Tin tức

Ăn nhạt có tốt không và cách cân bằng muối trong chế độ ăn

Ngày 01/07/2023
Lương Thanh Thủy
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Ăn nhạt có tốt không và cách cân bằng muối trong chế độ ăn

Không ít người cho rằng ăn nhạt sẽ tốt hơn cho sức khỏe, đặc biệt là với chức năng của thận. Tuy nhiên, các chuyên gia lại khuyến cáo rằng, duy trì chế độ ăn quá nhạt một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Vậy ăn nhạt có tốt không? Hãy tìm câu trả lời chính xác qua nội dung chia sẻ dưới đây.

1. Muối ăn có vai trò gì với cơ thể?

Thành phần chính của muối ăn là Natri. Đây cũng là yếu tố tham gia vào nhiều hoạt động sống của cơ thể, chủ yếu tồn tại trong máu và chất dịch của tế bào. Mặt khác, Natri còn cần để duy trì tình trạng ổn định của chất lỏng của tế bào và quyết định hoạt động bình thường của hệ thần kinh.

Muối Natri tham gia vào nhiều hoạt động sống của cơ thể

Nếu hàm lượng Natri trong cơ thể quá thấp hay quá cao sẽ dễ phát triển bệnh tật. Vì thế, cung cấp đủ lượng Natri cần cho cơ thể qua chế độ ăn uống hàng ngày là cần thiết.

2. Thói quen ăn nhạt có tốt không?

2.1. Như thế nào là ăn nhạt?

Trước khi tìm hiểu ăn nhạt có tốt không cần biết thế nào là ăn nhạt? Ăn nhạt tức là hàm lượng muối nạp vào cơ thể trong 24 giờ < 5g (khoảng 1 thìa cà phê). Điều đó có nghĩa là, người trưởng thành có điều kiện sức khỏe bình thường nếu chỉ nạp vào cơ thể 1 - 2g muối/ngày thì gọi là ăn nhạt quá mức.

Tuy nhiên, cần lưu ý những nhóm đối tượng sau cần ăn ít muối hơn:

- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: 0.3 - 1.5g muối/ngày.

- Người cao tuổi (trên 50 tuổi): < 3.2g muối/ngày.

- Bệnh nhân mắc bệnh thận, đái tháo đường, cao huyết áp: < 3.2g muối/ngày.

2.2. Tác hại của việc ăn quá nhạt

Như đã nói ở trên, cơ thể luôn cần nạp đủ lượng Natri cần thiết hàng ngày để duy trì các hoạt động sống và đảm bảo sự ổn định của sức khỏe. Ăn nhạt có tốt không phụ thuộc vào thời gian kéo dài chế độ ăn này và hàm lượng muối Natri mà bạn cung cấp cho cơ thể.

Nếu ăn nhạt với một chế độ ăn không khoa học, giảm quá nhiều lượng muối cung cấp cho cơ thể rất dễ bị hạ Natri máu và gây nên hàng loạt hệ lụy sức khỏe:
- Phù não do thiếu muối

Thiếu muối gây thiếu natri sẽ khiến cho áp suất tế bào bị mất cân bằng, nước thẩm thấu vào tế bào và gây phù não. Đây là tác hại nguy hiểm nhất của việc ăn quá nhạt.

Người bị phù nào thường dễ buồn ngủ, rối loạn ý thức nhẹ, ăn không cảm thấy ngon miệng, dễ bị mệt mỏi,... Bệnh tiến triển nặng gây giảm sút ý thức, tăng nhịp tim, co giật, hôn mê, tính mạng bị đe dọa.

Ăn quá nhạt có thể bị phù não

- Tăng huyết áp

Ăn quá nhạt cũng làm cho lượng chất lỏng trong cơ thể giảm sút và tăng huyết áp.

- Thận bị ảnh hưởng

Khi cơ thể bị thiếu muối thì thể tích máu có thể bị giảm xuống và gây áp lực cho thận, khiến bộ phận này phải tăng cường hoạt động để giữ nước và kiểm soát thể tích máu. Tình trạng này càng kéo dài thì chức năng của thận càng suy giảm.

- Không tốt cho hệ thần kinh vận động

Nhiều người do ăn quá nhạt trong thời gian dài nên hay bị rệu rã cơ, cảm giác như kiến bò trong người. Tình trạng này là kết quả của lượng natri bị giảm sút gây mất nước và ảnh hưởng đến hệ thần kinh vận động.

Như vậy, với vấn đề ăn nhạt có tốt không thì trừ những trường hợp bệnh lý được yêu cầu chế độ ăn nhạt còn lại người bình thường không nên duy trì chế độ ăn này mà cần đáp ứng đủ nhu cầu muối bình thường hàng ngày cho cơ thể là 4 - 6g.

3. Cách xây dựng chế độ ăn uống cân bằng muối

Muốn có được một chế độ ăn nạp đủ và cân bằng lượng muối cho cơ thể, bạn nên lưu ý:

3.1. Nêm nếm gia vị vừa đủ khi nấu ăn

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong khẩu phần ăn của mỗi người, lượng muối thường được phân bổ theo nhóm thực phẩm như sau: 10% trong thực phẩm tự nhiên , 20% trong thực phẩm chế biến sẵn và 70% trong quá trình chế biến thức ăn và ăn. Bạn hãy căn cứ vào tỷ lệ này để điều chỉnh gia vị nêm nếm cho phù hợp.

Nêm nếm gia vị vừa đủ để không phải băn khoăn ăn nhạt có tốt không

Thực tế là nhiều người vẫn không biết mình đang ăn quá nhạt hay quá mặn. Dù duy trì thói quen ăn quá nhạt hay quá mặn vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro mắc các bệnh lý tim mạch, cùng các vấn đề sức khỏe khác.

3.2. Bổ sung muối khoa học sau khi đổ mồ hôi nhiều

Nếu vận động với cường độ cao, nhất là dưới điều kiện thời tiết nắng nóng và nhiệt độ cơ thể tăng thì cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi để cân bằng nhiệt độ. Kết quả của hiện tượng này là mất muối, nước cùng nhiều loại khoáng chất.

Bổ sung muối vào khẩu phần ăn hàng ngày là cách khắc phục mất nước nhưng tuyệt đối không được vượt 5g/ngày. Mặt khác cũng có thể bù nước, khoáng và muối bằng thức uống thể thao chuyên dụng. Sau khi tham gia các hoạt động mạnh nếu được bổ sung muối, khoáng thì cơ thể sẽ hồi phục nhanh hơn.

3.3. Giảm muối trong chế độ ăn đúng cách

Để tránh ăn quá nhạt hay quá mặn gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể thì có thể cắt giảm muối trong chế độ ăn bằng cách:

- Khi chế biến thức ăn, mỗi bữa ăn chỉ nên áng chừng khoảng 1/5 thìa cà phê muối.

- Hạn chế chấm đẫm các loại gia vị giàu muối trong bữa ăn như: nước tương, nước mắm.

- Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn và trước khi dùng những sản phẩm này cần đọc kỹ thành phần để chọn dùng sản phẩm có hàm lượng muối thấp.

- Trẻ nhỏ trước 1 tuổi không nên thêm muối vào chế độ ăn. Trẻ 1 - 3 tuổi tối đa chỉ nên tiêu thụ 2g muối/ngày. Trẻ từ 7 tuổi trở lên tối đa mỗi ngày không quá 5g muối.

- Người mắc bệnh cao huyết áp, thận, tim mạch,... cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng về lượng muối ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Nhìn chung, duy trì chế độ ăn nhạt kéo dài tiềm ẩn những rủi ro cho sức khỏe. Vì thế nên đảm bảo chế độ ăn cân bằng muối trong đó ưu tiên muối từ thực phẩm tự nhiên và chọn ăn các loại gia vị giảm mặn để tránh gây thừa muối cho cơ thể.

BS Vân đã duyệt

 

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ