Tin tức

Bác sĩ hướng dẫn phân biệt hội chứng ruột kích thích với các bệnh lý khác

Ngày 24/09/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hội chứng ruột kích thích rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý đường tiêu hóa khác do có những triệu chứng khá giống nhau. Khi thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, bác sĩ sẽ phân biệt được hội chứng ruột kích thích với các bệnh lý khác, từ đó có phác đồ điều trị đúng và hiệu quả.

1. Hội chứng ruột kích thích - những thông tin cơ bản

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng bệnh lý mạn tính, ảnh hưởng đến hoạt động của đại tràng, hay dân gian gọi là ruột già, cần kiểm soát và điều trị trong thời gian dài.

Hội chứng ruột kích thích rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý đường tiêu hóa khác do có những triệu chứng khá giống nhau

Hội chứng ruột kích thích rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý đường tiêu hóa khác do có những triệu chứng khá giống nhau

1.1. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hiện chưa được khoa học khẳng định. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ cao dẫn đến hội chứng ruột kích thích là:

  • Tuổi tác: Hội chứng này xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ tuổi (dưới 45 tuổi).

  • Giới tính: tỷ lệ người mắc bệnh là nữ cao hơn nam.

  • Di truyền: trong gia đình có người mắc hội chứng ruột kích thích thì những thành viên còn lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Tâm lý: những người bị lo âu kéo dài, stress, căng thẳng trong công việc, cuộc sống sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có tâm lý bình thường.

1.2. Nhận diện triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích

Tương tự như các bệnh lý đường tiêu hóa khác, hội chứng ruột kích thích có những ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, điển hình là:

  • Gây tiêu chảy, táo bón.

  • Nếu táo bón, phân sẽ cứng và có chất nhầy.

  • Vùng lưng dưới có cảm giác đau nhức.

  • Đầy hơi, ợ hơi, ợ chua sau khi ăn.

Hội chứng ruột kích thích có những ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như gây tiêu chảy, táo bón

 Hội chứng ruột kích thích có những ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như gây tiêu chảy, táo bón

Tuy là bệnh khá lành tính nhưng hội chứng này gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Do đó, khi có các dấu hiệu bất thường, tốt nhất, bạn nên đi thăm khám để được tư vấn điều trị.

1.3. Ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích đến cơ thể

Về cơ bản, hội chứng ruột kích thích ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh hưởng lớn nhất của bệnh là làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc. Người bệnh luôn lo lắng về bệnh tật, khiến làm giảm hiệu quả công việc cũng như áp lực đến tinh thần.

1.4. Điều trị hội chứng ruột kích thích

Đây là một bệnh mạn tính, ít gây biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để, chưa có thuốc đặc trị. Việc điều trị bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp như dùng thuốc giảm triệu chứng, thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống cũng như tác động tâm lý cho bệnh nhân.

Dùng thuốc

Thuốc điều trị bệnh chủ yếu là thuốc điều trị triệu chứng như:

  • Thuốc trị tiêu chảy.

  • Thuốc trị táo bón.

  • Thuốc chống co thắt giúp giảm tình trạng đau bụng.

Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích cần theo đơn của bác sĩ

Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích cần theo đơn của bác sĩ

Khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, chú ý cần có đơn của bác sĩ. Tránh dùng bừa bãi gây những tác dụng phụ khác cho cơ thể.

Tư vấn tâm lý

Cần tư vấn cho bệnh nhân hiểu về tình trạng bệnh của bản thân cũng như hiểu rõ bản chất của bệnh mà mình đang mắc phải. Hiểu được đây là một bệnh mạn tính, có thể tái đi tái lại nhiều lần sẽ giúp bệnh nhân bớt lo lắng, căng thẳng khi bị mắc bệnh lại.

Chế độ ăn uống

Đây là một bệnh lý điều trị cá thể. Có những thực phẩm với bệnh nhân này thì khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn nhưng với bệnh nhân khác thì không. Do đó, tùy vào từng bệnh nhân sẽ có chế độ ăn khác nhau. 

Tuy nhiên, nguyên tắc dinh dưỡng chung là:

  • Hạn chế chất béo.

  • Hạn chế ăn đồ tươi sống.

  • Hạn chế ăn đồ lên men.

  • Hạn chế các thực phẩm có gas, chất kích thích.

 Nguyên tắc dinh dưỡng chung của người bị hội chứng ruột kích thích là hạn chế ăn đồ tươi sống

 Nguyên tắc dinh dưỡng chung của người bị hội chứng ruột kích thích là hạn chế ăn đồ tươi sống

Chế độ sinh hoạt

Người bị hội chứng ruột kích thích cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, cụ thể:

  • Chia nhỏ bữa ăn để giảm tải hoạt động cho hệ tiêu hóa.

  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên với cường độ hợp lý để nâng cao sức đề kháng cũng như cải thiện hoạt động của nhu động ruột.

  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng lo âu kéo dài.

2. Phân biệt hội chứng ruột kích thích với các bệnh lý khác

Hội chứng ruột kích thích thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác về đường tiêu hóa. Các bệnh lý đó là:

2.1. Bệnh viêm ruột

Các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy gặp ở cả hai bệnh lý này. Tuy nhiên, người bị viêm ruột còn có nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Sốt nếu có nhiễm trùng.

  • Sụt cân và chán ăn.

  • Đi ngoài phân có máu.

  • Thiếu máu.

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử rối loạn tiêu hóa cũng như các triệu chứng lâm sàng, làm các xét nghiệm cận lâm sàng để phân biệt viêm ruột với các bệnh lý khác như hội chứng ruột kích thích. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường được dùng là xét nghiệm phân, nội soi. 

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa trên dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa trên dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh

2.2. Ung thư

Trên thực tế cũng ghi nhận một số loại ung thư có triệu chứng tương tự hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, ung thư còn có các biểu hiện điển hình khác như:

  • Nếu ung thư ruột kết sẽ xuất hiện triệu chứng chảy máu trực tràng, phân có lẫn máu, giảm cân nhanh.

  • Nếu ung thư buồng trứng sẽ kèm theo chán ăn, cơ thể mệt mỏi, vòng bụng to lên.

Ngoài ra, một số bệnh lý cũng gây ra các triệu chứng như hội chứng ruột kích thích là bệnh Celiac, bệnh túi thừa, lạc nội mạc tử cung,... khi thăm khám, các bác sĩ sẽ phân biệt hội chứng ruột kích thích với các bệnh lý khác dựa trên nhiều phương pháp. Việc bạn cần chú ý là nên đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám ngay nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường. Phát hiện sớm bệnh sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.

Các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn qua tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 56 56 56. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ