Tin tức

Bác sĩ tư vấn: Thoái hóa khớp gối nên điều trị ra sao để mau khỏi?

Ngày 29/01/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Hiện nay thoái hóa khớp gối không chỉ xảy ra ở bệnh nhân cao tuổi mà càng ngày càng trẻ hóa do lối sống thay đổi. Căn bệnh này khá phổ biến và vẫn có thể điều trị, giảm thiểu cơn đau nếu người bệnh tuân thủ những chế độ sinh hoạt và tập luyện phù hợp.

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Đây là căn bệnh khó có thể phát hiện kịp thời và thường bị bỏ qua ở giai đoạn đầu phát triển. Thông thường dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của thoái hóa khớp gối đó là bệnh nhân bị đau ở mặt trước khớp gối, khi gập hoặc duỗi chân có tiếng kêu lạo xạo. 

Về cơ bản, bệnh này phản ánh tình trạng sụn khớp bị viêm là lượng dịch tiết khớp giảm do sụn khớp bị giảm khả năng tái tạo, hay nói cách khác là tốc độ tái tạo của sụn khớp không kịp để bù đắp vào lớp sụn bị mất, bị bào mòn do hoạt động theo thời gian.

2. Điểm mặt chỉ tên một số biểu hiện của thoái hóa khớp gối

Các dấu hiệu thường gặp có thể kể tới đó là:

  • Khớp gối có triệu chứng viêm tấy, sưng to;

  • Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp;

  • Khớp mất đi độ linh hóat, bị cứng nếu giữ lâu ở một vị trí, lâu không vận động;

  • Cơn đau khớp gối xuất hiện ngày một nhiều và kéo dài, mức độ đau tăng khi chuyển đổi tư thế vận động.

Khớp càng ngày càng đau là biểu hiện của thoái hóa khớp gối

Khớp càng ngày càng đau là biểu hiện của thoái hóa khớp gối

3. Đi tìm nguyên nhân gây bệnh

Có thể chia nguyên nhân gây nên bệnh thoái hoá khớp gối làm 02 loại: thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát.

3.1. Nguyên nhân thoái hóa khớp nguyên phát

Thoái hóa khớp nguyên phát là nguyên nhân chính và thường xuất hiện muộn. Nguyên nhân này hay gặp ở bệnh nhân trên 60 tuổi, tiến triển chậm và có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp. Tình trạng thoái hóa khớp nặng hơn còn liên quan đến yếu tố nội tiết, di truyền và chuyển hóa (như bị mãn kinh hoặc mắc bệnh đái tháo đường,...).

3.2. Nguyên nhân thoái hóa khớp thứ phát

Đây là nguyên nhân dễ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày như bị chấn thương, làm thay đổi trục khớp. Mọi lứa tuổi đều có thể vì nguyên nhân này mà gặp vấn đề về khớp gối. Các biểu hiện bất thường có thể gặp: khớp gối bị quay vào trong, bị quay ra ngoài, khớp gối bị quá duỗi,...

4. Các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn tới thoái hóa khớp gối 

Những yếu tố gây nên chứng thoái hóa khớp gối:

  • Mắc bệnh béo phì: Trọng lượng cơ thể cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với các vấn đề về xương khớp. Bởi khớp gối đóng vai trò nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Nếu bệnh nhân bị thừa cân sẽ khiến khớp gối phải chịu một áp lực lớn, sụn khớp nhanh bị bào mòn và khó tái tạo.

  • Chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn: Là một bộ phận quan trọng nhưng đồng thời cũng dễ bị tổn thương nhất đó chính là khớp gối. Khi vận động, chơi thể thao không cẩn thận hoặc tai nạn, các thành phần của khớp gối như dây chằng dễ bị đứt, xương bánh chè, đầu dưới xương đùi dễ bị gãy,... Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại biến chứng và khiến khớp gối thoái hóa, yếu dần theo thời gian.

Vấn đề về cân nặng cũng là một trong các nguyên nhân khiến khớp gối bị thoái hóa

Vấn đề về cân nặng cũng là một trong các nguyên nhân khiến khớp gối bị thoái hóa

  • Vận động quá sức hóac lười vận động tập thể dục, thể thao: điều gì quá cũng không tốt cho khớp gối. Nếu lao động hóac chơi thể thao quá nhiều, sụn khớp không có thời gian sản sinh và tiết dịch cũng khiến khớp gối dễ bị hao mòn. Ngược lại nếu lâu ngày chúng ta không vận động, khớp gối cũng dễ bị co cứng, thiếu độ linh hoạt, lâu dần bị thoái hóa.

  • Do tuổi tác: Tuổi đời càng lớn đồng nghĩa với việc các cơ quan trong cơ thể cũng thoái hóa dần theo năm tháng. Khớp gối cũng vậy. Khi ấy mức độ tổng hợp của sụn khớp không còn cao nữa, thoái hóa khớp là điều dễ thấy ở người cao tuổi.

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn quá ít những chất có khả năng cung cấp chất nhờn cho túi hoạt dịch khớp gối, hoặc tiêu thụ quá nhiều bia rượu sẽ góp phần làm giảm chức năng của khớp gối.

  • Một số bệnh lý khác: bệnh Gout, thấp khớp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa,...

5. Thoái hóa khớp gối gây nên biến chứng nguy hiểm gì?

Thoái hóa khớp gối khiến bệnh nhân bị đau nhức khó chịu dai dẳng, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân, hạn chế khả năng vận động và các biến chứng điển hình phải kể đến như:

  • Teo cơ;

  • Sụn khớp bị mắc chứng vôi hóa;

  • Khả năng vận động, đi lại khó khăn;

  • Cứng khớp;

  • Tàn phế, bại liệu, thậm chí phải dùng tới nạng hóac xe lăn trợ giúp khi di chuyển;

  • Năng suất lao động giảm;

  • Thoái hóa khớp gối khiến bệnh nhân ít đi lại được, dễ dẫn tới các bệnh khác như tăng cân, béo phì, tiểu đường, Gout, tim mạch,...

Xe lăn là thay thế đôi chân để di chuyển khi khớp gối bị thoái hóa quá nặng

Xe lăn là thay thế đôi chân để di chuyển khi khớp gối bị thoái hóa quá nặng

6. Cách phòng tránh và điều trị bệnh thoái hóa  khớp gối

Làm thế nào để không bị thoái hóa khớp gối?

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh: tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ uống có cồn như bia rượu, nên bổ sung khoáng chất và canxi. Kiểm soát tốt cân nặng tránh để bị béo phì;

  • Tập thể dục và vận động đúng cách: những môn thể thao được khuyến khích tham gia đó là bơi lội, yoga, đi bộ;

  • Sau mỗi 30 phút - 1 tiếng đồng hồ ngồi làm việc trước máy tính hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế cố định, cần đứng dậy đi lại vận động nhẹ nhàng, thư giãn giúp xương khớp được vận động, khí huyết lưu thông.

  • Massage khớp gối mỗi ngày, tăng tuần hoàn máu;

  • Khám sức khỏe định kỳ

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh mau chóng khỏe mạnh, cụ thể là:

Những món mà người bị thoái hóa khớp gối nên ăn:

  • Trái cây, rau củ: Các loại quả như dứa, cam chứa nhiều Vitamin C và men kháng viêm giúp tăng cường độ dẻo dai của khớp. Ngoài ra các loại rau xanh à ngũ cốc nên được bổ sung vào các bữa ăn để tăng hệ miễn dịch và chống oxy hóa.

  • Ăn sụn, nước xương hầm từ lợn, bò: những món ăn này có chứa nhiều glucosamine và chondroitin vốn có chức năng cấu tạo nên sụn, rất tốt cho hệ xương khớp.

  • Tiêu thụ các loại cá như cá thu, cá ngừ, cá hồi giúp cung cấp omega 3, kháng viêm khá hiệu quả.

  • Những chất béo lành mạnh người bị thoái hóa khớp gối có thể ăn đó là dầu olive, dầu dừa, bơ thực vật hoặc các loại hạt. Những thực phẩm này có khả năng kích thích sụn sản sinh ra collagen tốt cho sụn xương khớp gối.

  • Bên cạnh những thực phẩm người bệnh nên ăn, cũng cần lưu ý những loại thức ăn cần kiêng khem như các loại thịt đỏ (thịt lợn, bò, dê, cừu,...); thức ăn có chất béo công nghiệp như khoai tây chiên, đồ chiên rán; đồ ăn chứa nhiều đường; Nước uống có ga; Rượu bia, thuốc lá,... vì những thức ăn chứa các chất này rất có hại cho hoạt động của xương khớp.

Ăn uống lành mạnh để khớp gối được bảo trì thật tốt nhé mọi người!

Ăn uống lành mạnh để khớp gối được bảo trì thật tốt nhé mọi người!

Nếu bạn còn những băn khoăn, thắc mắc nào liên quan tới thoái hóa khớp gối hóac bất kỳ vấn đề gì liên quan tới khớp gối cũng như sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được giải đáp, đồng thời nghe tư vấn về những dịch vụ chất lượng của chúng tôi. Hãy đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khóa để được thăm khám kịp thời bạn nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ