Tin tức
Dấu hiệu suy thận ở trẻ em cha mẹ nên ghi nhớ
- 23/06/2024 | Nhận biết sớm hội chứng kém hấp thu ở trẻ em để giúp bé phát triển tốt
- 31/03/2024 | Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em có nguy hiểm không?
- 03/12/2024 | Thủng màng nhĩ ở trẻ em có lành được không? Cha mẹ cần lưu ý gì?
1. Nguyên nhân nào gây nên suy thận ở trẻ?
Suy thận là tình trạng thận không thể lọc và loại bỏ chất độc, không đảm bảo duy trì cân bằng nước và các chất điện giải trong cơ thể. Ở trẻ em, suy thận có thể do bẩm sinh hoặc phát triển từ một số bệnh lý khác:
- Bẩm sinh: Dị dạng đường tiết niệu, teo hoặc thiểu sản thận bẩm sinh.
- Bệnh lý cầu thận.
- Bệnh thận di truyền: Bệnh thận IgA, hội chứng Alport, bệnh thận đa nang,...
- Không rõ nguyên nhân.
Suy thận ở trẻ em có thể do bất thường cấu trúc thận bẩm sinh
2. Nhận biết dấu hiệu suy thận ở trẻ em
Dấu hiệu suy thận ở trẻ em dễ bị bỏ qua vì nhầm lẫn với các vấn đề khác của sức khỏe. Tuy nhiên, cha mẹ nên ghi nhớ để không bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo sau:
2.1. Dấu hiệu về hệ tiết niệu
Chức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiết niệu của trẻ. Vì thế, dấu hiệu về hệ tiết niệu thường là những dấu hiệu thận yếu ở trẻ em:
- Tiểu ít hoặc không tiểu
Do thận hoạt động không hiệu quả làm giảm lượng nước tiểu bài tiết. Trẻ có thể đi tiểu ít lần trong ngày hoặc mỗi lần tiểu lượng nước tiểu rất ít. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý tã hoặc bỉm của trẻ để theo dõi lượng nước tiểu.
- Nước tiểu có màu bất thường
Suy thận có thể làm cho nước tiểu của trẻ có màu đục, sẫm màu (màu nâu hoặc vàng đậm) hoặc thậm chí kèm theo máu.
- Đau khi đi tiểu
Trẻ bị suy thận có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu khi đi tiểu, thể hiện bằng việc trẻ khóc, kêu đau khi đi vệ sinh. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu đi kèm với suy thận.
2.2. Dấu hiệu về hệ tiêu hóa
Khi chức năng thận suy giảm, khả năng lọc và đào thải độc tố không còn, chúng tích tụ trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế, suy thận ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa:- Buồn nôn, nôn
Đây là kết quả của việc cơ thể bị nhiễm độc do chất độc không được loại bỏ ra khỏi cơ thể. Trẻ có thể có dấu hiệu buồn nôn ngay cả khi không ăn uống gì hoặc ăn rất ít nhưng vẫn bị nôn.
- Chán ăn
Do chức năng thận suy yếu nên nhiều trẻ không còn hứng thú với thức ăn, chán ăn hoặc ăn rất ít. Kéo dài tình trạng này dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến thể chất và sự phát triển của trẻ.
- Đau bụng
Độc tố ở trong cơ thể lâu ngày không được loại bỏ sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu ở bụng, đau bụng âm ỉ, nhất là vùng bụng dưới.
Đau bụng dưới âm ỉ có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị suy thận
2.3. Dấu hiệu về sự thay đổi ngoại hình
Suy thận thường gây ra những thay đổi rõ ràng về ngoại hình của trẻ, thường gặp nhất là tình trạng phù nề do thận không thể loại bỏ lượng nước dư thừa và chất độc ra khỏi cơ thể.
- Phù
Đây là suy thận ở trẻ em rất đặc trưng. Trẻ có thể bị phù mặt, nhất là vùng quanh mắt, sưng tay chân hoặc bụng. Phù nề mắt khiến trẻ trông mệt mỏi và khuôn mặt sưng hơn so với bình thường.
- Sụt cân hoặc tăng cân bất thường
Trẻ có thể sụt cân nhanh chóng do chán ăn hoặc tăng cân đột ngột do giữ nước trong cơ thể. Những thay đổi về cân nặng không rõ nguyên nhân là dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đi khám sớm.
2.4. Dấu hiệu toàn thân
Suy thận gây ra những ảnh hưởng sâu rộng đến toàn cơ thể và gây nên các dấu hiệu:
- Mệt mỏi, yếu ớt
Khi thận không hoạt động tốt, chất độc tích tụ, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, yếu ớt. Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, từ chối tham gia hoạt động hoặc không có đủ năng lượng vui chơi, sinh hoạt thường ngày. Dấu hiệu này có thể dễ nhầm lẫn với sự mệt mỏi thông thường nhưng nếu kéo dài, cha mẹ nên chú ý và kiểm tra.
- Da xanh xao
Thận suy yếu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu, gây thiếu máu. Trẻ suy thận thường có da nhợt nhạt, xanh xao, môi tái nhợt, đôi khi có dấu hiệu chóng mặt.
- Ngứa da
Một số trường hợp suy thận ở trẻ em là ngứa trên da do sự tích tụ của độc tố.
3. Cách xử trí khi nhận thấy dấu hiệu suy thận ở trẻ em
Các suy thận thường không đặc hiệu và có thể lồng ghép nhiều bệnh. Vì thế, cha mẹ hãy:
3.1. Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế
Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu suy thận ở trẻ em nào được nói đến ở trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và xác định chính xác tình trạng bệnh.
Khi nghi ngờ dấu hiệu suy thận ở trẻ em cha mẹ nên cho con thăm khám bác sĩ Nhi khoa
3.2. Điều chỉnh dinh dưỡng
Muối có thể làm tăng tình trạng phù nề và tăng áp lực lên thận của trẻ. Vì thế, trẻ suy thận cần được giảm muối trong thực phẩm hàng ngày. Bên cạnh đó, trong thực đơn hàng ngày của trẻ, cha mẹ cần bổ sung trái cây tươi và các loại rau xanh. Nguồn vitamin và khoáng chất tự nhiên này rất tốt cho quá trình hồi phục của trẻ.
Trẻ cần giảm ăn thực phẩm giàu chất béo và protein để không tăng thêm áp lực cho thận, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
3.3. Duy trì uống đủ nước
Uống đủ nước giúp thận lọc bỏ chất thải hiệu quả hơn. Tuy nhiên, lượng nước cho trẻ uống cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ và thực hiện đúng để không tạo thêm áp lực cho thận.
3.4. Tuân thủ chỉ định điều trị suy thận từ bác sĩ
Đối với các trường hợp suy thận nặng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn như lọc máu, ghép thận. Phụ huynh cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo tình trạng bệnh của trẻ được kiểm soát hiệu quả.
Dấu hiệu suy thận ở trẻ em được nhận biết sớm sẽ giúp trẻ được bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Khi đó, trẻ được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời, giảm thiểu những tổn thương không thể phục hồi của thận.
Để đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Nhi - Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!