Tin tức

Bác sĩ giải đáp: Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì?

Ngày 07/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Để đánh giá hoạt động của thận, bác sĩ không chỉ thăm khám triệu chứng mà còn chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Vậy xét nghiệm chức năng thận gồm những gì?

1. Mục đích của xét nghiệm chức năng thận là gì?

Đa số mỗi người đều có 2 quả thận nằm ở 2 bên cột sống với kích thước gần bằng nắm tay. Thận có vai trò quan trọng là lọc sạch các tạp chất ra khỏi máu và sau đó những tạp chất này sẽ được đào thải qua đường nước tiểu. Ngoài ra, thận cũng có nhiệm vụ kiểm soát lượng nước và các khoáng chất trong cơ thể, điều hòa huyết áp,...

Thận có vai trò quan trọng đối với cơ thể

Thận có vai trò quan trọng đối với cơ thể

Xét nghiệm chức năng thận là sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra hoạt động của thận, đồng thời còn giúp chẩn đoán hoặc loại trừ tình trạng nhiễm trùng.

2. Khi nào cần xét nghiệm chức năng thận?

Xét nghiệm chức năng thận có thể được thực hiện trong những buổi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc có thể được bác sĩ chỉ định với những trường hợp có nguy cơ cao về bệnh thận. Đặc biệt là những người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh cao huyết áp,... có thể gây tác động trực tiếp đến chức năng thận. 

Bên cạnh đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau, bạn cũng nên kiểm tra chức năng thận càng sớm càng tốt:

- Phù mặt, phù chân. 

- Tiểu ít.

- Trong nước tiểu có lẫn máu. 

- Khó tiểu, đi tiểu có cảm giác đau.

- Thường xuyên đi tiểu. 

- Hoặc khi mắc một số bệnh lý, tim mạch, tiểu đường, tiền sản giật,... cũng cần kiểm tra chức năng thận định kỳ.

3. Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì?

Khi đi thăm khám, nhiều người bệnh lo lắng “xét nghiệm chức năng thận gồm những gì” và có gây đau không. Xét nghiệm để đánh giá chức năng thận thường gồm nhiều phần khác nhau và đa số những phương pháp này đều an toàn, ít gây đau, do đó, bệnh nhân không cần quá lo lắng. Một số chỉ số xét nghiệm chức năng thận cơ bản có thể kể đến như:

3.1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm sinh hóa máu sẽ cho chúng ta biết các chỉ số quan trọng như sau: 

- Creatinine huyết thanh: Sau quá trình phân hủy các mô cơ, cơ thể sẽ đào thải ra Creatinine. Nồng độ Creatinine sẽ phản ánh chức năng hoạt động của thận. Chỉ số này cao hơn 1.2 ở nữ và 1.4 ở nam là một trong những dấu hiệu cho thấy hoạt động của thận đang có vấn đề. Chỉ số Creatinine càng cao thì nguy cơ bị bệnh càng lớn. 

Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận.

Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận. 

- Mức lọc cầu thận (GFR): Đây là chỉ số để theo dõi hoạt động loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu của thận. Ở người khỏe mạnh, chỉ số mức lọc cầu thận cao hơn 90. 

Chỉ số này xuống thấp hơn 60 là lời cảnh báo thận của bạn đang gặp vấn đề. Đặc biệt, những trường hợp chỉ số này thấp hơn 15 thì người bệnh có nguy cơ cao bị suy thận, cần tiến hành điều trị sớm bằng một số phương pháp như lọc máu hoặc ghép thận.

- Nitơ Urê máu: Là sản phẩm của quá trình phân hủy Protein trong thực phẩm ăn uống hàng ngày. Ở người khỏe mạnh bình thường, kết quả chỉ số xét nghiệm này là từ 7 – 20. Chỉ số này càng tăng, chức năng thận giảm.

3.2. Xét nghiệm nước tiểu

Với thắc mắc “xét nghiệm chức năng thận gồm những gì”, câu trả lời sẽ không thể thiếu xét nghiệm nước tiểu. Có những trường hợp chỉ cần lấy một lượng nhỏ nước tiểu. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp cấn lấy toàn bộ lượng nước tiểu mà cơ thể thải ra trong vòng 24 giờ để đánh giá chính xác hơn về hoạt động của thận. Dưới đây là một số xét nghiệm cụ thể: 

- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Mẫu nước tiểu thường được kiểm tra dưới kính hiển vi và test bằng que nhúng. Trong đó, que nhúng này đã được xử lý hóa học. Sau khi được nhúng trong nước tiểu, màu sắc của que thử này có sự thay đổi thương là do những bất thường về dư thừa Protein, máu, mủ, vi khuẩn… Đây cũng là xét nghiệm có thể hỗ trợ chẩn đoán những bệnh lý về đường tiết niệu, tiểu đường,...

Nước tiểu khác thường có thể do bệnh về thận

Nước tiểu khác thường có thể do bệnh về thận

- Protein niệu: Là lượng protein dư thừa trong nước tiểu. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ có thể tiến hành những phương pháp cụ thể hơn như dùng que nhúng Albumin,…

- Microalbumin niệu: Để xác định một lượng nhỏ Albumin trong nước tiểu. Được thực hiện nếu que nhúng Protein cho kết quả âm tính hoặc những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề về thận như tiểu đường, huyết áp cao,….

- Xét nghiệm xác định tỷ lệ Albumin/Creatinine: Chỉ số kết quả dưới 30 được coi là bình thường, từ 30 – 300 là Albumin niệu tăng vừa phải. Trường hợp kết quả cao hơn 300 là tình trạng nghiêm trọng.

- Xét nghiệm độ thanh thải Creatinine: Thường được thực hiện để so sánh Creatinine của mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ và Creatinine trong máu để xác định lượng chất thải lọc. Ngoài ra còn rất nhiều xét nghiệm đánh giá chuyên sâu như định lượng protein niệu 24 giờ, Albumin máu, điện giải đồ niệu.... phụ thuộc vào từng bệnh lý mắc nghi ngờ mắc hoặc cần đánh giá. 

4. Các phương pháp khác để đánh giá chức năng thận

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như sau: 

- Siêu âm: Đây là phương pháp giúp các bác sĩ có thể quan sát rõ hơn hình ảnh thận, từ đó có thể phát hiện những vấn đề như kích thước, vị trí khối u, sỏi trong thận,...

- Chụp CT: Bằng năng lượng tia X, các bác sĩ có thể thu thập được hình ảnh về thận, phát hiện sớm những bất thường trong cấu trúc của thận, sỏi thận,... 

- Sinh thiết thận: Bác sĩ sẽ thu thập các mảnh mô nhỏ bằng kim chuyên dụng và mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết thận sẽ cho biết tình trạng bệnh lý cụ thể, mức độ tổn thương thận, từ đó lên phác đồ điều trị. 

- Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ để đánh giá chức năng lọc của từng bên thận, phần trăm tưới máu,… 

MEDLATEC là địa chỉ thăm khám bệnh uy tín, chất lượng

MEDLATEC là địa chỉ thăm khám bệnh uy tín, chất lượng

Bài viết đã giúp bạn tìm đáp án cho câu hỏi “xét nghiệm chức năng thận gồm những gì”. Tùy theo từng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ cũng sẽ có những chỉ định riêng, chuyên sâu hơn để đánh giá chính xác hoạt động của thận và vấn đề người bệnh đang gặp phải. 

Để đăng ký đặt lịch khám sớm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ