Tin tức

Nứt hậu môn sau khi sinh ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe phụ nữ?

Ngày 22/11/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nứt hậu môn sau khi sinh con là hiện tượng niêm mạc hậu môn của phụ nữ bị nứt hoặc rách. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây những tác động tiêu cực đến tâm lý của các bà mẹ. Vì thế, khi có những triệu chứng bệnh, chị em không nên chủ quan mà cần đi khám và điều trị bệnh sớm để có nhiều sức khỏe và chăm sóc con yêu một cách tốt nhất. 

1. Những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị nứt hậu môn sau khi sinh

Tình trạng nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh khá phổ biến. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh:

- Do táo bón kéo dài: Phụ nữ mang thai thường gặp bị táo bón do thay đổi chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, thay đổi nội tiết tố. Khi bị táo bón, phân thường khô và cứng khiến cho việc đi đại tiện của các bà mẹ gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp phải rặn khi đi đại tiện. 

Táo bón kéo dài gây nứt kẽ hậu môn

Táo bón kéo dài gây nứt kẽ hậu môn

Thói quen này kéo dài thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng tăng áp lực ổ bụng - trực tràng và khiến cho bệnh nhân bị co thắt đột ngột, từ đó rất dễ khiến làm tổn thương niêm mạc hậu môn. Cuối cùng sẽ khiến cho niêm mạc hậu môn xuất hiện những vết nứt, có thể gây chảy máu hậu môn khi chị em đi đại tiện. 

- Bên cạnh đó, trong thời gian thai kỳ, trọng lượng ổ bụng của chị em tăng lên cũng gây ra những áp lực cho vùng xương chậu và làm tăng nguy nứt hậu môn sau sinh. 

Một số biểu hiện nhận biết tình trạng nứt hậu môn sau khi sinh là: 

- Phụ nữ cảm thấy nóng rát và đau nhức vùng trong của hậu môn. 

- Khi đi đại tiện, cơn đau tăng dần và đôi khi bệnh nhân còn thấy vùng hậu môn có hiện tượng chảy máu. 

- Khi bị bệnh, tình trạng hậu môn của bệnh nhân luôn ẩm ướt kèm theo mùi hôi, khó chịu, nghiêm trọng hơn vết nứt ở kẽ hậu môn còn bị sưng tấy và có hiện tượng chảy dịch vàng. 

- Bệnh nhân có hiện tượng tiểu rắt hoặc bị tiểu.

Tuy nhiên, những biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn sau sinh gần giống với bệnh trĩ, khiến cho rất nhiều người nhầm lẫn. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn, nếu thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường kể trên, bạn không được chủ quan mà nên đi khám sớm để bác sĩ giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. 

2. Nứt hậu môn sau sinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nếu để kéo dài, nứt hậu môn sau sinh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bà mẹ và đồng thời còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ đang trong thời kỳ bú mẹ. Cụ thể như sau: 

- Bệnh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người bệnh: Khi bị nứt kẽ hậu môn, chị em sẽ gặp phải nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến rất nhiều đến tâm lý. Những triệu chứng đau rát, ngứa, khó chịu, thậm chí là đại tiện ra máu,… khiến chị em luôn cảm thấy chán nản, bất an, căng thẳng, mệt mỏi, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống. 

Nứt hậu môn gây ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ

Nứt hậu môn gây ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ

- Gây mất máu và thiếu máu: Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh sẽ có nguy cơ bị chảy máu khi đại tiện. Những vết nứt, vết thương hở càng lớn thì lượng máu chảy sẽ càng nhiều. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chứng thiếu máu và gây ra một số triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt, da bệnh nhân xanh xao, nhiều trường hợp còn bị tụt huyết áp và ngất xỉu,…

- Bệnh sẽ rất khó điều trị khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính: Thông thường, khi khắc phục được tình trạng táo bón thì bệnh nứt hậu môn sau sinh sẽ được cải thiện, vết nứt có thể tự lành sau vài tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh kéo dài từ 8 tuần trở lên, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì sẽ rất khó để điều trị bệnh. 

- Nhiễm trùng hậu môn: Khi xuất hiện những vết nứt thì hậu môn của bệnh nhân rất dễ bị chảy dịch, chảy máu và thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt. Trong khi đó, hậu môn lại có chứa rất nhiều vi khuẩn. Vì thế khi các khuẩn có hại tấn công vào vết nứt thì sẽ có nguy cơ gây nhiễm trùng. Thậm chí một số trường hợp nguy hiểm hơn khi vi khuẩn xâm nhập và di chuyển ngược dòng để tấn công đường ruột, trực tràng, thận,…

- Nhiễm trùng máu: Những khuẩn bệnh tấn công vào các vết nứt, xâm nhập vào tĩnh mạch sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

- Hoại tử hậu môn: Tình trạng nứt hậu môn sau sinh cũng có thể gây ra những ổ áp xe chứa mủ và dần dần những ổ này lớn hơn, rồi vỡ ra có thể gây nhiễm trùng và gây hoại tử hậu môn. 

- Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Phụ nữ sau sinh gặp phải căn bệnh này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Người mẹ thường xuyên lo lắng thì sẽ không thể chăm sóc con yêu một cách tốt nhất. Chính vì thế, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, nhất là những trường hợp đang bú mẹ. 

3. Những phương pháp điều trị bệnh nứt hậu môn sau sinh

Dưới đây là những phương pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả: 

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và hợp lý

Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để phòng ngừa bệnh

Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để phòng ngừa bệnh

Các bà mẹ sau sinh bị nứt kẽ hậu môn nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để có thể hạn chế tình trạng táo bón:

+ Nên uống nhiều nước để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn và giúp phân mềm hơn. 

+ Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Đặc biệt nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như khoai lang, rau mồng tơi, bí đỏ,…

+ Nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như gan, thịt bò, gạo lứt,… để tránh tình trạng thiếu máu. 

+ Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối ấm, khi vệ sinh xong nên lau bằng giấy hoặc khăn mềm để tránh làm tổn thương hậu môn. 

+ Luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ, không nên hình thành thói quen rặn khi đi đại tiện. 

+ Vận động thường xuyên để giảm áp lực lên các cơ cũng như dây thần kinh hậu môn. 

Điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Điều trị bằng thuốc

Các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Thông thường, mục đích của các loại thuốc là tăng cường máu đến niêm mạc hậu môn để giúp các vết thương nhanh lành, thuốc làm mềm phân, thuốc kháng sinh để giảm viêm, nhiễm trùng,… Bệnh nhân không tự ý mua thuốc điều trị để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. 

Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật được áp dụng với những bệnh nhân ở mức độ nghiêm trọng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nứt hậu môn sau sinh, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.