Tin tức

Bướu cổ ở trẻ em: Những điều cha mẹ nên biết để giúp con phòng ngừa hiệu quả

Ngày 04/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Bệnh bướu cổ ở trẻ em hay chính là bướu giáp đơn thuần hoặc phình giáp hạt thường gặp ở tuổi học đường, tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp cha mẹ hiểu về nguyên nhân gây nên và cách chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

1. Nguyên nhân nào gây nên bướu cổ ở trẻ em?

Bướu cổ là thường là bướu giáp nhân lành tính, là kết quả của sự thay đổi trong cấu trúc mô học. Bướu cổ ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều yếu tố:

1.1. Thiếu i-ốt

I-ốt cần thiết để sản xuất hormone thyroxine và triiodothyronine tuyến giáp. Đây là các hormone điều hòa trao đổi chất, hỗ trợ phát triển thể chất và trí não của trẻ.

Khi không được cung cấp đủ i-ốt, tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp hormone thiếu hụt. Chính điều này làm cho tuyến giáp phì đại và khiến trẻ bị bướu cổ.

I-ốt thường có trong muối i-ốt, hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, thói quen ăn uống không đủ i-ốt rất dễ khiến trẻ bị thiếu hụt chất này và tăng nguy cơ bướu cổ ở trẻ em.

Thiếu i-ốt trong chế độ ăn là nguyên nhân gây nên bướu cổ ở trẻ em

Thiếu i-ốt trong chế độ ăn là nguyên nhân gây nên bướu cổ ở trẻ em

1.2. Yếu tố di truyền

Một số gen di truyền ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, khiến tuyến này dễ bị phì đại hoặc rối loạn chức năng. Nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh tuyến giáp, nguy cơ trẻ bị bướu cổ sẽ tăng lên. 

Tuy nhiên, không phải mọi trẻ em có người thân trong gia đình mắc bệnh tuyến giáp đều bị bướu cổ.

1.3. Rối loạn hormone tuyến giáp

Rối loạn hormone tuyến giáp khiến tuyến này sản xuất không đủ hoặc sản xuất quá nhiều hormone. Bướu cổ ở trẻ em có thể hình thành khi bị:

- Suy giáp: Tuyến giáp sản xuất thiếu thyroxin nên phải tăng cường hoạt động.

- Cường giáp: Tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone nên hình thành bướu cổ.

- Tuyến giáp tự miễn: Bệnh Graves, Hashimoto là các bệnh tự miễn hình thành khi hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp gây phì đại. 

2. Các loại bướu cổ ở trẻ em và triệu chứng bệnh bướu cổ

2.1. Các loại bướu cổ ở trẻ

- Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Viêm tuyến giáp Hashimoto là tình trạng tuyến giáp sưng to thành cục ở cổ do cơ thể tự sản sinh kháng thể gây viêm mạn tính. Bệnh càng tiến tiến thì nguy cơ suy giáp càng tăng, làm giảm phát triển thể trạng và trí não của trẻ.

- Bệnh Basedow

Đây cũng là dạng bướu cổ ở trẻ em hình thành từ sự tăng sản xuất hormone tuyến giáp, gây cường giáp. Trẻ sẽ có biểu hiện: lồi mắt, tim đập nhanh và mạnh, sợ nóng, vã mồ hôi, nhanh sụt cân,...

- Bướu cổ vị thành niên

Ở độ tuổi dậy thì, do sự phát triển nhanh chóng của cơ thể, tuyến giáp sẽ tăng sản xuất hormone giáp và dễ làm tăng kích thước tuyến giáp. Tình trạng bướu cổ ở độ tuổi này không gây nên bất cứ ảnh hưởng nào, tuyến giáp sẽ tự thu nhỏ khi cơ thể đã phát triển ổn định.

- Viêm giáp do vi khuẩn, virus

Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn khiến cho tuyến giáp bị viêm và sưng.

- Nang tuyến giáp

Các nang chứa hormone giáp cấu thành nên tuyến giáp. Nếu nang này tăng kích thước bất thường thì tuyến giáp sẽ to lên, dễ sờ thấy hoặc nhìn thấy. Đây là tình trạng lành tính, không cần can thiệp.

- Bướu cổ do thiếu i-ốt

Thiếu i-ốt là nguyên nhân gây nên dạng bướu cổ này. Bướu là kết quả từ sự sản sinh hormone giáp để đáp ứng nhu cầu bù đắp hormone thiếu hụt.

- Bướu cổ do yếu tố vi lượng, do thuốc

Sử dụng nguồn nước chứa nhiều khoáng chất Mangan, Flo, Ca,... hoặc dùng thuốc chứa lithium điều trị bệnh lý tâm thần kinh khiến cho việc tổng hợp hormon tuyến giáp bị ảnh hưởng và gây nên bướu cổ. 

- Bướu cổ bẩm sinh

Nguyên nhân dẫn đến bướu cổ bẩm sinh là do mẹ dùng thuốc điều trị trong thai kỳ và thuốc này ảnh hưởng đến tuyến giáp của con, gen di truyền,... Trường hợp này, trẻ bị mất một nửa tuyến giáp nên tuyến còn lại bị phì đại.

2.2. Triệu chứng bướu cổ ở trẻ

Cha mẹ có thể quan sát các biểu hiện của con để nhận diện các triệu chứng bướu cổ ở trẻ em sau đây:

- Cổ của trẻ bị sưng to, dễ nhìn thấy, nhất là khi trẻ nuốt hoặc nghiêng đầu.

- Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn hoặc thở. 

- Mệt mỏi, uể oải triền miên, lười vận động.

- Thấp còi, chậm tăng cân, chậm phát triển trí tuệ.

Quan sát trẻ bị bướu cổ dễ phát hiện tình trạng sưng to ở cổ

Quan sát trẻ bị bướu cổ dễ phát hiện tình trạng sưng to ở cổ

3. bướu cổ ảnh hưởng thế nào đến trẻ?

Khi mắc bướu cổ, trẻ có thể chịu nhiều ảnh hưởng về sức khỏe:

- Bướu cổ lớn chèn ép thực quản và khí quản, khiến trẻ bị khó thở, khó nuốt. Nếu bướu cổ phát triển quá lớn và không được can thiệp kịp thời, có thể gây tổn thương vĩnh viễn các mô xung quanh.

- Nếu bướu cổ do cường giáp, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng như nhịp tim nhanh, mất ngủ, lo âu, sụt cân. Cường giáp không được điều trị có thể ảnh hưởng đến tim mạch và làm suy giảm chức năng của nhiều cơ quan.

4. Phương pháp giúp trẻ phòng ngừa bệnh bướu cổ

Để phòng ngừa bướu cổ ở trẻ em, cha mẹ nên: 

- Bổ sung đầy đủ i-ốt trong chế độ ăn

Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, không thể thiếu i-ốt. Để làm được điều này, cha mẹ hãy dùng muối i-ốt khi nấu ăn. Tuy nhiên, hàm lượng muối i-ốt không nên vượt quá để tránh khiến trẻ bị tăng huyết áp.

Các loại thực phẩm như cá, tôm, cua, rong biển, trứng, sữa,... là nguồn i-ốt tự nhiên tốt. Cha mẹ nên thêm các loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống của trẻ.

- Hạn chế thực phẩm gây ảnh hưởng đến tuyến giáp

Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu i-ốt của tuyến giáp nếu tiêu thụ quá mức như:

+ Bắp cải, súp lơ, cải xoăn chứa chất goitrogen, nếu ăn nhiều có thể cản trở quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp.

+ Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành nếu ăn quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp.

- Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp cha mẹ và bác sĩ theo dõi chiều cao, cân nặng và các chỉ số phát triển khác, từ đó phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bướu cổ ở trẻ em.

Khám sức khỏe đều đặn giúp trẻ phát hiện sớm nguy cơ bướu cổ ở trẻ em

Khám sức khỏe đều đặn giúp trẻ phát hiện sớm nguy cơ bướu cổ ở trẻ em

Bệnh bướu cổ ở trẻ em là vấn đề sức khỏe không nên chủ quan. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ bướu cổ như đã nói ở trên cha mẹ nên cho con đến bác sĩ kiểm tra chức năng tuyến giáp để được chẩn đoán đúng, có kế hoạch phòng ngừa hoặc điều trị sớm.

Để đặt lịch thăm khám sức khỏe cho trẻ, cha mẹ có thể liên hệ Hotline của Hệ thống Y tế MEDLATEC 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ