Tin tức
Âm đạo: cấu tạo, vị trí và chức năng với cơ thể
- 04/01/2022 | Nữ giới bị viêm âm đạo dùng thuốc gì là tốt nhất?
- 29/12/2021 | Siêu âm đầu dò âm đạo - những điều cần biết
- 23/03/2022 | Bác sĩ phụ khoa chỉ rõ bí quyết phòng ngừa viêm âm đạo
1. Cấu tạo âm đạo như thế nào?
Âm đạo được cấu tạo bởi phần mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ, dẫn từ cổ từ cung ra bên ngoài cơ thể. Bên ngoài cửa âm đạo được bao phủ một phần bởi lớp màng mỏng, hay còn gọi là màng trinh. Bên ngoài âm đạo có 1 số bộ phận khác của âm hộ như: môi âm hộ, âm vật, môi lớn và môi nhỏ.
Âm đạo là bộ phận sinh dục quan trọng của nữ giới
Cấu tạo chi tiết của âm đạo gồm 3 lớp dọc theo ống dẫn từ cổ từ cung ra ngoài như sau:
1.1. Lớp thành âm đạo
Lớp này khá trơn, có dạng lưới, bao gồm niêm mạc và các mô sinh học chứa nhiều dây thần kinh dẫn truyền.
1.2. Lớp giữa âm đạo
Lớp này được cấu tạo là một lớp cơ tròn nội mô yếu và bọc bên ngoài là lớp cơ mạnh mẽ hơn, có tác dụng co bóp mạnh khi sinh hoạt tình dục hoặc khi sinh.
1.3. Lớp trong âm đạo
Lớp trong cùng cấu tạo nên âm đạo là một lớp mô liên kết bên ngoài kết hợp với các mô chứa mạch máu, dây thần kinh cùng mạch bạch huyết.
Kích thước âm đạo có thể thay đổi nhanh chóng do các cơ giãn nở tốt
Với cấu tạo nhiều lớp cơ như trên, âm đạo có khả năng giãn nở rất tốt, không có kích thước cố định. Ở trạng thái bình thường, âm đạo có chiều dài khoảng 7 - 8 cm, ép chặt vào nhau. Nhưng khi kích thích, chiều dài âm đạo có thể lên tới 11cm, kích thước giãn nở trên 1.5 cm hoặc khi sinh lớn hơn nhiều lần.
Âm đạo được cấu tạo phù hợp để nữ giới quan hệ tình dục với bạn tình, đảm bảo chức năng sinh sản. Trong kỳ hành kinh, kinh nguyệt cũng chảy ra từ tử cung đi qua âm đạo và ra ngoài.
Cấu tạo chung nhưng thực tế, không có kích thước hay hình thái tiêu chuẩn nào của âm đạo ở phụ nữ. Những người phụ nữ khác nhau dù cùng độ tuổi cũng có nhiều sự khác biệt về hình dạng, ngoài ra hình dạng âm đạo cũng biến đổi theo thời gian, nhất là ảnh hưởng sau khi sinh nở hay quan hệ tình dục.
2. Vị trí âm đạo và chức năng của âm đạo với cơ thể
Về vị trí, âm đạo nằm trong thành môi nhỏ, dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn. Khi chưa quan hệ tình dục, cửa âm đạo được bảo vệ bởi lớp màng mỏng được gọi là màng trinh cùng các môi âm hộ. Với cấu tạo và vai trò như trên, âm đạo thực hiện nhiều chức năng sinh lý, sinh sản của nữ giới như:
Kinh nguyệt từ tử cung được đưa qua âm đạo ra ngoài
-
Là nơi giải phóng kinh nguyệt định kỳ theo chu kỳ nguyệt san của phụ nữ.
-
Là bộ phận quan trọng của nữ giới trong quan hệ tình dục và sinh sản, khả năng đàn hồi, co giãn tốt giúp việc đón nhận dương vật, thụ tinh tự nhiên, mang thai và sinh nở dễ dàng.
-
Khi kích thích, độ ẩm âm đạo tăng lên, niêm mạc tiết ra dịch nhờn tự nhiên để giảm ma sát, giúp dương vật dễ dàng xâm nhập và tinh trùng di chuyển đến trứng.
Hầu hết nữ giới còn e ngại khi tìm hiểu về âm đạo cũng như các vấn đề liên quan đến tình dục, sinh sản. Các chuyên gia khuyến cáo, chị em nên hiểu về cấu tạo cơ thể mình để có thể tự chăm sóc, vệ sinh cũng như chủ động thăm khám phát hiện bệnh lý sớm.
3. Những điều nữ giới cần biết liên quan đến âm đạo
Cũng vì tâm lý e ngại mà không ít sự thật về âm đạo và cơ quan sinh dục nữ nói chung bị hiểu nhầm.
3.1. Dịch tiết âm đạo biểu hiện sức khỏe âm đạo
Dịch tiết âm đạo là dịch tiết tự nhiên để bôi trơn âm đạo khi quan hệ tình dục, ngoài ra chúng cũng được tiết ra tự nhiên để làm sạch âm đạo, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, dịch tiết âm đạo sẽ thay đổi về số lượng, màu sắc và đặc tính như: trong suốt, trắng đục, mùi âm đạo bình thường, dính nhờn như lòng trắng trứng,...
Dịch tiết âm đạo bất thường là dấu hiệu của viêm nhiễm vùng kín như: dịch có màu xanh, vàng, đỏ, nâu, có mùi hôi thối, dịch bột, có máu,...
3.2. Bài tập Kegel là bài tập “thể dục” cho âm đạo
Kegel là bài tập giúp siết chặt các cơ xung quanh âm đạo, giống như phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bạn cố gắng chặn dòng nước tiểu. Với nữ giới, Kegel có tác dụng rất tốt, tăng cường cơ âm đạo và xương chậu, cải thiện khả năng tình dục.
Bạn có thể tự tập bài tập này hàng ngày bất cứ khi nào, đặc biệt là phụ nữ sau sinh để lấy lại cảm giác và hứng thú tình dục.
3.3. Đau khi quan hệ tình dục do đâu?
Có đến 3/4 phụ nữ bị đau khi quan hệ tình dục ít nhất một lần trong đời, thường xảy ra vào những lần quan hệ đầu tiên. Nguyên nhân bao gồm: không đủ dịch nhờn bôi trơn, quan hệ trong tâm trạng không thoải mái, quan hệ thô bạo, quan hệ lần đầu,...
Để cải thiện cảm giác đau khi quan hệ, một số biện pháp sau sẽ có hiệu quả: sử dụng chất bôi trơn, dành thời gian cho màn dạo đầu, kích thích, quan hệ tình dục trong tâm trạng thoải mái,...
3.4. Thụt rửa âm đạo không phải là cách vệ sinh đúng
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín với nữ giới là rất quan trọng, nhưng thụt rửa âm đạo không được khuyến cáo do hoạt động này sẽ gây:
-
Tăng nguy cơ nhiễm trùng, nấm men âm đạo do làm mất cân bằng pH âm đạo.
-
Khiến tử cung và các cơ quan vùng chậu khác bị viêm nhiễm.
-
Loại bỏ dịch âm đạo và làm tổn thương thành âm đạo.
Không nên thụt rửa âm đạo khi vệ sinh hàng ngày
Bạn nữ chỉ cần giữ âm hộ sạch sẽ, vệ sinh từ 1 - 2 lần mỗi ngày với nước sạch hoặc dung dịch rửa vùng kín chuyên dụng.
Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu về âm đạo, vị trí và cấu tạo của cơ quan này. Hiểu biết đầy đủ về âm đạo cũng như cơ quan sinh dục khác là cách giúp nữ giới tự chăm sóc, bảo vệ bản thân tốt hơn.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!