Tin tức

“Bỏ túi” ngay mẹo chữa áp xe vú an toàn, hiệu quả

Ngày 14/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Áp xe vú là tình trạng nhiễm trùng phổ biến, có nguy cơ tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Chị em hãy “bỏ túi” ngay mẹo chữa áp xe vú an toàn, hiệu quả ngay tại nhà được cung cấp trong bài viết dưới đây.

1. Áp xe vú và các biến chứng thường gặp

Áp xee vú là tình trạng sưng viêm và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra, thường gặp ở phụ nữ nhất là trong giai đoạn sau sinh và đang cho con bú. Đây là bệnh lý tuyến vú nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sau: 

Mất chức năng tiết sữa

Trong trường hợp ổ áp xe lớn, tự vỡ, gây hoại tử có thể gây mất khả năng tiết sữa.

Áp xe vú có thể làm mất chức năng tiết sữa

Áp xe vú có thể làm mất chức năng tiết sữa 

Tình trạng nhiễm trùng lan rộng

Nhiễm trùng từ ổ áp xe vú có thể thông qua mạch máu lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết, hoại tử các chi, suy thận,... cực kỳ nguy hiểm.

Viêm xơ tuyến vú mạn tính

Các ổ áp xe nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ dẫn tới viêm xơ vú mạn tính Biến chứng này ảnh hưởng tới thẩm mỹ và các chức năng của tuyến vú, nghiêm trọng hơn là tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến ung thư vú.

Hoại tử tuyến vú

Biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là hoại tử tuyến vú. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như là tụt huyết áp, cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, vú sưng to, phù nề, vùng da phía trên ổ áp xe xuất hiện các mảng vàng nhạt hoặc tím đen do hoại tử.

2. Mẹo chữa áp xe vú tại nhà 

Như đã thông tin ở trên, áp xe vú là tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là gây tử vong. 

Việc điều trị tình trạng áp xe vú được chỉ định dựa trên cơ sở giai đoạn bệnh, mức độ nặng hoặc nhẹ của tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh các kỹ thuật can thiệp y khoa, mẹo chữa áp xe vú tại nhà cũng được người bệnh quan tâm và hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị, cụ thể như sau: 

Nghỉ ngơi và hạn chế cho con bú

Chế độ nghỉ ngơi phù hợp và không cho con bú ở vùng bị ảnh hưởng là điều quan trọng đầu tiên trong quá trình điều trị tại nhà chị em cần lưu ý. Sử dụng máy vắt sữa để giảm khả năng tiếp xúc của bé với ổ áp xe, vì sữa mẹ có thể bị nhiễm mủ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, hãy giữ tâm trạng thoải mái tránh gây căng thẳng không cần thiết cho cơ thể. 

Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu

Một số biện pháp trị liệu giúp giảm các triệu chứng của áp xe vú có thể thực hiện bao gồm:

  • Chườm ấm: Biện pháp hữu ích giúp giảm đau và hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu chị em có thể ứng dụng đó là sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm ấm lên vùng vú bị viêm nhiễm. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp chườm ấm ít nhất 3 lần một ngày; 

Chườm nóng là biện pháp hiệu quả giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm tình trạng áp xe vú

Chườm nóng là biện pháp hiệu quả giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm tình trạng áp xe vú 

  • Massage nhẹ nhàng: Thực hiện động tác massage nhẹ nhàng vùng ngực cũng có thể giúp giảm đau và khó chịu.

Sử dụng thuốc

Song song với việc áp dụng các mẹo chữa áp xe vú tại nhà kể trên, người bệnh có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc, cụ thể:  

  • Thuốc kháng sinh: kháng sinh có thể được sử dụng để giảm viêm và chống nhiễm trùng, tham khảo ý kiến bác sĩ để có đơn thuốc và liều lượng phù hợp;

 Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định trong điều trị áp xe vú

kháng sinh có thể được chỉ định trong điều trị áp xe vú 

  • Thuốc giảm đau: Nếu bị đau nhức sâu bên trong tuyến vú quá mạnh, thuốc giảm đau không kê đơn hoặc được kê đơn có thể giúp người bệnh giảm đau. Lưu ý bệnh nhân phải luôn tuân theo khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa trong việc sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn, tránh những biến chứng không mong muốn.

3. Lưu ý khi chăm sóc và điều trị áp xe vú tại nhà

Khi chăm sóc và điều trị áp xe vú tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Không điều trị bằng các phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng;
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc vùng áp xe;

Lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ trong quá trình điều trị và theo dõi tình trạng áp xe vú

Lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ trong quá trình điều trị và theo dõi tình trạng áp xe vú 

  • Không tự ý chích hoặc nặn mủ từ ổ áp xe, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn;
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ hệ miễn dịch;
  • Giữ cơ thể đủ nước giúp hỗ trợ quá trình phục hồi;
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý giảm bớt các hoạt động nặng nhọc, kiểm soát căng thẳng và ngủ đủ giấc;
  • Sử dụng áo ngực làm bằng chất liệu mềm mại, chọn kích cỡ phù hợp để tránh tạo áp lực quá lớn lên ngực;
  • Không cho con bú ở vú bị tổn thương;
  • Theo dõi các triệu chứng, nếu thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ ngay với bác sĩ. 

Đồng hành cùng chị em phụ nữ trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, Hệ thống Y tế MEDLATEC đáp ứng dịch vụ chẩn đoán, điều trị, theo dõi các bệnh lý về vú vú nói riêng và bệnh lý đa chuyên khoa nói chung. Sở hữu năng lực chuyên môn vượt trội cùng hệ thống trang thiết bị tân tiến, hiện đại, MEDLATEC tự hào là địa chỉ thăm khám, chăm sóc sức khỏe uy tín được chị em tin tưởng lựa chọn. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về mẹo chữa áp xe vú hoặc có nhu cầu thăm khám, kiểm tra sức khỏe, chị em hãy liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ y bác sĩ MEDLATEC tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ