Tin tức

Bạch cầu có chức năng gì đối với cơ thể con người?

Ngày 14/12/2022
Bạch cầu hay bạch huyết cầu là một loại thành phần của máu, một phần của hệ miễn dịch. Số lượng bạch cầu trong 1 lít máu của người khỏe mạnh nằm trong khoảng 4.000 - 10.000 tế bào/ 1 microlit. Vậy có khi nào bạn tò mò bạch cầu có chức năng gì hay không? Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời chính xác, câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu bạch cầu

Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ chống lại những tác nhân lạ từ bên ngoài đi vào cơ thể. Nếu phát hiện ra virus, vi khuẩn, bạch cầu sẽ làm nhiệm vụ thực bào hoặc sản xuất kháng thể tiêu diệt các tác nhân này. Đồng thời kích hoạt hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất.

Đây là thành phần có vai trò quan trọng

Bạch cầu là thành phần có vai trò quan trọng trong cơ thể

Nhằm mục đích giúp bạn hiểu rõ về bạch cầu có chức năng gì, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu xem bạch cầu bao gồm những loại nào nhé.

2. Các loại tế bào bạch cầu

Dựa theo hình dáng của nhân và sự vắng mặt hay có mặt của các hạt trong bào tương của tế bào (những hạt này chủ yếu là tiêu thể (lysosome) mà chia thành hai loại bạch cầu chính sau đây:

  • Bạch cầu dạng hạt (bạch cầu có đa nhân): Là loại bạch cầu có hạt lớn trong bào tương. Phụ thuộc vào sự bắt màu của các hạt trong bào tương, bạch cầu phân chia thành: bạch cầu ưa acid (ái toan), bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa base (ái kiềm);

  • Bạch cầu không có hạt (bạch cầu đơn nhân): Gồm những loại bạch cầu không hạt trong bào tương. Theo đó, bạch cầu không hạt chia thành 2 loại: bạch cầu Lympho và bạch cầu Mono.

3. Bạch cầu có chức năng gì đối với cơ thể?

Bạch cầu có chức năng gì? Nhiệm vụ chính của bạch cầu là bảo vệ cơ thể nhưng mỗi loại có cấu trúc gắn liền với chức năng bao gồm:

3.1. Bạch cầu đa nhân (bạch cầu hạt)

Chức năng lần lượt của 3 loại bạch cầu hạt như sau:

  • Bạch cầu hạt trung tính: Chiếm tỷ lệ phần lớn trong cơ thể con người, chịu “trách nhiệm” tạo hàng rào đầu tiên để bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập từ vi khuẩn sinh mủ hoặc virus, nấm. Bởi vì bạch cầu hạt trung tính có khả năng vận động và thực bào rất cao;

  • Bạch cầu hạt ưa acid (ái toan): Nhiệm vụ chủ yếu của bạch cầu ưa acid đó là khử độc do protein, chất lạ như bị nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Ngoài ra, bạch cầu ái toan cũng đóng vai trò trong phản ứng miễn dịch, phản ứng gây viêm cho cơ thể;

  • Bạch cầu ưa base (ái kiềm): Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong 3 loại bạch cầu với 1%. Bạch cầu ưa base chỉ tăng số lượng nếu gặp phản ứng dị ứng.

Bạch cầu đa nhân 

Bạch cầu đa nhân

3.2. Bạch cầu Lympho

Bạch cầu lympho có hai loại chính: bạch cầu lympho B và bạch cầu lympho T với vai trò chủ yếu đó là:

  • Bạch cầu lympho B: Có nhiệm vụ chính “sản xuất” ra kháng thể để hệ miễn dịch kết hợp phản ứng với nhiễm trùng từ những tác nhân lạ

  • Bạch cầu lympho T: Có nhiệm vụ nhận dạng đồng thời loại trừ các tế bào có nguy cơ làm nhiễm trùng. Cụ thể, sau khi được hoạt hóa, Lympho T sẽ tấn công kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể con người. Bằng cách tấn công trực diện hoặc giải phóng chất Lymphokin. Loại chất này có vai trò thu hút bạch cầu hạt xâm nhập để tấn công kháng nguyên.

3.3. Bạch cầu Mono

Bạch cầu Mono chiếm tỷ lệ từ 2 đến 8% tổng số tế bào bạch cầu trong cơ thể. Mono là bạch cầu không hạt có kích thước khá lớn, tại mô liên kết của các cơ quan sẽ phát triển thành các đại thực bào. Khi đó, đại thực bào sẽ ăn phân tử có kích thước lớn cùng mô hoại tử.

Vậy bạch cầu có chức năng gì đối với bạch cầu mono? Nhiệm vụ chính của chúng đó là dọn sạch phần mô bị tổn thương.

 Bạch huyết cầu Mono giúp khởi động lại quá trình sản sinh ra kháng thể

Bạch huyết cầu Mono giúp khởi động lại quá trình sản sinh ra kháng thể

4. Chỉ số WBC trong thể tích máu là gì?

Chỉ số WBC là từ viết tắt của White Blood Cell chỉ số lượng bạch cầu có trong một thể tích máu và được chia ra làm 3 trường hợp sau:

4.1. Chỉ số WBC bình thường

Chỉ số bạch cầu bình thường tương ứng với các đối tượng trong đối tượng cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh: 13.000 - 38.000 tế bào/ mm3;

  • Trẻ em từ 2 tuần tuổi trở lên: 5.000 - 20.000 tế bào/ mm3;

  • Người trưởng thành: 4.500 - 10.000 tế bào/ mm3;

  • Phụ nữ đang mang thai trong tháng thai kỳ tam cá nguyệt thứ 3: Số lượng bạch cầu dao động từ 5.800 - 13.200/ mm3.

4.2 Chỉ số WBC trong cơ thể cao

Những nguyên nhân chính dẫn đến số lượng bạch cầu trong thể tích máu của bạn tăng cao có thể đến từ:

  • Triệu chứng của tình trạng viêm: viêm ruột thừa, viêm mạch máu, viêm thấp khớp;

  • Hiện tượng nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, bệnh nấm;

  • Mắc bệnh lý về bạch cầu;

  • Người gặp dị ứng của cơ thể như lên cơn hen suyễn;

  • Tế bào bạch cầu chết do bị bỏng, chấn thương, lên cơn đau tim;

  • Quá trình làm thủ thuật, phẫu thuật làm cho tế bào chết cũng làm cho số lượng bạch cầu đột ngột tăng.

4.3. Chỉ số WBC trong cơ thể thấp

Chỉ số WBC trong thể tích máu hạ thấp có thể đến từ những nguyên do chính sau:

  • Tủy xương gặp tình trạng bị tổn thương như là từ việc can thiệp hóa trị, xạ trị hay tiếp xúc trực tiếp với độc tố có hại;

  • Gặp điều kiện tự miễn dịch với các bệnh như HIV hay Lupus;

  • Mắc bệnh bạch cầu;

  • Có triệu chứng rối loạn của tủy xương;

  • Ung thư hạch bạch huyết;

  • Nhiễm trùng huyết tương do vi khuẩn, vi trùng,...

  • Thiếu vitamin B-12.

Chỉ số WBC có vai trò quan trọng để bác sĩ biết được sức khỏe của người bệnh

Chỉ số WBC có vai trò quan trọng để bác sĩ biết được sức khỏe của người bệnh

Số lượng bạch cầu dù tăng hay giảm đều biểu hiện vấn đề lo ngại, cho thấy tình trạng sức khỏe của bạn đang không được tốt. Bạn nên thăm khám định kỳ để bảo vệ an toàn cho bản thân trước virus, vi khuẩn gây bệnh.

Nếu đang tìm kiếm địa chỉ xét nghiệm máu uy tín, bạn có thể liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch xét nghiệm tại Bệnh viện hoặc tại nhà theo nhu cầu.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ