Tin tức

Bà bầu bị đau họng: nguyên nhân và cách xử trí

Ngày 01/05/2024
Lương Thanh Thủy
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Bà bầu bị đau họng: nguyên nhân và cách xử trí

Đau họng là hiện tượng không ít bà bầu gặp phải trong quá trình mang thai. Mức độ đau họng và các triệu chứng đi kèm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý của bà bầu. Trong bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị đau họng và các xử trí an toàn để yên tâm cho một thai kỳ khỏe mạnh.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau họng

Trong thai kỳ, cơ thể của người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi đáng kể và đây chính là lý do gây ra hàng loạt vấn đề về đường hô hấp trong đó có hiện tượng đau họng.

Hệ miễn dịch yếu và thay đổi hormone là nguyên nhân thường gặp khiến bà bầu bị đau họng

- Thay đổi hormone

Sự thay đổi về hormone, cụ thể ở đây là tăng sản xuất progesterone và estrogen có thể làm tăng cảm giác khô họng và kích thích sản xuất axit dạ dày. Khi cơ vòng thực quản dưới bị giãn, axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và cổ họng, gây ra cảm giác đau và khó chịu. Hiện tượng này được gọi là trào ngược dạ dày - thực quản và thường gặp ở phụ nữ mang thai.

- Áp lực từ tử cung

Quá trình lớn lên của thai nhi khiến cho tử cung của người phụ nữ ngày càng mở rộng. Điều này làm tăng áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Áp lực này có thể làm cho axit dạ dày tăng và trào ngược lên thực quản, nhất là khi trong tư thế cúi người hoặc nằm ngửa. Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu và khiến bà bầu bị đau họng.

Không chỉ có vậy, sự gia tăng áp lực lên tử cung cũng có thể khiến bà bầu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một tư thế ngủ thoải mái. Đây là nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ. Thiếu ngủ và mệt mỏi có thể làm bà bầu bị đau họng và dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp.

- Hệ thống miễn dịch yếu

Hệ thống miễn dịch của phụ nữ thường yếu hơn trong thai kỳ. Đây là yếu tố làm cho cơ thể gặp khó khăn hơn trong việc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn và virus dễ xâm nhập và phát triển mạnh hơn, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp với các triệu chứng như khô họng, đau rát họng,...

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch yếu còn khiến cho phản ứng viêm kéo dài hơn bình thường. Điều này có nghĩa là thời gian diễn ra các triệu chứng như đau họng, sưng họng,... dài hơn, gây ra nhiều khó chịu cho bà bầu.

Trong một số trường hợp, hệ miễn dịch yếu hơn có thể làm tăng sản xuất chất nhầy như một phản ứng bảo vệ của cơ thể. Chất nhầy ở trong cổ họng và mũi có thể gây tắc nghẽn, làm tăng cảm giác đau và khó chịu cho bà bầu.

- Viêm nhiễm và cảm lạnh

Hệ miễn dịch yếu hơn khiến cho bà bầu dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp với các triệu chứng như đau họng, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi:

+ Cảm lạnh: sự tấn công của virus có thể khiến bà bầu bị đau họng do nhiễm cảm lạnh. Bà bầu dễ bị cảm lạnh hơn bình thường là do sức đề kháng và miễn dịch suy giảm.

+ Viêm amidan và viêm họng: Trong một số trường hợp, viêm amidan hoặc viêm họng cũng có thể gây ra cảm giác đau và khó chịu tại vùng họng cho bà bầu. Cả hai bệnh lý này thường đi kèm với viêm nhiễm nên cần được chăm sóc và điều trị kịp thời.

2. Cách xử trí khi bà bầu bị viêm họng

2.1. Tự chăm sóc tại nhà

Mật ong chanh ấm có thể giúp cải thiện triệu chứng đau họng ở bà bầu

Khi bà bầu bị đau họng, việc tự chăm sóc tại nhà có thể là một cách hiệu quả để giảm bớt cảm giác khó chịu. Bà bầu có thể khắc phục tình trạng đau họng tại nhà bằng cách:
- Uống nước mật ong chanh ấm

Hỗn hợp này không chỉ giúp làm dịu cảm giác đau họng mà còn có khả năng giảm viêm và kích thích quá trình làm lành vết thương.

- Xông hơi nước muối

Hơi nước muối có thể làm sạch và giảm vi khuẩn trong đường hô hấp, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và cảm giác đau họng.

- Sử dụng viên ngậm

Các loại viên ngậm chứa thành phần tự nhiên như eucalyptus và menthol có thể cảm giác đau và sưng họng.

- Thay đổi khẩu phần ăn uống

Bà bầu bị đau họng nên tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga để giảm tiết axit dạ dày và cảm giác đau họng trong thai kỳ.

- Nghỉ ngơi đầy đủ

Việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và nâng cao hệ miễn dịch. Điều này giúp cho bà bầu thoải mái, bớt mệt mỏi, tăng đề kháng để tình trạng đau họng dần dần được cải thiện.

2.2. Thăm khám chuyên khoa

Tuy các biện pháp tự chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm bớt cảm giác đau họng cho bà bầu, nhưng có những trường hợp cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho thai kỳ. Vì thế, nếu trong các tình huống sau thì bà bầu nên sớm đến cơ sở y tế thăm khám:

Bà bầu bị đau họng kéo dài nên khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị an toàn

- Cảm giác đau họng không giảm sau vài ngày hoặc kéo dài.

- Nếu thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng triệu chứng không thuyên giảm hoặc có chiều hướng nặng hơn, sốt cao, khó nuốt, khó thở,...

- Có triệu chứng bất thường: ho, khàn tiếng, tấy đỏ họng,...

- Có các vấn đề về sức khỏe khác hoặc có tiền sử bệnh lý liên quan đến hệ thống hô hấp.

Bà bầu bị đau họng kéo dài vừa gây nên cảm giác khó chịu về tâm lý, vừa dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục an toàn từ sớm, tình trạng này có thể được đẩy lùi, thai kỳ vì thế cũng trở nên thoải mái hơn.

Thai phụ gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe, cần thăm khám có thể liên hệ đặt lịch cùng bác sĩ Sản phụ khoa - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.

BS Vân đã duyệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.