Tin tức
3 cách cải thiện tình trạng đau đầu do nội tiết tố rất hiệu quả
- 17/03/2021 | Điểm danh ngay các bệnh nội tiết thường gặp nhất hiện nay
- 27/11/2020 | Phát hiện u màng não vì biểu hiện đau đầu 1 năm
- 21/09/2020 | Đau đầu sau gáy: biểu hiện, đối tượng dễ mắc và 1 số thông tin liên quan
1. Nguyên nhân gây đau đầu do nội tiết tố
Khác với nam giới, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ không ổn định do cơ thể phải điều tiết tăng - giảm theo từng giai đoạn đặc biệt của cơ thể. Bên cạnh đó, phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai tác động đến hormone hay liệu pháp thay thế hormone để điều trị cũng có thể dẫn đến các rối loạn do thay đổi nội tiết tố.
Đau đầu do nội tiết tố khá thường gặp ở phụ nữ
Đau đầu là một trong những tình trạng do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ gây ra, cụ thể là estrogen. Nguyên nhân do Estrogen tham gia và kiểm soát một số quá trình xảy ra ở não, sự thiếu hụt hoặc tăng quá mức chất này sẽ ảnh hưởng đến cảm giác đau.
Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ gây đau đầu thường do các nguyên nhân sau:
Thai kỳ
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người mẹ có rất nhiều biến đổi, đặc biệt là trong thời gian đầu. Suốt 3 tháng thai kỳ đầu tiên, nồng độ estrogen ban đầu tăng nhanh, sau đó giảm dần nhanh chóng ảnh hưởng và dễ gây rối loạn cảm giác đau. Điều này khiến phụ nữ mang thai dễ bị đau nửa đầu trong 3 tháng thai kỳ đầu, sau đó sẽ được cải thiện giảm dần ở sau 3 tháng đầu thai kỳ và có thể mất hoàn toàn sau khi sinh.
Phụ nữ mang thai dễ bị đau đầu trong 3 tháng thai kỳ đầu
Phụ nữ mang thai lại hạn chế trong việc sử dụng thuốc giảm đau hay điều hòa nội tiết tố, do đó cần ưu tiên biện pháp nghỉ ngơi, chăm sóc giảm triệu chứng đau hơn. Nếu đau đầu do nội tiết tố nghiêm trọng, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn song cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Chu kỳ kinh nguyệt
Có đến 60% phụ nữ bị đau nửa đầu do nội tiết tố gặp phải liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Trước chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen và progesterone trong máu giảm nhanh để lớp niêm mạc tử cung bong ra, đây chính là sự thay đổi gây ra tình trạng đau đầu.
Mãn kinh và tiền mãn kinh
Đau đầu ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh rất phổ biến, nhất là ở những người có sức khỏe thần kinh không tốt. Đa phần chứng đau đầu xuất hiện nhiều hơn ở thời kỳ tiền mãn kinh, sau đó sẽ cải thiện khi đến tuổi mãn kinh. Song với một số người, chứng đau đầu do sự thay đổi nội tiết tố này ngày càng trở nên nghiêm trọng, khi đó sẽ cần can thiệp bằng liệu pháp thay thế hormone.
Sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai hàng ngày có tác dụng duy trì nồng độ hormone estrogen ở mức đều đặn trong 3 tuần đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên đến tuần cuối, khi không còn dùng thuốc hoặc thuốc tránh thai không bổ sung nội tiết tố nữ, nồng độ hormone sẽ giảm mạnh. Một trong những vấn đề sức khỏe gây ra là tình trạng đau đầu.
Dùng thuốc tránh thai có thể gây đau đầu do thay đổi nội tiết tố
Trong trường hợp này, đa phần tình trạng đau đầu sẽ được cải thiện nếu dùng thuốc tránh thai chứa hàm lượng estrogen thấp hoặc chỉ chứa progestin.
Liệu pháp thay thế hormone
Liệu pháp này giúp người phụ nữ ổn định hormone sinh dục do vấn đề bệnh lý hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Nếu áp dụng liệu pháp này đúng cách, bổ sung hợp lý thì không những không gây vấn đề sức khỏe gì mà còn cải thiện được tình trạng đau đầu.
Song bổ sung estrogen đột ngột sẽ khiến chứng đau đầu trở nên nghiêm trọng, nặng nề hơn. Đa phần sẽ được cải thiện khi cơ thể quen với việc bổ sung hormone này hoặc khi nồng độ estrogen trong máu ổn định.
2. Làm gì để cải thiện chứng đau đầu do nội tiết tố
Đau đầu do nội tiết tố không phải là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và thường sẽ được cải thiện sau một thời gian khi hormone cơ thể cân bằng lại. Tuy nhiên, cơn đau kéo dài có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người phụ nữ, khi đó bạn có thể áp dụng các biện pháp cải thiện sau:
2.1. Cải thiện đau đầu do nội tiết tố bằng biện pháp chăm sóc
Những biện pháp đơn giản sau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, giảm cảm giác đau nhức đầu:
-
Uống nhiều nước hơn.
-
Massage nhẹ vùng đầu giúp thư giãn, giảm đau.
-
Nghỉ ngơi, nên nằm nghỉ tại không gian yên tĩnh, thoáng mát, không có ánh sáng.
-
Dùng túi nước đá hoặc vải lạnh chườm lên đầu để tạo cảm giác dễ chịu, giảm đau.
-
Hít thở sâu kết hợp với ccs bài tập thư giãn.
Massage có thể giúp giảm tình trạng đau đầu
Các biện pháp này đều có tác dụng làm thư giãn một số cơ và thần kinh liên quan, vì thế có tác dụng giảm đau đầu mà không gây vấn đề sức khỏe gì. Ngoài ra, căng thẳng cũng là yếu tố thúc đẩy khiến đau đầu do nội tiết tố trở nên nghiêm trọng hơn, hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.
Khi đau đầu nghiêm trọng, phụ nữ có thể tìm đến một số phương pháp điều trị hỗ trợ giảm đau như: châm cứu, massage, xoa bóp.
2.2. Điều trị bằng thuốc
Với cơn đau đầu cấp tính do nội tiết tố thay đổi, có thể giảm mức độ đau bằng thuốc chống viêm không Steroid không kê đơn như Ibuprofen. Nếu tình trạng đau đầu này xảy ra thường xuyên, ngoài dùng thuốc khắc phục triệu chứng thì cần áp dụng liệu pháp phòng ngừa tích cực.
Các loại thuốc này có tác dụng giảm ảnh hưởng cơ và thần kinh do thay đổi nội tiết tố, từ đó cải thiện tình trạng đau đầu, bao gồm:
-
Thuốc chẹn Canxi.
-
Thuốc chống co giật.
-
Thuốc chẹn Beta.
-
Thuốc chống trầm cảm.
2.3. Điều trị bằng liệu pháp hormone
Chỉ khi các biện pháp chăm sóc và điều trị hỗ trợ bằng thuốc trên không đạt hiệu quả tốt, bác sĩ mới xem xét chỉ định liệu pháp hormone để bổ sung estrogen. Thuốc bổ sung Estrogen có thể ở dạng bột gói hoặc dạng viên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định liều dùng và loại thuốc phù hợp.
Bổ sung estrogen có thể cải thiện tình trạng đau đầu
Đau đầu do nội tiết tố là tình trạng khá thường gặp và thường không nguy hiểm khi phụ nữ trải qua những giai đoạn đặc biệt khiến nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi thất thường. Khi áp dụng các biện pháp cải thiện trên, triệu chứng đau đầu của bạn sẽ được cải thiện. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!