Tin tức

12 dây thần kinh sọ: cấu tạo và những bệnh lý thường gặp

Ngày 08/02/2023
Trong cơ thể con người, xuất phát từ não có 12 đôi dây thần kinh với những nhiệm vụ riêng. Sự tổn thương của một trong những dây này có thể dẫn tới các loại bệnh khác nhau. Tìm hiểu về cấu tạo và những bệnh lý thường gặp của 12 dây thần kinh sọ có thể giúp chúng ta phòng tránh để bảo vệ sức khỏe bản thân.

1. 12 dây thần kinh sọ nằm ở vị trí nào?

Cơ thể con người bao gồm hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, trong đó, 12 dây thần kinh sọ thuộc hệ thần kinh ngoại biên.

Các dây thần kinh sọ điều khiển, chi phối nhiều bộ phận, cơ quan khác nhau

Các dây thần kinh sọ điều khiển, chi phối nhiều bộ phận, cơ quan khác nhau

Chúng có vị trí xuất phát từ não, kéo dài và đi tới, chi phối nhiều bộ phận khác nhau. 12 đôi dây thần kinh này được chia ra theo ba loại gồm: dây thần kinh hỗn hợp, cảm giác và vận động. Cụ thể là:

  • Dây thần kinh khứu giác (I).

  • Dây thần kinh thị giác (II).

  • Dây thần kinh vận nhãn (III).

  • Dây thần kinh ròng rọc (IV).

  • Dây thần kinh sinh ba (V).

  • Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI).

  • Dây thần kinh mặt (VII).

  • Dây thần kinh tiền đình- ốc tai (VIII).

  • Dây thần kinh thiệt hầu (IX).

  • Dây thần kinh lang thang (X).

  • Dây thần kinh phụ (XI).

  • Dây thần kinh hạ thiệt (XII).

2. Cấu tạo và chức năng của 12 dây thần kinh sọ

Cấu tạo của một dây thần kinh sọ bao gồm các bộ phận:

  • Nhân trung ương có hai chức năng là: nguyên ủy thật của nhánh vận động, tận cùng của nhánh cảm giác.

  • Nguyên ủy hư: là chỗ dây thần kinh đi ra khỏi bề mặt não bộ.

  • Hạch ngoại biên (có ở các dây thần kinh tiền đình - ốc tai và các nhánh của loại dây thần kinh hỗn hợp): là nguyên thủy thật của cảm giác, là nơi các nhân của tế bào cảm giác tập trung.

  • Dây thần kinh khứu giác (I) và dây thần kinh thị giác (II): không có hạch ngoại biên.

Các dây thần kinh này đảm nhận một số chức năng cơ bản như sau:

  • Với dây dây thần kinh khứu giác (I): chúng có nhiệm vụ nhận và phân biệt, các mùi khi con người thực hiện hoạt động ngửi.

  • Dây thần kinh thị giác (II): dẫn truyền các cảm giác, hình ảnh và ánh sáng của đồ vật tới não.

  • Dây thần kinh vận nhãn (III): thông qua việc điều khiển hoạt động của cơ mặt, chúng khiến cho nhãn cầu được đưa vào trong và lên xuống. Điều này khiến cho mí mắt có thể được thực hiện các cử động nhắm, mở.

  • Dây thần kinh ròng rọc (IV): điều khiển các cử động của mắt theo hướng ra ngoài, xuống dưới.

  • Dây thần kinh sinh ba (V): thực hiện các nhiệm vụ bao gồm: điều khiển cơ nhai, chi phối tới sự hình thành của nước mắt, nước bọt, đồng thời truyền dẫn cảm giác đau tại vùng mặt, xúc giác của hành động sờ nắn tới não bộ.

  • Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): điều khiển giúp cho nhãn cầu có thể liếc ra ngoài.

  • Dây thần kinh mặt (VII): điều khiển và chi phối các vận động trên khu vực khuôn mặt, chẳng hạn như: đóng mi mắt, các trạng thái khóc, cười, vui buồn của gương mặt, mang lại cảm giác về mùi vị cũng như điều khiển tuyến nước bọt, nước mắt.

  • Dây thần kinh tiền đình- ốc tai (VIII): thực hiện hai nhiệm vụ là giúp cho con người có thể nghe thấy âm thanh và tạo sự thăng bằng, giữ cho cơ thể vững về tư thế.

  • Dây thần kinh thiệt hầu (IX): điều khiển hoạt động của cơ vùng hầu và phần 1/3 sau lưỡi.

  • Dây thần kinh lang thang (X): điều khiển và chi phối sự vận động hoặc cảm giác ở ổ bụng, ngực (gồm các cơ quan thuộc hệ sinh dục, tiết niệu, tiêu hóa, tim, phổi).

  • Dây thần kinh phụ (XI): điều khiển hoạt động của một số cơ quan như: ức đòn chũm, cơ than, thanh quản,...

  • Dây thần kinh hạ thiệt (XII): điều khiển những vận động của cơ lưỡi.

3. Nguyên nhân và một số biểu hiện thường gặp khi bị tổn thương 12 dây thần kinh sọ

Khi 12 dây thần kinh sọ bị tổn thương, có thể do một số nguyên nhân với các biểu hiện cụ thể như sau:

Dây thần kinh I

Nguyên nhân tổn thương có thể do một số bệnh như: viêm màng não mủ, u, lao,... cũng có thể do chấn thương.

Triệu chứng được ghi nhận là: Khứu giác bị suy giảm hoặc mất chức năng, cũng có thể luôn cảm thấy ảo giác về các mùi hôi thối hoặc hắc khó gặp trong tự nhiên.

Dây thần kinh II

Nguyên nhân gây ra có thể là do bệnh lý như động kinh, thiếu máu não hoặc bởi môi trường quang học bị tổn thương.

Triệu chứng: thị lực bị suy giảm, có thể là mất hoàn toàn.

Tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn tới suy giảm thị lực

Tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn tới suy giảm thị lực

Dây thần kinh III

Với nguyên nhân phổ biến là do những chấn thương tại sọ não như: viêm màng não, chấn thương nền sọ hay chảy máu cuống não, khiến cho mắt lác theo hướng ra bên ngoài.

Dây thần kinh IV

Có thể do những nguyên nhân như dây số 3, cũng có thể còn do bệnh về răng miệng, zona hoặc đái tháo đường, khiến cho đồng tử bị rối loạn, lác trong,...

Dây thần kinh V

Nguyên nhân gây ra giống như dây số 3 và 4, khiến cho đau, mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi, viêm giác mạc,... Nghiêm trọng hơn, có thể khiến khớp thái dương - hàm bị hẹp, co cứng và liệt cơ nhai,...

Dây thần kinh VI

Là nguyên nhân gây ra các hội chứng Moebius hoặc Foix, khiến lồi mắt, liệt bẩm sinh ở các dây VI và VII.

Dây thần kinh VII

Với nguyên nhân do các bệnh ở não như: tai biến, u, viêm màng não hoặc viêm đa dây thần kinh, có thể khiến cho cơ mặt bị liệt một nửa hoặc 1/4 phía dưới.

Cơ mặt bị liệt là hiện tượng thường gặp liên quan tới tổn thương dây thần kinh

Cơ mặt bị liệt là hiện tượng thường gặp liên quan tới tổn thương dây thần kinh

Dây thần kinh VIII

Sự chèn ép của khối u, chấn thương hoặc viêm thận mạn, xơ vữa động mạch,... đều có thể là nguyên nhân gây chóng mặt đột ngột, tiền đình, thính lực giảm hoặc điếc hoàn toàn,...

Dây thần kinh IX

Nếu bị liệt, thường là xảy ra kèm triệu chứng tại các dây khác với các triệu chứng có thể gặp như: nước bọt trở nên quánh, cảm giác khô miệng, vùng họng bị đau nhói hoặc từng cơn nặng.

Dây thần kinh X

Có thể bị tổn thương trong quá trình thực hiện các phẫu thuật ở vùng ngực hoặc cổ, khiến cho người bệnh bị nói giọng khàn hoặc thường xuyên sặc, nghẹn thức ăn.

Dây thần kinh XI

Nếu có hiện tượng liệt, thường là cả ba dây: IX, X, XI với biểu hiện đặc trưng là co, giật, teo cơ ức đòn chũm khiến vẹo cổ hoặc không thể quay đầu.

Dây thần kinh XII

Việc xương nền sọ bị vỡ hoặc màng não bị viêm có thể dẫn tới tổn thương tại đây, gây hiện tượng liệt lưỡi.

Có thể nói tổn thương 12 dây thần kinh sọ có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người.

Sức khỏe, tính mạng của con người có thể bị đe dọa bởi tổn thương dây thần kinh

Sức khỏe, tính mạng của con người có thể bị đe dọa bởi tổn thương dây thần kinh

Khi có nhu cầu được khám cũng như điều trị các bệnh liên quan tới 12 dây thần kinh sọ, quý khách có thể tới Chuyên khoa Thần kinh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám trực tiếp hoặc gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ