Tin tức

8 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trẻ con khóc đêm

Ngày 24/05/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Chăm con trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời là không hề đơn giản, đặc biệt với những ông bố bà mẹ chưa có kinh nghiệm. Đặc biệt, tình trạng trẻ con khóc đêm khá thường gặp, khiến không ít ông bố bà mẹ mất ngủ và lo lắng. Nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm khá đa dạng, cha mẹ cần nắm rõ để chăm sóc trẻ tốt hơn.

1. Nguyên nhân khiến trẻ con khóc đêm

Thực tế tình trạng khóc đêm thường xuyên, kéo dài là rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Theo thời gian khi trẻ lớn lên, tần suất và thời gian của những cơn khóc đêm này sẽ dần giảm đi cho đến khi biến mất hoàn toàn.

trẻ con khóc đêm

Trẻ sơ sinh thường hay khóc đêm

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ con khóc đêm, phổ biến như:

1.1. Trẻ đói bụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có kích thước dạ dày khá nhỏ, vì thế trẻ dễ dàng bú hoặc ăn no nhưng sau thời gian ngắn sẽ lại đói. Vì thế mà cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều lần, đều đặn trong ngày, nhất là trẻ sơ sinh sẽ bú mẹ thường xuyên.

Trong một đêm dài, chắc chắn trẻ sơ sinh sẽ thường xuyên đói bụng, trẻ chưa thể biểu đạt tình trạng của mình nên chỉ có thể gào khóc. Mẹ có thể nhận biết trẻ khóc cho đói bằng các dấu hiệu như: trẻ tém môi, trẻ đưa tay vào miệng,… Cách khắc phục cũng rất đơn giản, đảm bảo con bạn được no bụng, trẻ sẽ ngừng khóc và nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh khóc đêm có thể do đói

Trẻ sơ sinh khóc đêm có thể do đói

1.2. Trẻ phản ứng với tã bẩn

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa có khả năng hoặc khả năng kiểm soát tiểu tiện còn kém, vì thế sau thời gian ngắn kể cả khi trẻ ngủ tã có thể bẩn ướt. Tùy từng trẻ mà phản ứng với tình trạng này khác nhau, nhiều trẻ ngay khi tã bẩn sẽ khóc mếu ngay lập tức, thể hiện rằng cha mẹ cần thay tã cho trẻ.

Nếu do nguyên nhân này, cha mẹ chỉ cần thay tã và vệ sinh cho trẻ, khi không còn khó chịu, trẻ sẽ ngừng khóc và nhanh chóng ngủ trở lại.

1.3. Trẻ khóc đêm do khó chịu hoặc cơn đau nào đó

Nếu trẻ chơi đùa quá nhiều vào ban ngày, buổi đêm có thể bị mệt mỏi nên có thể quấy khóc. Tình trạng này thường không nguy hiểm, cha mẹ chỉ cần vỗ về, giúp trẻ giảm bớt cảm giác mệt mỏi, khó chịu sẽ ngừng khóc.

Tuy nhiên cần cẩn thận bởi trẻ khóc đêm kéo dài có thể là dấu hiệu của cơn đau bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Nên kiểm tra các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ như: trẻ bị rối loạn tiêu hóa, trẻ bị ngứa, dị ứng da, trẻ đầy hơi chướng bụng,…

Đôi khi, tình trạng khó chịu xảy ra do sử dụng thuốc điều trị, hãy trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp và xem xét dùng thuốc thay thế nếu cần thiết.

1.4. Trẻ khóc đêm do lo sợ

Bóng tối hay những giấc mơ đôi khi có thể là nỗi sợ lớn lao của nhiều trẻ, vì thế mà tỉnh giấc giữa đêm thường khiến trẻ gào khóc. Lúc này, con bạn cần sự động viên, an ủi, vỗ về của cha mẹ để thấy yên tâm hơn. Khi tinh thần của trẻ được xoa dịu, giấc ngủ sẽ sớm quay trở lại và cha mẹ cũng có thể yên tâm.

Lạnh có thể là nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm

Lạnh có thể là nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm

1.5. Trẻ khóc đêm do thay đổi môi trường sống (lạnh, nóng, địa điểm)

Cơ thể trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khá nhạy cảm với nhiệt độ, đặc biệt là gió lạnh hay nhiệt độ thấp. Vì thế không gian nghỉ ngơi cho trẻ nhỏ cần được lưu ý là phòng kín, không bị gió lùa lạnh, sử dụng đèn sưởi hoặc các đèn cho ánh sáng ấm để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

1.6. Trẻ khóc đêm do bắt đầu mọc răng

Mọc răng là giai đoạn vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ, là dấu mốc trưởng thành đáng nhớ. Tuy nhiên, quá trình mọc răng này gây ra không ít khó chịu, đặc biệt là tình trạng đau nướu xảy ra cả ở ban đêm, thậm chí khiến trẻ khó ngủ, tỉnh giấc và khóc đêm.

Mọc răng cũng thường khiến trẻ cau có, bứt rứt khó chịu, kén ăn uống nên cha mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu này. Nước sưng đỏ do mọc răng khôn cần được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, gây đau đớn nghiêm trọng hơn cho trẻ.

Cha mẹ nên vỗ về giúp trẻ yên tâm và ngừng khóc

Cha mẹ nên vỗ về giúp trẻ yên tâm và ngừng khóc

1.7. Nguyên nhân khác

Nếu những nguyên nhân thường gặp trên không phải gây ra tình trạng trẻ con khóc đêm, hãy kiểm tra một số nguyên nhân ít gặp khác như: côn trùng đốt, côn trùng chui vào tai trẻ, trẻ bị giun kim, thiếu hụt canxi, trẻ ngủ trong không gian không thoải mái, nhiều âm thanh tiếng ồn,…

2. Làm gì khi trẻ con khóc đêm?

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trẻ con khóc đêm là hiện tượng bình thường không quá lo ngại, vì thế cũng không chú ý tìm hiểu nguyên nhân. Song thực tế, trẻ khóc đêm kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ, khiến trẻ chậm lớn, tăng cân, tinh thần yếu, hay lo lắng sợ hãi,…

Vì thế, cha mẹ nếu thấy trẻ khóc đêm thường xuyên cần lưu ý theo dõi thói quen ăn uống, sinh hoạt, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ. Khắc phục nguyên nhân là cần thiết để đảm bảo giấc ngủ của trẻ thông suốt hơn, vừa giúp trẻ khỏe mạnh hơn, vừa giúp cha mẹ và gia đình được ngủ tốt hơn.

Cẩn thận trẻ khóc đêm do nguyên nhân bệnh lý

Cẩn thận trẻ khóc đêm do nguyên nhân bệnh lý

Nếu tình trạng trẻ con khóc đêm kéo dài, không thể khắc phục dù bạn đã tìm đủ mọi cách, hãy đưa trẻ tới bác sĩ thăm khám. Có thể nguyên nhân bệnh lý gây đau đớn cho trẻ mà bạn không biết hoặc sợ hãi tinh thần nào đó, bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị tốt hơn. Không nên chủ quan với tình trạng khóc đêm này của trẻ bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.