Tin tức
Các phương pháp xét nghiệm bướu cổ từ sớm để phòng ngừa hiệu quả
- 22/10/2021 | Phương pháp điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp
- 05/03/2022 | Bệnh nhân bướu cổ khi nào cần mổ?
- 05/09/2022 | Tổng hợp những món ăn tốt cho người bị bướu cổ
1. Bệnh bướu cổ là gì?
Bướu cổ là cách gọi dân gian còn về mặt khoa học, bệnh được gọi với tên phình giáp, phình giáp hạt đơn nhân hoặc đa nhân hay bướu giáp đơn thuần. Sở dĩ, nó có tên gọi bướu cổ bởi khi mắc bệnh, phần tuyến giáp dưới sụn giáp sẽ bị phình to lên. Điều này có thể được nhận thấy dễ dàng qua quan sát bằng mắt thường.
Bướu ở cổ hình thành là do sự thay đổi về cấu trúc mô học. Điều này không phải lúc nào cũng kéo theo hiện tượng cường giáp hay suy giáp (rối loạn chức năng tuyến giáp).
Phụ nữ có nguy cơ mắc cao gấp khoảng 10 lần nam giới
Bệnh gặp nhiều hơn ở nữ giới, theo thống kê, tỷ lệ nữ có nguy cơ mắc bệnh có thể gấp 10 lần so với nam giới. Nguyên nhân là vì ở nữ, sự thay đổi hormone diễn ra phổ biến hơn, chẳng hạn khi mang thai, sau sinh con, mãn kinh,... và điều này dẫn tới hậu quả là khả năng mắc các bệnh có liên quan tới tuyến giáp phổ biến hơn.
Tuy nhiên, rất may mắn là đa số những người mắc bệnh đều ở dạng lành tính và có thể đáp ứng tốt với việc điều trị.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Các nhà khoa học đã chỉ ra ba nguyên nhân chính có thể dẫn tới bệnh, cụ thể gồm:
Khẩu phần ăn thiếu hụt iot
Đây có thể xem là nguyên nhân thường gặp nhất, đặc biệt với các nước đang phát triển. Sở dĩ thiếu iot có thể dẫn tới bệnh bởi vì đây vốn là chất cần thiết trong việc tạo nên hormone của tuyến giáp và giúp cho chúng có thể thực hiện các chức năng bình thường.
Khi iot bị thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể, tuyến giáp sẽ phải hoạt động quá mức để, tăng sinh tế bào để tổng hợp, tăng lượng hormone. Từ đó, dẫn tới bướu cổ. Mặc dù bệnh do thiếu iot gây ra song không phải cứ bổ sung iot đầy đủ lại cho cơ thể là có thể khỏi mà cần được xét nghiệm, điều trị hợp lý.
Iot rất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp
Một số nguyên nhân khác
Khi bạn sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn lithium, amiodarone,... có thể khiến cho tuyến giáp phát triển quá mức.
Đặc biệt, đối với phụ nữ, rối loạn tự miễn là một trong những nguyên nhân dẫn tới dễ mắc bệnh hơn nam giới. Đồng thời, trong những giai đoạn nhất định của cuộc đời, nguy cơ bị bệnh có thể tăng cao. Đó là:
-
Mang thai: đặc biệt là ở ba tháng đầu bởi lúc này, hormone βhCG với hoạt tính gần giống với hormone kích thích tuyến giáp TSH tăng cao, dẫn tới nguy cơ cường giáp.
-
Sau sinh: các bệnh tự miễn thường dễ tái phát, dẫn tới viêm tuyến giáp.
-
Mãn kinh: Theo nghiên cứu, có tới 50% phụ nữ có nhân giáp bị thiếu iot có thể bị bướu cổ.
3. Dấu hiệu bệnh
Có thể nói, bệnh thường khá dễ dàng để nhận biết bằng mắt thường hoặc có thể dùng tay sờ thấy khi xuất hiện một khối u to tại vùng dưới cổ. Lúc này, nó sẽ dẫn tới cảm giác cổ họng bị chặn, khó nuốt, khó thở.
Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp bướu nhỏ, chỉ phát hiện được qua khám bệnh hoặc xét nghiệm bướu cổ. Trường hợp bệnh gây ảnh hưởng tới tuyến giáp, người mắc có thể còn xuất hiện các dấu hiệu như:
-
Với cường giáp: Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, nhịp tim bị rối loạn, thường thấy hồi hộp, căng thẳng, đánh trống ngực, khó ngủ, yếu cơ, tay chân run rẩy,...
-
Với suy giáp: Táo bón, đau cơ, mệt mỏi, tăng cân bất thường, đau cơ khớp, nhịp tim chậm, kinh nguyệt trở nên nhiều hơn bình thường,...
4. Có thể xét nghiệm bướu cổ bằng những phương pháp nào?
Việc xét nghiệm bướu cổ để chẩn đoán bệnh có thể được thực hiện qua một số phương pháp như:
Xét nghiệm máu
Là dạng thường gặp bởi thông qua hoạt cách này, có thể chẩn đoán tình trạng bệnh với việc đánh giá sự gia tăng của một số loại hormone tuyến giáp như: TSH, FT4, FT3, T3, T4. Đồng thời, một số loại kháng thể liên quan tới bệnh tự miễn, chẳng hạn anti TPO hoặc anti Tg cũng có thể được đánh giá.
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra nhiều thông số liên quan tới tuyến giáp
Siêu âm
Đây cũng là cách để xét nghiệm bướu cổ bởi có thể quan sát, đánh giá hình dạng, vị trí cũng như kích thước của nó. Đây cũng là phương pháp không xâm lấn, có thể được thực hiện một cách hiệu quả và dễ dàng.
Sinh thiết
Được thực hiện khi bác sĩ phát hiện bất thường, đặc biệt là trường hợp nghi ngờ ung thư.
Xạ hình tuyến giáp
Là phương pháp mới, không xâm lấn, không chỉ giúp đánh giá được chức năng của tuyến giáp mà còn thấy được những bất thường về mặt cấu trúc, chẩn đoán ung thư ngay từ sớm.
5. Nữ giới bị bướu cổ có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không?
Bướu cổ cũng là một dạng biểu hiện không bình thường của chức năng tuyến giáp. Khi tuyến này hoạt động không bình thường, có thể gây ra các hậu quả như:
-
Khiến cho các bé gái dậy thì sớm, xuất hiện các hiện tượng như: vô kinh, rối loạn chu kỳ, lượng máu ra không đều,...
-
Gây tác động xấu, ngăn cản sự rụng trứng hoặc tiết sữa. Đặc biệt, theo nghiên cứu, ở những đối tượng nữ giới suy giảm chức năng tuyến giáp, nguy cơ u nang cao hơn bình thường.
-
Khi đang mang thai, rối loạn chức năng tuyến giáp có thể khiến thai nhi bị sinh non, chết lưu hoặc xuất huyết sau sinh,...
Việc phòng bệnh có thể được thực hiện trước hết và đơn giản nhất ở chế độ ăn uống bổ sung thêm lượng iot, đặc biệt trong các thực phẩm: muối iot, sữa, cá,... Cùng với đó, để có thể phát hiện sớm bệnh, bạn cần đi khám sức khỏe, kiểm tra, đánh giá chức năng tuyến giáp định kỳ.
Khi có nhu cầu được khám, đánh giá, kiểm tra chức năng tuyến giáp hoặc thực hiện các xét nghiệm bướu cổ, bạn có thể đến các chi nhánh phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà.
Lựa chọn MEDLATEC là lựa chọn chất lượng
Chất lượng dịch vụ của MEDLATEC được tạo nên từ nguồn nhân sự với đội ngũ chuyên gia y tế giàu thâm niên, tay nghề cao, cùng với cơ sở vật chất hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP của Hoa Kỳ,... qua đó cung cấp đa dạng các dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Khi có nhu cầu làm xét nghiệm bướu cổ tại MEDLATEC, quý khách hãy gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!