Tin tức

10 “tuyệt chiêu” để phòng ngừa ung thư

Ngày 12/11/2014
Ban biên tập
Nên bắt đầu có chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập hợp lý, là việc làm thông minh giúp bạn phòng chống ung thư. Dưới đây là 10 tuyệt chiêu được PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh - Chuyên gia dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ cùng bạn.

1. Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng hợp lý là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giảm thiểu nguy cơ ung thư.

Duy trì
cân nặng hợp lý cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác, nó không chỉ hạn chế khả năng phát triển ung thư mà còn hạn chế các bệnh mãn tính khác như bệnh tiểu đường type 2 và
bệnh tim mạch.

2. Hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, hạn chế thói quen ít vận động

Hoạt động thể lực cũng giúp cho bạn tránh tăng cân và ngăn ngừa ung thư. Hoạt động thường xuyên có thể giúp cho cơ thể của bạn giữ nồng độ hormone khỏe mạnh.

Hoạt động thể lực dưới mọi hình thức giúp giảm nguy cơ ung thư. Bạn nên tăng cường các hoạt động thể lực như đi bộ nhanh và trở thành thành thói quen hàng ngày, hạn chế thói quen ít vận động như xem truyền hình, ngồi lỳ bên máy tính.

Hoạt động thể lực cũng có thể
giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, cho phép bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm và chất dinh dưỡng để ngăn ngừa ung thư, lại không tăng cân.

Bạn nên
bắt đầu bằng hướng tới các hoạt động thể lực 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động mạnh và 60 phút cho các hoạt động vừa phải.

 3. Tránh các đồ uống có đường, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều năng lượng, nhiều chất béo, ít chất xơ

thể là khó khăn để kiểm soát bạn đang tiêu thụ bao nhiêu năng lượng. Nếu bạn ăn các loại thực phẩm nhiều năng lượng thì chỉ cần ăn một lượng nhỏ sẽ cung cấp rất nhiều calorie. Bạn nên ăn các thực phẩm ít năng lượng để có thể ăn nhiều thức ăn hơn nhưng lại cung cấp ít calorie. Các loại rau, trái cây và đậu được xếp vào lại thực phẩm ít năng lượng. Do vậy, chế độ ăn của bạn nên tăng cường các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật.

4. Hạn chế đồ uống có đường và tăng cân

 Nếu bạn thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường sẽ dễ bị tăng cân. Đồ uống có đường bao gồm nước giải khát và uống nước trái cây. Nước ép trái cây tự nhiên có chứa rất nhiều đường. Bạn nên cố gắng hạn chế những đồ uống này hoặc tốt nhất là không uống nhiều hơn một ly một ngày.

5.
Ăn nhiều các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu

Rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức, bánh mỳ toàn phần) và các loại đậu ... có chứa chất xơ và dinh dưỡng cần thiết, làm giảm nguy cơ ung thư. Rau và hoa quả có thể bảo vệ chống lại các bệnh ung thư tại miệng, họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, phổi, tuyến tụy và tuyến tiền liệt. c loại rau và trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch bảo vệ chống lại bệnh ung thư. cũng là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa, phytochemical ... giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi bị ung thư.

6. Hạn chế ăn
các loại thực phẩm chế biến sẵn



Những thực phẩm chế biến sẵn gồm giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt nướng, quay trực tiếp trên lửa. Các nhà khoa học cảnh cáo rằng: tiêu thụ nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ bị bệnh gút, bệnh ung thư đại trực tràng.

Thịt chế biến sẵn như hun khói, ướp muối, thường có thêm các chất bảo quản trong quá trình chế biến, một số loại có thể gây nguy cơ ung thư.

+
Thịt quay, nướng trực tiếp trên lửa, than hồng có mùi thơm của thịt, mỡ bị cháy... đó là các chất vòng thơm, là những chất gây ung thư đường tiêu hóa.

7. Hạn chế đồ uống có cồn

 Để phòng ngừa ung thư, bạn không nên uống rượu. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ một lượng rượu khiêm tốn có thể có tác dụng bảo vệ bệnh tim, mạch vành. Nếu bạn uống rượu, hãy hạn chế tiêu thụ không nhiều hơn hai ly một ngày với đàn ông và một ly một ngày với phụ nữ.

Nếu bạn tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn, có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản và vú, cũng như ung thư đại trực tràng ở nam giới.

Đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng
, cũng như ung thư gan ở phụ nữ.

8. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm mặn, thực phẩm ướp muối

 Tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây hại cho sức khỏe của bạn, lượng muối cao có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày cũng như cao huyết áp.

 Vì vậy, bạn nên xem kỹ nhãn mác sản phẩm về hàm lượng natri, nhất là các sản phẩm đóng hộp, như súp, nước sốt và các loại thịt chế biến sẵn.

Dưa, cà muối, tương, kimchi ... chứa nhiều muối. Trong quá trình lên men không đúng kỹ thuật, có thể lẫn một số loại nấm mốc, vi khuẩn, sinh ra những độc tố có hại gây ung thư đường tiêu hóa.  

9. Không lạm dụng các thuốc bổ sung hàng ngày

- Để giảm nguy cơ ung thư, bạn nên chọn một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thức ăn hơn là uống bổ sung các chế phẩm từ bên ngoài. Bổ sung liều cao một số chất dinh dưỡng có thể phá gây mất cân bằng các chất dinh dưỡng trong cơ thể, làm tăng nguy cơ gây một số loại ung thư.

Bạn nên có sự tư vấn của các bác sỹ,
chuyên gia dinh dưỡng khi cần uống bổ sung các chất dinh dưỡng. Một số chất dinh dưỡng được khuyến khích bổ sung trong các trường hợp sau:

- Bổ sung acid folic cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, từ trước khi thai và đến tuần thứ mười hai của thai kỳ. Bổ sung sắt cho phụ nữ có thai giúp phòng chống thiếu máu.

- Bổ sung vitamin D cho phụ nữ mang thai, cho con bú và có thể bổ sung sắt nếu nồng độ sắt trong máu là rất thấp.

- Bổ sung vitamin A, C và D cho trẻ em từ sáu tháng đến 12 tháng tuổi.

- Bổ sung viên đa vi chất (giàu vitamin và chất khoáng) cho người già yếu, người có nhu cầu calorie thấp.

- Bổ sung vitamin D cho người cao tuổi, những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn thiếu đa dạng, ít thực phẩm giàu calci-vitamin D (thịt, cá, chế phẩm của sữa...).

10. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Cho con bú sữa mẹ giúp cho mẹ tránh được bệnh ung thư vú, đồng thời giúp trẻ có miễn dịch tốt phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, trẻ không tăng cân quá mức có thể dẫn đến việc thừa cân và béo phì khi trưởng thành. Vì người mắc bệnh thừa cân và béo phì có nguy cơ ung thư cao hơn người bình thường.

Hơn 20 năm hình thành và phát triển, hội tụ được trên 600 cán bộ là giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ giàu kinh nghiệm và sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có uy tín trong việc cung cấp các dịch vụ như:

- Khám các chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Chuyên khoa lẻ,…

- Xét nghiệm: Huyết học, Hóa sinh - Miễn dịch (các loại hormone, các loại marker ung thư,…), Giải phẫu bệnh (mô mềm, mô xương, tế bào âm đạo, tế bào học,…), Sinh học phân tử (HBV, HCB, HPV, lậu, chlamydia,…).

-  Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng: Chụp CT, siêu âm 3D, 4D, chụp X quang kỹ thuật số, nội soi dạ dày,…

- Dịch vụ y tế tiện ích:

+  Lấy mẫu xét nghiệm tận nơi;

+  Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cá nhân và tập thể;

+ Khám bảo hiểm y tế cho mọi đối tượng;

+ Bác sĩ gia đình.

Và để giải tỏa những lo lắng, băn khoăn của người dân về chế độ dinh dưỡng hợp lý, từ ngày 21/8/2016, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Chương trình Khám, Tư vấn Dinh dưỡng do PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh - nguyên Chuyên gia Dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam đến làm việc vào chủ nhật hàng tuần. Theo đó, nếu có nhu cầu khi đến Bệnh viện MEDLATEC, khách hàng sẽ được chuyên gia tư vấn, giải đáp mọi thông tin về chế độ dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi, bệnh lý, nghề nghiệp,…

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.