Tin tức
Áp xe amidan có nguy hiểm không? Tìm hiểu phương pháp điều trị tối ưu
- 01/05/2024 | Amidan nằm ở đâu và cách chăm sóc sức khỏe amidan
- 01/12/2023 | Amidan bình thường và viêm amidan - Nhận biết như thế nào?
- 13/08/2024 | Amidan có đốm trắng cảnh báo bệnh lý gì? Hướng xử trí ra sao?
1. Áp xe amidan là gì?
Amidan là hạch bạch huyết quan trọng trong hệ miễn dịch, có vai trò sản sinh ra kháng thể, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như nấm, virus và vi khuẩn. Áp xe amidan là một tình trạng nhiễm trùng gây tích tụ mủ ở vùng amidan, đây là một bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em và thanh thiếu niên.
Khi bị áp xe amidan người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Sốt cao từ 38 - 39 độ C;
- Đau họng dữ dội;
Người bệnh gặp tình trạng đau họng dữ dội khi mắc áp xe amidan
- Cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ họng;
- Hơi thở có mùi hôi;
- Đau đầu, đau tai;
- Lưỡi trắng, khô môi, mệt mỏi;
- Thay đổi giọng nói, khàn giọng hoặc mất tiếng;
- Amidan sưng đau, có thể xuất hiện hạch ở cổ.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây áp xe amidan là do các liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Loại vi khuẩn này thường tấn công vào các mô mềm xung quanh Amidan gây nhiễm trùng và xâm nhập vào các tuyến tạo thành ổ áp xe. Ngoài ra, một số yếu tố nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến áp xe tại amidan bao gồm:
- Viêm amidan mạn tính kéo dài không được điều trị dứt điểm;
- Sỏi amidan;
- Do các bệnh lý về bạch cầu (bệnh bạch cầu đơn nhân, bệnh bạch cầu Lymphocytic mãn tính…);
- Do các bệnh lý về răng, lợi (viêm nướu, viêm nha chu, viêm lợi…);
- Do yếu tố từ môi trường và thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường…
2. Áp xe amidan có nguy hiểm không?
Như đã thông tin ở trên, áp xe amidan là một biến chứng của tình trạng viêm amidan. Tình trạng này tương đối nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, bao gồm:
- Khó thở: Amidan sưng to có thể cản trở đường thở, gây khó thở hoặc cảm giác nghẹt thở, chứng ngưng thở khi ngủ;
Khó thở, ngưng thở khi ngủ là một trong những tình trạng nghiêm trọng do áp xe amidan gây ra
- Tắc nghẽn cổ họng: Các khối áp xe có kích thước lớn khiến không gian cổ họng chật hẹp, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn và khó khăn khi nuốt và không thể ăn uống một cách bình thường;
- Nhiễm trùng huyết: Tình trạng nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu, dẫn đến nhiễm trùng huyết, đây là trường hợp hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh, cần điều trị y tế khẩn cấp;
- Rối loạn điện giải và mất nước: Do khó nuốt và không thể ăn uống bình thường, người bệnh có thể bị mất nước và rối loạn điện giải;
- Sự phát triển của áp xe lân cận: Áp xe amidan có thể dẫn đến sự phát triển của các áp xe khác trong khu vực lân cận, chẳng hạn như áp xe quanh amidan hoặc áp xe phía sau họng;
- Vỡ ổ áp xe: Vỡ áp xe sẽ khiến lớp niêm mạc tại amidan bị rách, chảy máu, chảy mủ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian.
Do vậy người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm các vấn đề liên quan tới đường hô hấp để có những phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn.
3. Phương pháp điều trị tối ưu tình trạng áp xe amidan
Tùy vào từng giai đoạn và triệu chứng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị áp xe amidan có thể bao gồm:
Sử dụng thuốc kháng sinh
Phần lớn áp xe amidan thường liên quan đến vi khuẩn bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinhh để điều trị áp xe amidan. Penicillin là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất cho tình trạng này. Thuốc có tác dụng điều trị nhiễm trùng toàn thân, ngăn tích tụ mủ và giảm các triệu chứng như đau nhức. Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.
Sử dụng kháng sinh trong điều trị tình trạng áp xe amidan
Dẫn lưu áp xe
Trường hợp áp xe sưng nặng, có biểu hiện hóa mủ gây tắc nghẽn đường thở và nguy hiểm bác sĩ sẽ tiến hành dẫn lưu áp xe. Phương pháp này bao gồm:
- Chọc hút bằng kim: Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ trên amidan sau đó nhẹ nhàng đưa ống xi lanh vào ổ áp xe để rút hết các dịch mủ bên trong ra ngoài;
- Rạch và dẫn lưu: Sử dụng dao mổ tạo một vết cắt nhỏ trong áp xe giúp dịch mủ chảy ra và được đưa ra ngoài.
Nếu ổ áp xe được dẫn lưu tốt, người bệnh sẽ được điều trị tại nhà bằng thuốc do bác sĩ chỉ định. Những trường hợp nặng hơn hoặc có bệnh lý nền, người bệnh sẽ được yêu cầu theo dõi tại bệnh viện.
Cắt bỏ amidan
Trường hợp bệnh nhân bị viêm amidan tái phát nhiều lần, các biện pháp điều trị không có hiệu quả, bác sĩ sẽ đề xuất phương án cắt bỏ amidan. Trong thủ thuật này, amidan bị viêm sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.
Hiện nay, sự phát triển của y học cho ra đời nhiều công nghệ vượt trội hỗ trợ việc thực hiện cắt amidan, trong đó phải kể tới công nghệ plasma. Theo đó, công nghệ này sử dụng dao plasma đặc biệt với tần số radio để loại bỏ toàn bộ tổ chức amidan tổn thương với ưu điểm an toàn, hiệu quả và thực hiện nhanh chóng.
Công nghệ tân tiến này đã và đang được ứng dụng và triển khai tại Chuyên khoa Tai - mũi - họng, Hệ thống Y tế MEDLATEC, được thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu chuyên môn, tay nghề cao cùng nhiều năm kinh nghiệm.
An tâm thực hiện điều trị amidan tại Chuyên khoa Tai - mũi - họng, Hệ thống Y tế MEDLATEC
Người dân gặp các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lý liên quan đến amidan hãy đến ngay MEDLATEC để được thăm khám và tư vấn phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Chi tiết xin vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!