất nước, mắc bệnh lý tiểu đường hoặc bệnh thận. Đồng thời, tình trạng này có thể dẫn đến Block nhánh phải.
- Bệnh Lenegre: Bệnh lý liên quan đến thoái hóa, làm cho hệ thống dẫn truyền tim dần bị xơ cứng. Bệnh lý này đôi khi có thể gây Block nhánh phải ở người lớn tuổi.
Một số bệnh lý về tim, phổi dễ làm tăng nguy cơ mắc Block nhánh phải
3.2. Triệu chứng
Chỉ một phần nhỏ trong số những người bị Block nhánh phải biểu hiện triệu chứng. Trong đó, người đang mắc bệnh lý về tim mạch có xu hướng biểu hiện triệu chứng rõ nét hơn. Cụ thể, các dấu hiệu thường gặp là:
- Hay cảm thấy hồi hộp.
- Tim đập nhanh.
- Khó thở.
- Cơ thể mệt mỏi khi phải vận động.
- Chóng mặt.
- Toát mồ hôi.
- Đau tức ngực hoặc nặng ngực.
4. Block nhánh phải có gây biến chứng nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, Block nhánh phải đều thuộc dạng lành tính, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Mặc dù vậy, nếu người bệnh đang mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch, hô hấp, biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện.
Do đó, người bị Block nhánh phải vẫn cần thận trọng theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 đến 2 lần/năm.
5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
5.1. Chẩn đoán
Bởi hiếm khi biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên bác sĩ cần kết hợp đo điện tâm đồ, Holter, siêu âm tim, chụp X-quang vùng phổi,... để xác định nguyên nhân, chẩn đoán xem người bệnh có bị Block nhánh phải hay không.
Đo điện tâm đồ tim
5.2. Điều trị
Phương pháp điều trị cho người bị Block nhánh phải cần dựa theo tình trạng bệnh nền, điều kiện sức khỏe. Đơn cử như:
- Người trẻ khỏe mạnh, không mắc bệnh nền: Chưa cần thiết phải điều trị nếu chưa biểu hiện triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy vậy, đối tượng này cần tái khám định kỳ sau 6 đến 12 tháng.
- Người mắc bệnh nền về tim, phổi: Cần điều trị bệnh nền gây Block nhánh phải, phòng ngừa bệnh lý diễn biến nghiêm trọng hơn.
- Người bị Block nhánh phải kèm biến chứng nhồi máu cơ tim, suy nút xoang có nguy cơ tử vong: Cần can thiệp điều trị kịp thời bằng cách đặt thiết bị tạo nhịp tim vĩnh viễn.
6. Có thể phòng ngừa Block nhánh phải không?
Để phòng ngừa Block nhánh phải, bạn cần áp dụng lối sống lành mạnh, nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch, phổi ảnh hưởng đến tim. Một số biện pháp phòng ngừa đơn giản phải kế đến là:
- Không sử dụng đồ uống dễ gây kích thích, rối loạn nhịp tim như rượu, bia, cà phê.
- Không hút thuốc lá.
- Ưu tiên bổ sung rau xanh; thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như trái cây; đồng thời giảm tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo dễ gây bệnh lý về tim mạch.
- Không lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, hóa chất bảo quản.
- Hạn chế dùng đồ uống có gas.
- Không nên tiêu thụ nhiều thực phẩm nghèo dinh dưỡng như đồ ăn nhanh, bánh snack.
- Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, ngủ đúng giờ và đủ cả giấc, không làm việc quá sức.
- Tập luyện bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hay tập yoga nhằm kích thích khả năng lưu thông khí huyết, giúp tim co bóp nhịp nhàng hơn.
Mọi người hãy cố gắng duy trì lịch khám sức khỏe định kỳ 1 đến 2 lần/năm
Ngoài ra, bạn nên duy trì lịch khám sức khỏe định kỳ 1 đến 2 lần/năm hoặc khám khi nhận thấy cơ thể biểu hiện dấu hiệu nhưng khó thở, vùng ngực đau tức,... để kịp thời phát hiện bệnh lý, chủ động hơn trong công tác điều trị.
Nhìn chung, Block nhánh phải không phải lúc nào cũng gây biến chứng nghiêm trọng nhưng bạn vẫn cần thận trọng. Nhất là khi đang mắc bệnh lý về tim mạch, phổi, bạn lại càng phải theo dõi chặt chẽ biểu hiện của cơ thể, khám sức khỏe định kỳ tại đơn vị y tế uy tín như Chuyên khoa Tim mạch thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để chủ động đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ theo hotline tư vấn 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!