Tin tức

Bạn có biết con người có bao nhiêu xương?

Ngày 14/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Không phải ai cũng biết con người có bao nhiêu xương và bộ xương người bao gồm những gì, có những chức năng nào. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc tương tự thì bài viết hôm nay của MEDLATEC sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được câu trả lời.

1. Con người có bao nhiêu xương?

Thật bất ngờ khi số lượng xương của trẻ sơ sinh và của người trưởng thành có sự khác nhau. Vậy thì chính xác là con người có bao nhiêu xương? Câu trả lời là trẻ sơ sinh có 300 xương và khi trưởng thành thì số xương chỉ còn 206. Nguyên nhân là do trong quá trình lớn lên, một số xương nằm gần nhau sẽ có xu hướng “sáp nhập” với nhau nên đến khi trưởng thành, số lượng xương sẽ dừng lại ở con số 206 cho đến hết cuộc đời. 

Tuy nhiên, một vài trường hợp đặc biệt có liên quan đến dị tật bẩm sinh thì số lượng xương khi trưởng thành có thể ít hoặc nhiều hơn 206. Những dị tật này có thể ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình, chức năng vận động và tâm sinh lý của người bệnh, nhất là khi không được hoặc không thể điều trị triệt để. 

Con người có bao nhiêu xương? Đó là 206 xương ở người trưởng thành

Con người có bao nhiêu xương? Đó là 206 xương ở người trưởng thành

2. Bộ xương người ở trưởng thành gồm những gì?

Chia sẻ trên giúp bạn biết được con người có bao nhiêu xương, vậy thì bộ xương người ở trưởng thành gồm những gì. Theo đó, cơ thể người có 4 loại xương là xương dài (hình dạng dài và mỏng), xương ngắn (hình dạng vuông vức), xương dẹt (bề mặt phẳng rộng) và xương khác (chẳng hạn như xương cột sống).

Ở người trưởng thành, bộ xương hoàn chỉnh sẽ bao gồm:

  • Hộp sọ: Bao gồm cả xương hàm.
  • Cột sống: Bao gồm đốt sống cổ, ngực và thắt lưng, xương cùng và xương cụt.
  • Ngực: Bao gồm xương sườn và xương ức.
  • Cánh tay: Bao gồm xương bả vai, xương quai xanh (xương đòn), xương cánh tay, xương trụ, xương quay.
  • Bàn tay: Bao gồm xương cổ tay (cổ tay), xương bàn, xương ngón tay.
  • Xương chậu - xương hông.
  • Chân: Bao gồm xương đùi, xương bánh chè, xương ống chân (xương chày) và xương mác.
  • Bàn chân: Bao gồm xương cổ chân, xương bàn và xương ngón chân.

Bộ xương người có tổng cộng 4 loại xương

Bộ xương người có tổng cộng 4 loại xương

3. Xương có những chức năng nào?

Sau khi nắm được con người có bao nhiêu xương và bộ xương người gồm những gì thì chúng ta tiếp tục cùng tìm hiểu các chức năng quan trọng của xương.

Chức năng bảo vệ

Đây là một trong những chức năng quan trọng của xương, đặc biệt là xương sọ, hệ xương vùng lồng ngực và xương chậu. Xương có nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong trước các chấn thương, va chạm cơ học, từ đó, giảm thiểu mức độ thương tổn và nguy hiểm. 

Chức năng nâng đỡ

Không chỉ che chắn và bảo vệ cơ quan nội tạng, xương còn có nhiệm vụ nâng đỡ, là “điểm tựa” và “nơi neo đậu” của nhiều cơ quan quan trọng. Chẳng hạn như não, phổi, tim hay tử cung là những cơ quan được nâng đỡ chắc chắn bởi hệ khung xương. 

Tạo máu và dự trữ

Tủy xương có chức năng tạo máu và dự trữ năng lượng cho cơ thể. Cụ thể, tủy đỏ của xương chứa tế bào gốc tạo máu, giúp sản sinh máu cho cơ thể. Còn tủy vàng chứa tế bào nền, giúp sản sinh chất béo. Ngoài ra, canxi, phốt pho cùng nhiều khoáng chất khác cũng được dự trữ rất nhiều ở xương. 

Hỗ trợ vận động

Xương có sự liên kết mật thiết, chắc chắn và linh hoạt với hệ cơ, dây chằng và khớp. Nhờ đó, cơ thể có khả năng di chuyển, vận động một cách dễ dàng, nhẹ nhàng và hoàn toàn theo chủ đích. 

Xương nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể

Xương nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể 

4. Bí quyết để xương dẻo dai, chắc khỏe

Có thể thấy xương đóng vai trò cực kỳ quan trọng, không chỉ hỗ trợ vận động mà còn giúp bảo vệ cơ quan nội tạng và sản sinh máu, dự trữ năng lượng cho cơ thể. Vì thế, làm thế nào để xương luôn chắc khỏe, dẻo dai, ít bị thoái hóa do lão hóa là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là những bí quyết dành cho bạn. 

Vận động vừa sức

Để xương luôn khỏe thì vận động vừa sức là rất quan trọng. Bạn hãy lắng nghe cơ thể mình để có thể lựa chọn được hình thức vận động, tập luyện phù hợp. Thường thì những bài tập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, thiền, yoga sẽ phù hợp với tất cả mọi người. Tuyệt đối không vận động mạnh hay quá sức để tránh gây áp lực lên xương, thậm chí là làm tổn thương xương, gãy xương.

Bổ sung canxi

Trẻ em trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và sau sinh, người già,… là những đối tượng cần bổ sung canxi. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý bổ sung mà cần phải thăm khám với bác sĩ để được chỉ định phù hợp, nhất là khi bổ sung canxi qua đường uống.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường canxi cho cơ thể bằng chế độ ăn hàng ngày. Cụ thể, nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như hải sản, cá hồi, cá mòi, rau xanh đậm, quả mọng, các loại đậu và hạt, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa,… Bằng cách này, bạn sẽ có một hệ xương chắc khỏe. 

Ăn thực phẩm giàu canxi là bí quyết để xương chắc khỏe

Ăn thực phẩm giàu canxi là bí quyết để xương chắc khỏe 

Bổ sung vitamin D và K2

Đây là “bộ đôi” giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi. Vitamin D và K2 có nhiều trong rau xanh đậm, các loại thực phẩm lên men như dưa cải, đậu tương, phô mai, sữa chua,… 

Kiểm soát cân nặng

Thiếu cân hay thừa cân đều ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Cụ thể, người bị thiếu cân có nguy cơ loãng xương cao, còn cân nặng thừa dễ gây áp lực lên hệ xương, làm giảm chức năng nâng đỡ của xương. Do đó, để có một hệ xương khỏe mạnh thì bạn cần theo dõi và kiểm soát tốt cân nặng của mình. 

Hạn chế bia rượu

Bia rượu có thể gây loãng xương thứ phát và làm mất cân bằng trong quá trình tái tạo xương. Đó là lý do bạn cần hạn chế tiêu thụ bia rượu, không nên uống quá 3 lần/ tuần và quá 2 ly/ lần. Đặc biệt, cần nói không với thuốc lá vì thuốc lá không chỉ làm xương mau thoái hóa mà còn gây hại cho sức khỏe toàn diện. 

Chắc hẳn những chia sẻ trên đã giúp bạn biết được con người có bao nhiêu xương cùng nhiều thông tin hữu ích khác. Nếu đang tìm kiếm địa chỉ khám và điều trị bệnh xương khớp thì khoa Xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC là gợi ý dành cho bạn.

Ngay từ bây giờ, quý khách có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được Tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch trước nhanh chóng. 

Từ khoá: xương khớp

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.