Tin tức

Sảy thai sinh hóa là gì? Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa

Ngày 11/04/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Sảy thai sinh hóa là một thuật ngữ có lẽ còn xa lạ với nhiều người, nhưng lại là một trải nghiệm không hiếm gặp trong giai đoạn đầu thai kỳ. Đây là tình trạng thai ngừng phát triển rất sớm, thậm chí trước khi có thể nhìn thấy túi thai trên siêu âm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sảy thai sinh hóa, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa để chuẩn bị tốt hơn cho những lần mang thai tiếp theo.

1. Sảy thai sinh hóa là gì?

Sảy thai sinh hóa (hay thai sinh hóa) là tình trạng thai bị sảy rất sớm, thường xảy ra trước tuần thứ 5 của thai kỳ, khi chưa thể quan sát thấy túi thai trên siêu âm. Hiện tượng này thường được phát hiện khi xét nghiệm máu cho thấy nồng độ hormone hCG (Human Chorionic Gonadotropin) tăng lên rồi lại giảm xuống nhanh chóng mà không có dấu hiệu phát triển của thai khi siêu âm.

Sảy thai sinh hóa diễn ra sớm, nhiều trường hợp còn không biết mình đã mang thai

Sảy thai sinh hóa diễn ra sớm, nhiều trường hợp còn không biết mình đã mang thai

Sảy thai sinh hóa thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ và đa số phụ nữ vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh sau đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, cần được thăm khám và tìm ra nguyên nhân và có phương án xử lý kịp thời. 

Về mặt tâm lý, Sảy thai dù ở giai đoạn sớm vẫn có thể gây ra những tổn thương nhất định cho cả người mẹ và gia đình. Sự quan tâm, chia sẻ từ những người thân yêu là vô cùng quan trọng để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này và chuẩn bị cho những lần mang thai tiếp theo.

2. Nguyên nhân gây sảy thai sinh hóa

Cho đến hiện nay, nguyên nhân chính gây nên tình trạng thai sinh hóa vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố được cho là nguyên nhân chính như:

  • Phôi thai không có cấu tạo hoàn hảo, sự kết hợp không tốt giữa các gen hoặc bị thiếu một vài gen nào đó: Điều này dẫn đến tình trạng phôi thai không thể phát triển, bị thoái hóa và cuối cùng tự hủy. Những trường hợp này nếu em bé được sinh ra thì khả năng bị dị tật rất cao. 
  • Do tử cung gặp vấn đề: Lớp niêm mạc tử cung mỏng, không thuận lợi cho sự làm tổ của phôi thai, hoặc sự hiện diện của polyp, u xơ tử cung, sẹo mổ cũ ở vị trí phôi bám cũng có thể gây sảy thai.

Một số vấn đề ở lớp niêm mạc tử cung cũng là nguyên nhân dẫn đến sảy thai sinh hóa

Một số vấn đề ở lớp niêm mạc tử cung cũng là nguyên nhân dẫn đến sảy thai sinh hóa

  • Rối loạn nội tiết tố: Mẹ cũng dễ bị thai sinh hóa nếu cơ thể thiếu hoặc thừa hormone như progesterone, estrogen,... 
  • Một số bệnh lý: Bị sảy thai do mẹ bị mắc các bệnh nhiễm trùng khi mang thai như: Rubella, CMV, toxoplasma,... Một số bệnh lý khác ở người mẹ cũng làm tăng nguy cơ bị thai sinh hóa như tiểu đường, bệnh tuyến giáp,... 
  • Do mắc hội chứng Antiphospholipid: Gây ra tình trạng đông máu bất thường, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác như: mẹ nhiều tuổi, mẹ sử dụng các chất kích thích,... có những trường hợp không có nguyên nhân.

3. Dấu hiệu nhận biết sảy thai sinh hóa

Nhiều trường hợp thực tế cho thấy, sảy thai sinh hóa gần như không có biểu hiện nào quá rõ ràng. Nhưng tình trạng này sẽ vẫn có một số dấu hiệu như sau:

  • Bị xuất huyết âm đạo bất thường: Nếu đang không trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng vùng âm đạo lại bị chảy máu thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị sảy thai sinh hóa. Lượng máu do sảy thai có thể giống hoặc nhiều hơn so với kỳ kinh nguyệt, đi kèm với cảm giác đau bụng kéo dài. 
  • Không có những biểu hiện đặc trưng của mang thai: Nhiều trường hợp thai sinh hóa diễn ra quá sớm khi các dấu hiệu mang thai chưa có nên người mẹ không kịp phát hiện mình đã mang thai. 
  • Xét nghiệm hCG dương tính nhưng bị tụt giảm nhanh: Chỉ số hCG lần đầu là dương tính nhưng lại có chiều hướng sụt nhanh trong vài ngày sau. 
  • Không nhìn thấy hình ảnh túi thai khi siêu âm: Nguyên nhân là vì phôi thai đã dừng phát triển từ khá sớm nên khi siêu âm không nhìn thấy được túi thai. 

4. Xử lý thai sinh hóa như thế nào?

Đa số các trường hợp sảy thai sinh hóa, không cần phải can thiệp y tế. Điều quan trọng nhất là theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của người phụ nữ và theo dõi nồng độ hCG đảm bảo rằng nồng độ hormone beta-hCG (hormone thai kỳ) giảm dần về mức bình thường.

Thai sinh hóa tự đào thải ra ngoài, các biện pháp y tế không thể can thiệp

Thai sinh hóa tự đào thải ra ngoài, các biện pháp y tế không thể can thiệp

Mặc dù thai sinh hóa không có tác động quá lớn đến sức khỏe của người mẹ nhưng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, đặc biệt là những người đang mong con. Tuy nhiên, mẹ bầu và gia đình không cần quá lo lắng vì những trường hợp bị thai sinh hóa rất ít để lại biến chứng. Việc cần làm lúc này là người mẹ phải chăm sóc sức khỏe và tâm lý của mình thật tốt để chuẩn bị cho những lần mang thai sau này. 

5. Các biện pháp phòng ngừa thai sinh hóa

Như đã nói ở trên, tình trạng sảy thai sinh hóa có những trường hợp không có nguyên nhân cụ thể nên rất khó để đảm bảo, phòng ngừa nguy cơ ở lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế nguy cơ này bằng một số biện pháp sau đây:

  • Nên giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là trong thai kỳ và đảm bảo ăn uống đủ dưỡng chất, thời gian nghỉ ngơi hợp lý để phòng những ảnh hưởng không tốt về tâm lý và sức khỏe. 
  • Mẹ không nên sử dụng các chất kích thích trước hoặc trong quá trình mang thai.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Hạn chế quan hệ tình dục khi có thai.
  • Trước lần mang thai tiếp theo, mẹ nên kiểm tra sức khỏe toàn diện để kịp thời phát hiện các bệnh lý, nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến thai nhi và điều trị triệt để. 
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nếu có dự định mang thai tiếp theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Nếu bạn bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc các bệnh lý phụ khoa khác, cần được điều trị ổn định trước lần mang thai tiếp theo. 
  • Khi có các dấu hiệu mang thai như bị trễ kinh, que thử thai dương tính thì nên đi khám thai sớm để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh và kịp thời can thiệp y tế nếu có vấn đề xảy ra. 
  • Khi mang thai, người mẹ cần tránh các hoạt động thể chất mạnh và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. 

Thăm khám thường xuyên, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng thai sinh hóa

Thăm khám thường xuyên, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng thai sinh hóa

Sảy thai sinh hóa thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của người phụ nữ nên bạn không nên quá lo lắng. Để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên có kế hoạch từ sớm và thăm khám bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ chi tiết. 

Từ khoá: sinh hóa Sảy thai

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ