Tin tức
Bác sĩ hướng dẫn xử trí nhanh tăng huyết áp cấp cứu
- 08/06/2022 | Điều trị hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng bằng cách nào?
- 15/05/2022 | Cẩm nang sức khỏe về bệnh tăng huyết áp tâm trương
- 09/03/2022 | Kiểm soát tăng huyết áp vô căn như thế nào cho hiệu quả
1. Định nghĩa về tăng huyết áp cấp cứu
Tăng huyết áp cấp cứu là những tình huống tăng huyết áp nặng, có những biểu hiện lâm sàng là tổn thương các cơ quan đích như: bệnh não do tăng huyết áp, đột quỵ, thiếu máu não, suy thận, sản giật,… Bệnh thường đe dọa đến tính mạng con người nên đòi hỏi phải can thiệp ngay lập tức.
Chỉ số huyết áp ≥ 180/120 mm Hg là mức chỉ số tăng huyết áp cấp cứu
2. Một số dạng tăng huyết áp cấp cứu phổ biến
Việc nhận diện các dạng tăng huyết áp cấp cứu sẽ mang đến nhiều thuận lợi trong chẩn đoán bệnh. Dưới đây là một số dạng tăng huyết áp bạn không nên bỏ qua:
-
Tăng huyết áp ác tính: Là dạng tăng huyết áp nặng có thay đổi đáy mắt, xuất huyết, phù gai, phù mạch, DIC và có thể kèm theo bệnh não.
-
Tăng huyết áp nặng kèm một số bệnh lý nặng như: tăng huyết áp kèm theo tác động mạch chủ, thiếu máu cơ tim cấp tính, suy tim cấp.
-
Tăng huyết áp đột ngột: tăng huyết áp đột ngột đã làm tổn thương cơ quan đích do ác u tủy thượng thận gây nên.
-
Một dạng tăng huyết áp cấp cứu thường gặp là tăng huyết áp trên phụ nữ có thai, tiền sản giật hay tăng huyết áp nặng.
Không xử lý triệt để tăng huyết áp cấp cứu có thể gây liệt hai chân
3. Một số tình huống đặc biệt của tăng huyết áp cấp cứu
Bên cạnh các dạng tăng huyết áp kể trên, người bệnh còn có thể gặp phải một số tình huống sau:
-
Tăng huyết áp ác tính thường là những trường hợp tăng huyết áp nặng (> 200/120 mm Hg) kèm với bệnh lý võng mạc tiến triển hai bên ở dạng xuất huyết hoặc phù gai.
-
Bệnh não do tăng huyết áp là trường hợp tăng huyết áp kèm với các triệu chứng hôn mê hay co giật.
-
Tình trạng tăng huyết áp nặng đi kèm với hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn quá trình tạo ra hoặc giảm lượng tiểu cầu là những biểu hiện của bệnh lý vi mạch khối huyết tăng huyết áp.
-
Ngoài ra, còn các dạng tăng huyết áp đi kèm với một số biểu hiện khác như: đột quỵ cấp, phù phổi do tim, tiền sản giật, sản giật,…
4. Xử trí tăng huyết áp cấp cứu như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tăng huyết áp cấp cứu là bệnh lý cần quan tâm đặc biệt. Để xử lý tình trạng trên bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Nếu có các biểu hiện bất thường như: đau ngực, khó thở, đau lưng, tê bì, suy giảm ý thức, nói khó, nhìn mờ, có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, đo huyết áp ≥ 180/120 mm Hg,... khi đó cần gọi cấp cứu hoặc liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Điều trị bằng thuốc là liệu pháp tối ưu để xử trí cơn tăng huyết áp. Một số thuốc dùng để truyền tĩnh mạch như: nicardipine, nitroglycerine, Sodium nitroprusside, labetalol, hydralazine,... Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị mà phải tuân theo sự chỉ định của các y bác sĩ.
Trong trường hợp huyết áp tăng cao, không nên sử dụng các biện pháp hạ huyết áp quá nhanh, quá thấp, bởi nó có thể làm cho tình trạng trở nên nguy hiểm hơn. Kết hợp việc theo dõi tĩnh mạch liên tục và truyền thuốc tĩnh mạch để hạ huyết áp. Việc hạ huyết áp không cần phải quá nhanh, chỉ nên hạ huyết áp từ 10 -15 % và không giảm quá 25% trong thời gian 1 giờ đầu tiên.
Trong quá trình điều trị, hạ huyết áp trong vòng 2 - 6 giờ tiếp theo về mức 160/100 mm Hg. Nếu mức giảm huyết áp đầu tiên diễn ra tốt tiếp tục hạ tiếp xuống mức huyết áp bình thường trong vòng 24 - 48 giờ. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cần chỉ định hạ huyết áp ngay như: những bệnh nhân đã có tiền sử tiền sản giật, sản giật,… cần giảm xuống < 140 mm Hg trong vòng 1 giờ đầu.
Trong thời gian người bệnh nằm viện nên làm tầm soát các nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát
Ngoài ra bệnh nhân cần loại bỏ các yếu tố làm cho tăng huyết áp nặng thêm như: lo lắng, hồi hộp, hay sử dụng các chất kích thích,... Sau khi người bệnh đã được điều trị để huyết áp trở về mức an toàn, ổn định với thuốc uống vẫn nên tái khám từ từ một đến hai lần trên tháng cho đến khi huyết áp tối ưu.
5. Các biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp cấp cứu
Để phòng ngừa các cơn tăng huyết áp cấp cứu những bệnh nhân đã có tiền sử tăng huyết áp cần tuân thủ đúng và đủ theo yêu cầu phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
-
Không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng thuốc, tất cả quá trình đều phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
-
Những người có nguy cơ bị tăng huyết áp nên đến các bệnh viện uy tín để thăm khám, kiểm tra định kì, nắm rõ tình trạng của mình, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời.
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, nên bổ sung rau xanh, những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng ở mỗi bữa ăn để tránh tình trạng thừa cân béo phì;
-
Tích cực rèn luyện sức khỏe, tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày;
-
Từ bỏ rượu bia, chất kích thích gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe;
-
Xây dựng lối sống lành mạnh;
-
Chú ý sắp xếp cân bằng thời gian dành cho công việc và thời gian để bản thân nghỉ ngơi. Tránh làm việc quá sức gây căng thẳng dễ ảnh hưởng đến huyết áp;
Khói thuốc lá tác động xấu lên huyết áp
Khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ uy tín trong điều trị tăng huyết áp cấp cứu. Đến đây người bệnh sẽ được khám và điều trị bởi các chuyên gia đầu ngành cùng hệ thống trang thiết bị Y khoa hiện đại. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh, hay cần tư vấn về các vấn đề sức khỏe, hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!