Tin tức

Bụng bầu bị va đập có sao không và một số lưu ý quan trọng

Ngày 25/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Ngoài chế độ ăn uống, mẹ bầu cũng rất quan tâm đến chế độ sinh hoạt. Trong đó, những tình huống va đập vào bụng bầu luôn khiến chị em hoang mang và lo lắng. Vậy bụng bầu bị va đập có sao không, liệu có gây sảy thai không và cần lưu ý những gì?

1. Chuyên gia giải đáp: Bụng bầu bị va đập có sao không?

Với thắc mắc “bụng bầu bị va đập có sao không”, các chuyên gia giải đáp như sau: 

- Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, thai còn nhỏ và gần như các mẹ bầu sẽ không lộ rõ sự thay đổi kích thước của vòng bụng. Chính vì thế, việc tiếp xúc hoặc có một chút va chạm ở bụng bầu trong giai đoạn này sẽ thường không gây nguy hiểm, trừ trường hợp mẹ bầu gặp phải tai nạn hay những chấn thương nghiêm trọng. Chính vì thế, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Tốt nhất hãy sinh hoạt bình thường, làm những việc nhẹ nhàng một cách thoải mái nhất. 

Nhiều chị em lo lắng khi bị va đập vào bụng bầu

Nhiều chị em lo lắng khi bị va đập vào bụng bầu

- Sở dĩ, chị em có thể yên tâm trong giai đoạn này vì thai nhi có thể được bảo vệ tốt bởi những yếu tố sau: 

+ Tử cung: Cơ quan này của chị em có thể co giãn và bảo vệ thai nhi an toàn trong quá trình mẹ làm việc và sinh hoạt nhẹ nhàng. 

+ Nước ối trong tử cung: Vai trò của nước ối là giúp thai nhi tránh bị tác động trực tiếp bởi ngoại lực, vì thế nó được coi như một bộ phận giảm xóc và bảo vệ em bé khi còn đang trong bụng mẹ. 

+ Tăng cân: Khi mẹ bầu tăng cân, lớp mỡ ở bụng của mẹ sẽ dày lên và cũng được tính là một lớp bảo vệ, mang lại sự an toàn cho thai nhi. 

Những tháng cuối của thai kỳ, chị em nên nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh va đập vào bụng bầu

Những tháng cuối của thai kỳ, chị em nên nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh va đập vào bụng bầu

- Đến giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, khi bụng bầu ngày càng to lên, mẹ bầu càng cần phải cẩn trọng. Ở những giai đoạn này, thai nhi ngày càng to lên và chiếm trọn không gian của tử cung người mẹ. Theo các chuyên gia, thời gian này, mẹ nên tránh tối đa với mọi va chạm để giảm thiểu nguy cơ sinh non. 

2. Một số hướng dẫn để tránh va chạm khi đang mang thai

Trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu nên cẩn trọng với những tình huống sau để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi: 

- Chăm sóc trẻ em: Trong quá trình chăm sóc và chơi đùa với con, mẹ nên cẩn thận để tránh tình huống trẻ va chạm vào bụng, nhất là những trẻ trên 18kg. Mẹ hãy nói chuyện với bé để bé hiểu và hãy hướng dẫn bé cách ôm mẹ nhẹ nhàng. 

Mẹ bầu cần lưu ý khi chăm sóc con trong quá trình mang thai

Mẹ bầu cần lưu ý khi chăm sóc con trong quá trình mang thai

- Làm việc nhà: Trong thời kỳ mang thai, khả năng giữ thăng bằng và khả năng tập trung của mẹ bầu thường kém hơn. Do đó, nếu không cẩn thận, mẹ bầu rất dễ bị té ngã trong sinh hoạt hoặc khi đang làm một số việc nhà. Vì thế, mẹ bầu chỉ nên làm những việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe. Với một số va chạm nhỏ, không gây đau và khó chịu thì cũng không đáng lo ngại. 

- Khi lái xe: Dù lái xe ô tô hay xe máy, mẹ bầu đều có nguy cơ bị va chạm bụng bầu, nhất là với những trường hợp đang ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Chị em có thể bị va chạm bụng bầu khi phanh gấp trong lúc đang lái xe. Đây là một tình huống rất nguy hiểm mà mẹ bầu cần được đưa ngay đến viện để các bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời. 

- Các tư thế trong “chuyện ấy”: Trong quá trình mang thai, nếu sức khỏe của chị em ổn định thì việc quan hệ là hoàn toàn có thể. Mẹ bầu chỉ cần lưu ý lựa chọn những tư thế phù hợp, đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, với những trường hợp có tiền sử sảy thai, sinh non, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, mang đa thai,… thì cần lưu ý về vấn đề này. 

- Tập thể dục khi mang thai: Trong quá trình mang thai, chị em cần được nghỉ ngơi hợp lý nhưng vẫn cần vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi mẹ bầu tập thể dục: 

+ Nếu sử dụng máy chạy bộ: Nên đứng ở vị trí giữa băng chạy để tránh tình huống bụng bầu va chạm vào bảng điều khiển. 

+ Tập tạ: Nên kiểm tra sức khỏe trước khi tập. Nên hạn chế khối lượng tạ. Để an toàn hơn, mẹ có thể nhờ đến các huấn luyện viên trong quá trình tập luyện. 

+ Yoga: Đây là một bộ môn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và giúp mẹ bầu ổn định tâm lý, thư giãn và thoải mái hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lựa chọn những động tác phù hợp để tránh những hậu quả không đáng có. 

3. Những tình huống va chạm bụng bầu nguy hiểm mà mẹ bầu cần đi khám sớm

Ngoài những tình huống không đáng lo ngại, có một số tình huống nguy hiểm mà nếu gặp phải, mẹ bầu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra sớm: 

- Các trường hợp bị tai nạn giao thông: Dù là tai nạn nghiêm trọng hay chỉ là va chạm nhỏ, mẹ bầu cũng cần được kiểm tra, chăm sóc và hỗ trợ kịp thời. 

- Các trường hợp bị té, ngã: Đây là những tình huống gây ra những tác động mạnh đến thai nhi. Vì thế, mẹ bầu nên được đưa đi khám sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc. 

Bị va đập bụng bầu khi lái xe rất nguy hiểm

Bị va đập bụng bầu khi lái xe rất nguy hiểm

- Mẹ bầu bị tấn công có chủ đích: Nếu bị tấn công vào bụng bởi những đối tượng xấu hoặc vì bạo lực gia đình, mẹ bầu cần tìm đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để được đưa đến bệnh viện nhanh chóng. 

- Bên cạnh đó, nếu sau khi va chạm vào bụng bầu mà xảy ra những dấu hiệu sau đây, chị em cũng nên đi khám sớm: 

+ Xuất huyết âm đạo. 

+ Co thắt tử cung thường xuyên dù đang nghỉ ngơi. 

+ Thai nhi cử động ít hơn bình thường. 

+ Với những trường hợp va chạm mạnh cũng cần phải tái khám và theo dõi theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Trên đây là lời giải đáp của chuyên gia về thắc mắc “bụng bầu bị va đập có sao không”. Nếu còn thắc mắc về một số vấn đề sức khỏe trong quá trình chăm sóc thai kỳ hoặc có nhu cầu khám thai, chị em có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn. 

Từ khoá: sẩy thai đa thai

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ