Tin tức

Chiều dài xương đùi ở người là bao nhiêu và sự thật thú vị về xương đùi

Ngày 01/02/2024
Vũ Thị thu Hương
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nếu như sắt thép đóng vai trò như một bộ khung nâng đỡ ngôi nhà thì hệ xương khớp trong cơ thể người cũng có chức năng tương tự như vậy. Sự khỏe mạnh của hệ xương còn phụ thuộc vào những yếu tố như tính chất của xương, hệ thống sụn khớp và dây chằng. Mỗi một loại xương sẽ có kích thước, độ dài và cấu tạo khác nhau. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chiều dài xương đùi - một trong những xương dài nhất trong cơ thể với chức năng vô cùng quan trọng.

1. Những đặc điểm thú vị của xương đùi

1.1. Chiều dài xương đùi là bao nhiêu?

Hệ cơ xương khớp là một trong những yếu tố quan trọng, là điểm tựa để nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cũng như hỗ trợ mọi vận động của cơ thể. Ở người trưởng thành, tổng số xương sẽ là khoảng 206 chiếc, còn ở trẻ em là 300 xương.

Xương đùi chính là xương có độ dài lớn nhất so với các loại xương khác trong cơ thể. Trung bình chiều dài của xương đùi sẽ chiếm khoảng ¼ chiều dài cơ thể. Ví dụ, nếu bạn cao khoảng 60cm thì chiều dài xương đùi mỗi bên chân của bạn sẽ là khoảng 40 - 42 cm.

Xương đùi (Femur) là xương dài nhất trong cơ thể người

Xương đùi (Femur) là xương dài nhất trong cơ thể người

1.2. Xương đùi có khả năng chịu trọng lượng rất tốt

Xương đùi kết hợp với xương chày và xương bàn chân sẽ tạo thành một cấu trúc vững chãi để chịu được trọng lượng của cơ thể. Nhờ đó, chúng ta có thể đứng vững, đi lại, chạy nhảy và giữ thăng bằng.

So với xương mác - một loại xương nhỏ nằm ở vị trí bên ngoài cẳng chân thì xương chày và xương đùi có khả năng chịu trọng lượng tốt hơn. Để giúp tăng cường sức mạnh cho xương đùi, mỗi người nên áp dụng các bài tập luyện hàng ngày như chạy bộ, đi bộ hay leo cầu thang. Khi đã quen với những vận động này, sức kéo và độ dẻo dai của cơ sẽ được cải thiện, mật độ xương đùi cũng dày hơn và tránh được nguy cơ bị loãng xương.

1.3. Tiếp sức cho các cơ mông, cơ xoay đùi

Cũng giống như các bộ phận khác như hông, vai, xương đùi cũng có một khớp nối giúp các chuyển động ở chân trở nên linh hoạt hơn. Có một lớp sụn bao phủ bên ngoài những mấu chuyển của xương đùi. Điều này giúp hỗ trợ khớp háng hoạt động trơn tru hơn.

Ngoài ra, những mấu chuyển này còn phối hợp với hệ thống dây chằng và khung xương chậu nhằm nâng đỡ và hỗ trợ vận động cho cơ mông hay các cơ xoay đùi khác.

1.3. Xương đùi là nhà kho lưu trữ tủy vàng và tủy đỏ 

Phần lớn tuỷ xương đều là tuỷ màu đỏ, tạo thành bởi các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Nhưng vẫn có những tế bào xương màu vàng với thành phần cấu tạo là chất béo. Với chiều dài ấn tượng, trong xương đùi có cả tuỷ đỏ lẫn tuỷ vàng.

1.4. Xương đùi giữa nam giới và nữ giới khác biệt như thế nào?

So với phương thẳng đứng, xương đùi của chúng ta sẽ được định hình theo một góc 10 - 15 độ. Do đặc điểm về giới tính với các chức năng sinh lý đặc biệt, xương chậu ở nữ giới có đặc điểm rộng hơn nam giới. Vì vậy góc Q ở phụ nữ cũng sẽ lớn hơn so với đàn ông.

2. Xương đùi có thể gặp những vấn đề gì?

Do là loại xương dài nhất và đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong vận động của cơ thể nên xương đùi cũng rất dễ gặp tổn thương. Đó có thể là chấn thương do tác động vật lý hoặc nguyên nhân bệnh lý của cơ thể. Chẳng hạn như:

       Chấn thương: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, té ngã, ẩu đả, bị đánh đập vào đùi,... Những chấn thương này có thể khiến bệnh nhân bị gãy dập xương, trật hoặc sai khớp xương đùi.

       Thiếu hụt chất dinh dưỡng: một hệ xương khỏe mạnh là khi được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như vitamin D và canxi. Nếu cơ thể bị thiếu đi 2 dưỡng chất này thì sẽ dẫn tới loãng xương. Tình trạng này khiến mật độ xương của bệnh nhân bị giảm sút dần theo thời gian, cùng với đó là những triệu chứng khó chịu như đau nhức xương, xương giòn và dễ gãy gây hạn chế vận động,...

       Mắc bệnh bạch cầu: tuỷ xương có mặt gần như ở mọi xương trong cơ thể. Nó tham gia vào quá trình sản xuất tế bào xương. Bệnh bạch cầu hay còn gọi là ung thư tủy xương có thể xảy ra ở xương đùi, gây nên những cơn đau nhức liên tục ở đây.

       Nhiễm trùng xương đùi: hay viêm tủy xương đùi. Đây là hiện tượng nhiễm trùng xuất phát từ những bộ phận hay các vị trí khác, sau đó lan tới xương đùi. Nếu chậm trễ trong việc điều trị, nhiễm trùng xương đùi có thể tiêu diệt dần các tế bào xương, xương đau nhức nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm khác.

       Ung thư xương: là khi ung thư khởi nguồn ở ngay trong xương, trong đó bao gồm cả xương đùi. Triệu chứng điển hình nhất của ung thư xương là đau nhức và biến dạng xương. Bệnh lý này hiếm gặp hơn so với bệnh bạch cầu hay các bệnh ung thư di căn xương khác. Trong đó ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư tuyến giáp,... là những bệnh ung thư rất dễ di căn vào xương.

Xương đùi có thể gặp phải chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày

Xương đùi có thể gặp phải chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày

3. Những cách giúp xương đùi luôn khỏe mạnh

Để tăng cường sức mạnh cho xương đùi, bạn có thể thường xuyên thực hiện những biện pháp như sau:

       Tập thể dục thể thao đều đặn: chạy bộ, đi bộ, tập nhảy, leo cầu thang, khoảng 20 - 30 phút/ngày.

       Tăng cường canxi: mỗi người nên bổ sung ít nhất 1000 - 1200 mg canxi/ngày. Canxi được tìm thấy trong những thực phẩm như yến mạch, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu và các loại hạt. Nếu dinh dưỡng từ những món ăn vẫn không đủ để bù đắp lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể của bạn thì bạn nên cân nhắc dùng thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng.

       Bổ sung vitamin D: vitamin D là dẫn chất giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Nếu cơ thể không có đủ vitamin D thì xương sẽ yếu dần, giảm mật độ xương và dễ bị gãy. Bạn có thể tăng cường loại vitamin này bằng cách ăn trứng, ngũ cốc, cá hồi. Ngoài ra, nên để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hàng ngày (ít nhất trong 5 - 10 phút) để hấp thụ vitamin D từ tự nhiên.

Hãy đi khám khi bị tổn thương ở bất kỳ vị trí xương nào trong cơ thể bạn nhé!

Hãy đi khám khi bị tổn thương ở bất kỳ vị trí xương nào trong cơ thể bạn nhé!

Như vậy, trung bình chiều dài xương đùi của một người sẽ dài bằng ¼ tổng chiều cao của cơ thể. Nó có chức năng chịu trọng lượng và hỗ trợ vận động chi dưới. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm một số kiến thức thú vị về xương đùi và những tổn thương có thể xảy ra ở xương đùi.

Nếu bạn cần được tư vấn và thăm khám những vấn đề bệnh lý liên quan đến xương đùi nói riêng và cơ xương khớp nói chung, hãy liên hệ với hotline 1900565656, tổng đài viên của MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ