Tin tức
Ăn ngô có béo không? Mẹo chế biến ngô thơm ngon, bổ dưỡng
- 05/01/2023 | Bí ngô và 6 lợi ích sức khỏe không nên bỏ qua
- 24/08/2022 | 101 bí mật về cây ngô đồng bạn đã từng nghe qua?
- 30/07/2022 | Góc tư vấn: Bà bầu ăn ngô có tốt không và những lưu ý quan trọng
1. Ngô và giá trị dinh dưỡng chứa trong loại ngũ cốc này
1.1. Nguồn gốc của ngô
Sau lúa gạo thì ngô được coi là loại ngũ cốc được con người sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới. Ngô đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong tháp dinh dưỡng của loài người trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại.
Mexico chính là mảnh đất cội nguồn của ngô và nó được con người phát hiện ra tại đây từ hơn 9000 năm trước. Từ thuở đó ngô đã được nhiều quốc gia lựa chọn là “quốc thực” của nước họ.
Hạt ngô có nhiều màu sắc khác nhau, từ vàng, trắng, đỏ, xanh hoặc tím. Ngô được con người chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, ví dụ như ngô luộc, ngô nướng, cháo ngô, bỏng ngô, bột ngô, bánh ngô, xi-rô, dầu ngô,... Bên cạnh được dùng để làm thức ăn cho con người, ngô còn được nhiều vùng dân cư sử dụng để làm chăn nuôi gia súc.
Hạt ngô có nhiều màu sắc khác nhau, từ vàng, trắng, đỏ, xanh hoặc tím
1.2. Những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của ngô
Bắp ngô chính là một kho dự trữ rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, điển hình là carbohydrate, chất xơ, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Trung bình cứ 164gr (tương đương 1 cốc) ngô ngọt sẽ cho ta các thành phần dinh dưỡng sau:
-
5,4 gram chất đạm;
-
2,1 gram chất béo;
-
177 calo;
-
24% DV vitamin B1 (Thiamine);
-
19% DV vitamin B9 (Folate);
-
17% DV vitamin C;
-
10% DV Kali;
-
11% DV Magie;
-
4,6 gram chất xơ.
Có thể thấy rằng ngô còn không chứa gluten nên đây chính là sản phẩm dinh dưỡng từ thiên nhiên rất thích hợp dùng cho những người bị bệnh Celiac (một loại bệnh kém hấp thu do không dung nạp gluten). Nhờ những thành phần với giá trị dinh dưỡng cao nên ngô xứng đáng được thêm vào danh sách các món ăn cần có trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
2. Ăn ngô có béo không?
“Ăn ngô có béo không?” là nỗi trăn trở của rất nhiều người. Như đã đề cập trước đó, tương tự như khoai, sắn, gạo, trong ngô chứa khá nhiều tinh bột nên ăn ngô cũng sẽ làm gia tăng lượng đường huyết và gây tăng cân nếu ăn với số lượng lớn.
Theo các nhà khoa học, nếu một người ăn ngô thường xuyên, hàng ngày thì có thể bị tăng cân. Do đó nếu bạn đang có ý định giảm cân thì không nên tiêu thụ quá nhiều ngô mỗi ngày. Thay vào đó bạn có thể thay thế loại thực phẩm này bằng khoai tây, đậu Hà Lan hay các loại thực vật khác tuy cũng chứa tinh bột nhưng ít khiến bạn tăng cân.
“Ăn ngô có béo không?” là nỗi trăn trở của rất nhiều người
Nếu món khoái khẩu của bạn chính là ngô thì để đảm bảo không bị tăng cân, bạn có thể ăn ngô ở mức vừa phải. Ngoài ra hãy ăn ngô vào bữa sáng, không nên ăn chúng vào buổi tối muộn, trước khi đi ngủ vì điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ì ạch, chậm tiêu, lượng calo nạp vào sẽ khó được tiêu thụ hết và khiến cho số mỡ thừa tích tụ nhiều hơn trong cơ thể.
3. Lợi ích đối với sức khỏe khi ăn ngô
Dù ăn ngô nhiều có thể làm tăng cân nhưng ngô lại rất giàu các chất béo tốt (omega-3 và omega-6), vitamin E, chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật rất có lợi cho sức khỏe, cụ thể là:
3.1. Ăn ngô tốt cho mắt
2 căn bệnh khiến thị lực con người bị suy giảm phổ biến nhất trên thế giới đó là thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Đây cũng là 2 nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh mù lòa.
Các yếu tố chính gây nên 2 căn bệnh trên đó là nhiễm trùng và quy luật lão hóa do tuổi tác. Tuy nhiên một yếu tố khác cũng quan trọng không kém ảnh hưởng đến tình trạng này đó là chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nếu chế độ ăn của bạn được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là chất chống oxy hóa như zeaxanthin và lutein sẽ giúp nâng cao sức khỏe của đôi mắt. Những chất chống oxy hóa này lại chứa rất nhiều trong bắp ngô. Nhờ việc bổ sung những chất này thường xuyên, võng mạc mắt của người bệnh sẽ mở rộng được phần lớn điểm vàng.
Ngô được con người chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau
3.2. Ăn ngô có tác dụng ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Thiamin hay vitamin B1 chứa trong ngô giúp tăng cường chức năng não bộ. Theo đó ngô còn tham gia vào quá trình tổng hợp acetylcholin - một chất có tác dụng cải thiện trí nhớ.
3.3. Ngô còn giúp hạn chế tỷ lệ mắc ung thư
Ngoài các dưỡng chất nêu trên, ngô còn cung cấp một lượng lớn chất xơ có khả năng giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, qua đó phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư ruột kết. Beta-cryptoxanthin cũng do ngô tiết ra còn hỗ trợ cải thiện chức năng phổi. Nhờ vậy mà phòng tránh các bệnh lý tại phổi, trong đó có ung thư phổi.
3.4. Phụ nữ mang thai nên ăn ngô
Ngô có chứa rất nhiều các dưỡng chất khác như zeaxanthin, axit folic giúp phòng ngừa biến chứng dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do đó phụ nữ mang thai nên bổ sung ngô vào thực đơn ăn uống hàng ngày để giúp bé phát triển tốt.
4. Bắp ngô và ứng dụng trong đời sống
Ngô là loại ngũ cốc rất dễ nấu, có thể được nấu riêng biệt hoặc kết hợp với những nguyên liệu khác mà vẫn cho hương vị thơm ngon. Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy ngô tại các chợ dân sinh, chợ đầu mối, siêu thị, trong các phiên chợ nông sản ở dạng tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp. Đôi khi bạn cũng có thể bắt gặp mùi hương của món ngô trên gánh hàng rong hè phố.
Món súp làm từ ngô
Ngô có thể là món ăn bình dị, là bắp ngô luộc hay ngô nướng bình dân. Ngô cũng có thể là chi tiết ăn kèm được nấu thành súp, xào với rau, tôm, tép, trộn cùng salad, dầu ô liu, bơ hay những nguyên liệu khác. Một số sản phẩm với nguyên liệu chính từ ngô cũng được sản xuất đại trà mà bạn sẽ bắt gặp được ở rất nhiều nơi, ví dụ như hạt ngô sấy để ăn vặt, bột ngô để làm bánh, hay bỏng ngô trong rạp chiếu phim. Ngô có thể là một món ăn dân giã, giản dị nhưng ngô cũng có thể nằm chễm chệ trên đĩa thức ăn tại một nhà hàng sang trọng nào đó. Dù là ở đâu thì ngô vẫn mang một hương vị thơm ngon rất đặc biệt.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!