Tin tức
Áp xe não: Căn bệnh nguy hiểm và những kiến thức không thể bỏ qua
- 01/06/2021 | Trả lời câu hỏi: Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tuần hoàn não?
- 22/06/2021 | Bệnh nhồi máu não: nguyên nhân và phương pháp điều trị
- 22/06/2021 | Thiếu máu não cục bộ tạm thời: nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa
- 09/06/2021 | Bác sĩ dinh dưỡng tư vấn mọi người nên: Ăn gì bổ não?
- 11/05/2021 | Nhận biết triệu chứng qua từng giai đoạn của viêm não Nhật Bản
1. Áp xe não là bệnh như thế nào?
Như chúng ta đã biết, não là bộ phận rất quan trọng của cơ thể, là một phần của hệ thần kinh trung ương. Nhiệm vụ của não chính là tiếp nhận và lưu trữ những thông tin từ bên ngoài và đồng thời thiết lập những phản hồi dữ liệu. Sọ não, các lớp mô xung quanh não và hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ não tránh khỏi tình trạng nhiễm trùng.
Bệnh áp xe não rất nguy hiểm
Nhưng vì nhiều nguyên nhân khiến cho các lớp bảo vệ này không thể bảo vệ não trước sự tấn công của nhiều vi khuẩn, vi sinh vật,… dẫn đến việc não tạo ra những phản ứng chống lại vi khuẩn và xảy ra tình trạng nhiễm trùng, trong não có chứa mủ. Tình trạng này gọi là áp xe não.
2. Những nguyên nhân gây ra bệnh áp xe não
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng bệnh này. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Chấn thương hoặc phẫu thuật
Những trường hợp phẫu thuật thần kinh hoặc bị chấn thương sọ não sẽ có nguy cơ xảy ra tình trạng áp xe ở não.
Những trường hợp bị đánh vào đầu dẫn tới vỡ xương sọ và những mảnh xương này có nguy cơ đâm vào các tế bào não và gây ra áp xe.
Bệnh xảy ra do chấn thương hoặc phẫu thuật
Bệnh nhân có những vật lạ trong não, chẳng hạn như viên đạn. Nếu những vật lạ này không được loại bỏ sẽ có nguy cơ dẫn tới viêm nhiễm và áp xe.
Các bộ phận khác bị nhiễm khuẩn, lây lan lên não
Đây được cho là nguyên nhân phổ biến. Có thể hiểu rằng, khi tình trạng nhiễm trùng xuất hiện ở một bộ phận khác trong cơ thể và mầm bệnh có thể qua đường máu xâm nhập lên não và lây nhiễm vào bộ phận quan trọng này. Chính vì thế, đối với những trường hợp này, bác sĩ cần phải tìm ra được nguồn bệnh, vi sinh vật gây bệnh để điều trị tận gốc.
Viêm tai giữa, nhiễm trùng tai giữa nếu không điều trị triệt để có thể gây áp xe não
Những trường hợp có hệ miễn dịch kém thì có khả năng xảy ra áp xe não vì nhiễm trùng máu. Dưới đây là một số trường hợp bệnh nhân thường có hệ miễn dịch kém:
-
Người nhiễm bị nhiễm HIV/AIDS.
-
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
-
Bệnh nhân ung thư đang phải điều trị bằng phương pháp hóa trị.
-
Bệnh nhân phải dùng thuốc steroid dài hạn.
-
Các trường hợp đã được cấy ghép nội tạng, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Một số trường hợp nhiễm trùng phổ biến gây ra tình trạng áp xe ở não có thể kể đến như viêm phổi, tình trạng nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng van tim, viêm phúc mạc, viêm vùng chậu, viêm bàng quang,…
Bên cạnh đó, não cũng có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng nếu bệnh nhân bị viêm tai giữa, nhiễm trùng tai giữa, nhiễm trùng xương sau tai, viêm xoang,… mà không được điều trị kịp thời.
3. Các triệu chứng của bệnh áp xe não
Bệnh áp xe não là bệnh nguy hiểm, hiếm gặp nhưng bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này.
Bệnh nhân có biểu hiện đau nhức đầu và sốt
Dưới đây là một số triệu chứng bệnh mà bạn cần lưu ý:
-
Sốt, nhức đầu: Người bệnh thường bị sốt và đau nhức đầu nghiêm trọng.
-
Bệnh nhân gặp những bất thường về thần kinh, cụ thể là khó khăn khi nói chuyện, giao tiếp, hay nhầm lẫn, mất phương hướng, đi lại khó khăn,…
-
Có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn.
-
Xuất hiện tình trạng co giật.
-
Khả năng vận động kém.
-
Chức năng cơ bắp bị mất khiến giảm khả năng vận động.
-
Bệnh nhân có thể bị cứng cổ.
-
Tâm lý thay đổi, chẳng hạn ít nói hơn bình thường và hành vi xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường.
-
Bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng, khả năng phản xạ kém.
-
Khả năng nhìn thay đổi.
-
Nhạy cảm với ánh sáng.
-
Giảm khả năng phản xạ.
-
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý, bé sẽ có biểu hiện như sau: chân tay bị co cứng, nôn hoặc buồn nôn sau khi tiêm, bé quấy khóc,…
4. Phương pháp điều trị bệnh áp xe não
Phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay là điều trị nội khoa và phẫu thuật. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.
Đối với phương pháp điều trị nội khoa:
Thường áp dụng với những bệnh nhân có ổ áp xe nhỏ và vị trí áp xe ở sâu trong não, tình trạng mũ đã lan rộng và thể trạng người bệnh còn yếu.
Một số loại thuốc thường được dùng trong trường hợp này là các loại thuốc chống phù não. Nếu bệnh nhân có hiện tượng xảy ra những cơn động kinh thì có thể lựa chọn thuốc kháng động kinh.
Để đạt hiệu quả tốt hơn, bệnh nhân cần có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe thể lực.
Phẫu thuật áp xe não:
Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng với những trường hợp bệnh nhân sau:
-
Các loại thuốc điều trị không đạt hiệu quả mong muốn.
-
Áp lực nội sọ ngày càng tăng.
-
Ổ áp xe của bệnh nhân đã lan rộng và có kích thước lớn (trên 3cm).
-
Có khí trong ổ áp xe.
-
Bệnh nhân có nguy cơ bị vỡ ổ áp xe.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về căn bệnh áp xe não. Đây là căn bệnh nguy hiểm và mỗi chúng ta nên có ý thức phòng ngừa bệnh. Để phòng ngừa hiệu quả, cần điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh chẳng hạn như điều trị viêm xoang, viêm tai giữa,viêm phổi, viêm phế quản,… Với những người bị có hệ miễn dịch kém, chẳng hạn như nhiễm bệnh HIV/AIDS thì phải thường xuyên uống thuốc, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ,…
Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám sớm để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, tránh nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn qua đường dây nóng 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!