Tin tức

10 bài tập thể dục cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả

Ngày 02/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đối với bất kỳ một người phụ nữ nào, sinh con luôn là một trong những thách thức lớn khiến họ lo lắng. Do đó, việc tập luyện những bài tập thể dục cho bà bầu là điều rất cần thiết, tác động tố đến sức khỏe và giúp việc sinh đẻ được diễn ra thuận lợi hơn. Bài viết hôm nay sẽ tóm lược những thông tin cần thiết về các bài tập thể dục cho bà bầu để giúp bạn “mẹ tròn con vuông”.

1. Những bài tập thể dục cho bà bầu hiệu quả

1.1. Đi bộ và cải thiện hơi thở

Trong quá tình mẹ bầu đi bộ, tuần hoàn máu được gia tăng và bên cạnh đó, tim và phổi cũng được tăng cường hoạt động theo chiều hướng tích cực. Việc đi bộ còn giúp thai phụ có thể cải thiện được hơi thở, có lợi cho quá trình sinh thường. 

Các bài tập thể dục cho bà bầu giúp cải thiện sức khỏe thai nhi

Các bài tập thể dục cho bà bầu giúp cải thiện sức khỏe thai nhi

1.2. Yoga nhẹ

Thực tế, yoga là môn tập phù hợp với mọi đối tượng, bao gồm cả bà bầu. Trong quá trình mang thai, việc tập yoga rất có ích cho sản phụ, góp phần cải thiện cả đời sống thể chất và tinh thần của thai nhi. Những bài tập yoga nhẹ đặc trưng cho những mẹ bầu đã được rất nhiều chuyên gia y tế khuyến khích tập luyện.

Bên cạnh đó, những bài tập nhỏ xen kẽ như tập hít thở đúng cách, khởi động nhẹ tay chân, căng cơ, lườn, massage thư giãn,... cũng rất có ích cho thai kỳ, có lợi cho quá trình chuyển dạ và sinh con.

2. Những tác dụng tích cực đến thai nhi khi mẹ bầu tập thể dục đều đặn

Thể dục luôn là một liều thuốc tự thân vô cùng quý giá, có khả năng đánh bại và đẩy lùi nhiều bệnh tật. Ngay cả khi bạn không trong thời kỳ mang thai, thể dục cũng đã góp phần rất nhiều trong quá trình cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Do đó, nếu bạn đang mang thai và thực hiện những bài tập thể dục cho bà bầu thường xuyên thì càng tốt. Thể dục mang đến những lợi ích cực kỳ khả quan cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

Tập luyện mỗi ngày là liều thuốc thần kỳ cho mẹ bầu

Tập luyện mỗi ngày là liều thuốc thần kỳ cho mẹ bầu

Như đã biết, do ảnh hưởng của quá trình thay đổi nội tiết tố, việc mang thai sẽ khiến cho sản phụ gặp không ít vấn đề thể chất khó chịu. Nhiều sản phụ gặp phải tình trạng tê chân tay, táo bón kéo dài, đau lưng, đau đầu, đầy bụng,... Nếu không có những biện pháp cải thiện kịp thời thì sức khỏe rất dễ bị ảnh hưởng hậu kỳ sinh sản.

Do đó, những bài tập thể dục trên có khả năng cải thiện và ngăn ngừa những bệnh lý, triệu chứng mệt mỏi do mang thai, giảm đau đầu, đau lưng và khiến cơ thể có đủ kháng thể phòng bệnh. Việc tập những bài tập thể dục cho bà bầu còn có thể cải thiện được quá trình tuần hoàn máu. Máu huyết lưu thông tốt hơn là điều kiện để phòng tránh những biểu hiện tay chân tê dại. Bên cạnh đó, lợi ích tuyệt vời nhất của việc tập thể dục chính là khiến cho quá trình sinh nở không còn quá ác mộng!

Những bài tập thể dục tốt cho bà bầu

Những bài tập thể dục tốt cho bà bầu

3. Những lưu ý khi sản phụ tập thể dục

Bên cạnh những lợi ích xác đáng của việc tập những bài tập thể dục cho bà bầu thì cũng tồn tại những vấn đề mà sản phụ cần lưu ý để tránh tác động tiêu cực đến thai nhi. Một trong số những điều mà mẹ bầu cần lưu ý đó là:

3.1. Thời điểm tập thể dục cho bà bầu tốt nhất

Thông thường, thời điểm thực hiện những bài tập thể dục cho bà bầu tốt nhất là khi thai nhi đủ 20 tuần tuổi trở lên. Trong khoảng thời gian này, thai nhi đã hoàn thành chu trình phát triển cơ bản của mình, đủ khỏe mạnh để cùng mẹ bầu thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng bình thường. Bên cạnh đó, tập thể dục trong thời gian này thì sản phụ cũng sẽ phòng tránh được nhiều di chứng sau sinh, giảm thiểu rủi ro tiền sản giật.

Thực chất, sản phụ khi vừa nhận được kết quả mang thai cũng có thể thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga. Tuy nhiên, để chắc chắn về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân và em bé, những mẹ bầu nên tham khảo sự chỉ định có căn cứ khoa học của bác sĩ. Nên nhớ rằng trong thời gian 3 tháng đầu chính là thời gian mà thai nhi dễ bị tổn thương nhất. Do đó, điểm này các mẹ bầu cần lưu ý để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Tập luyện từ 15 - 30 phút mỗi ngày rất có lợi cho quá trình sinh đẻ

Tập luyện từ 15 - 30 phút mỗi ngày rất có lợi cho quá trình sinh đẻ

3.2. Địa điểm tập thể dục phù hợp

Để có thể thực hiện những bài tập thể dục cho bà bầu, các sản phụ nên chọn những địa điểm phù hợp để đạt được những kết quả tốt nhất. Bất kể những địa điểm phẳng lặng, yên bình (ở nhà hoặc phòng tập) không quá náo nhiệt đều có thể trở thành nơi luyện tập thích hợp. Tuy nhiên, thời gian đầu mẹ bầu nên cần có những sự hướng dẫn cụ thể từ huấn luyện viên chuyên nghiệp để quá trình tập luyện an toàn nhất!

Bí quyết cho điều này là những mẹ bầu nên tích cực tham gia vào những phòng tập dành cho mẹ bầu. Tại đây, việc tập bài tập thể dục cho bà bầu sẽ không trở thành nỗi lo lắng. Những mẹ bầu đã có kinh nghiệm khi trải qua giai đoạn này sẽ giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn.

3.3. Cường độ tập luyện thích hợp

Đối với những bài tập thể dục cho bà bầu mà chúng tôi đã kể trên, các mẹ bầu đều có thể thực hiện hàng ngày. Trong đó, mỗi buổi tập luyện có thể kéo dài từ 15 - 30 phút. Trong trường hợp các mẹ bầu không thể duy trì được tiến độ tập luyện này thì có thể thực hiện 3 lần/tuần để đảm bảo an toàn. 

Trong quá trình tập luyện, mẹ bầu có thể thực hiện những động tác massage xen kẽ để thai nhi thêm năng động. Bên cạnh đó, việc này cũng có thể tác động tích cực hơn đến trạng thái tinh thần và cảm xúc của thai nhi, khiến tình cảm mẫu tử càng thêm gắn kết. Quá trình tập luyện này nếu như có kết hợp với thiền điều chỉnh hơi thở và tinh thần cũng là một liều thuốc miễn phí cực phẩm. 

Tuy nhiên, khi tập những động tác mạnh, không phù hợp với bản thân, mẹ bầu không nên quá khiên cưỡng thực hiện vì nó có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng của thai nhi. Việc thực hiện điều chỉnh hơi thở cũng nên được áp dụng một cách nhẹ nhàng, không gượng ép hít quá sâu, quá mạnh, hoặc nín thở. 

Đi đôi với việc tập luyện, mẹ bầu cần đảm bảo khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Đi đôi với việc tập luyện, mẹ bầu cần đảm bảo khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

3.4. Những động tác cần tránh

Các mẹ bầu nên tránh tập những động tác có liên quan đến gập bụng hoặc những động tác phức tạp vì nó có thể tạo áp lực lớn lên thai nhi, khiến cho quá trình tập luyện phản tác dụng. Bên cạnh đó, những động tác vặn hông sâu cũng gây tác động rất mạng đến tử cung và thai nhi. Những động tác như lăn vòng, đầu cúi xuống sàn nhà, đứng lên ngồi xuống cường độ cao cũng rất nguy hiểm.

Nếu cần tư vấn thêm về bài tập thể dục cho bà bầu và những lưu ý cần thiết, Quý khách có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi điện đến hotline 1900 56 56 56. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.