Tin tức

Bạn có biết: Tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngày 08/11/2021
Tê bì chân tay là hiện tượng rất thường gặp. Nếu là tê bì chân tay sinh lý thì hiện tượng này sẽ có thể biến mất sau một vài phút. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài kèm theo một số triệu chứng khác thì bạn nên cẩn trọng vì nó có thể là do một số bệnh lý gây ra. Vậy cụ thể tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Những triệu chứng tê bì chân tay

Trước khi trả lời câu hỏi tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì, bạn hãy cùng tìm hiểu một số triệu chứng của tình trạng tê bì chân tay như sau:

- Bệnh nhân bị tê mặt trong của cánh tay, rồi lan xuống ngón tay. Để tay chân cố định ở một vị trí một thời gian sẽ có cảm giác râm ran như kiến bò. Kèm theo đó có thể là tình trạng đau cổ, vai gáy rồi dần lan xuống nửa người.

Tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì

Tê buốt cánh tay, cẳng chân, cổ chân khiến người bệnh bị hạn chế nhiều trong vận động

- Có cảm giác giống như bị châm chích, nóng tứ chi.

- Mất cảm giác ở tay, chân và thường gặp nhất là về đêm.

- Tê buốt cánh tay, cẳng chân, cổ chân khiến người bệnh bị hạn chế nhiều trong vận động.

- Bị chuột rút ở tay, chân: Đây là tình trạng cơ bị co thắt đột ngột khiến đau nhức âm ỉ ở vùng bắp tay và bắp chân.

Bệnh nhân bị tê mặt trong của cánh tay, rồi lan xuống ngón tay

Bệnh nhân bị tê mặt trong của cánh tay, rồi lan xuống ngón tay

Nếu có những triệu chứng dưới đây, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm:

+ Tình trạng tê bì tay chân kéo dài trên 6 tuần.

+ Ngoài tê bì tay chân, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng mạn tính khác.

+ Chân, bàn chân có sự thay đổi về màu sắc hay hình dạng.

+ Bệnh nhân thường xuyên bị chóng mặt, hay quên, khó tập trung, mất kiểm soát ở bàng quang và ruột, đau đầu dữ dội, khó thở, thậm chí có biểu hiện co giật.

2. Tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi bị tê bì chân tay, rất nhiều người tỏ ra lo lắng về tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm không. Bạn cần hiểu rằng không phải bất cứ trường hợp bị tê bì tay chân nào cũng là do bệnh lý gây ra, đôi khi nó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây hại cho sức khỏe.

2.1. Tê bì chân tay không do bệnh lý

Dưới đây là những trường hợp tê bì chân tay không do bệnh lý:

- Tê bì chân tay sinh lý: Đây là những trường hợp bị tê tay do giữ cố định một tư thế quá lâu khiến cho mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép. Đối với những trường hợp này, bạn không cần phải điều trị, sau một vài phút thì hiện tượng này sẽ biến mất.

Mẹ bầu ở tháng cuối thai kỳ bị tê bì chân tay

Mẹ bầu ở tháng cuối thai kỳ bị tê bì chân tay

- Mẹ bầu ở những tháng cuối thai kỳ: Giai đoạn cuối của thai kỳ, nhiều phụ nữ liên tục có cảm giác tê bì chân tay. Nguyên nhân là gì khi thai nhi phát triển mạnh sẽ tạo áp lực, chèn ép lên mạch máu và các dây thần kinh, chính vì thế gây ra hiện tượng tê bì. Ngồi hoặc đứng quá lâu đều có thể khiến cho các mẹ bầu khó chịu và có cảm giác tê bì tay chân.

- Thay đổi thời tiết: Thời tiết cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Khi thời tiết chuyển lạnh, một số người, đặc biệt là những người lớn tuổi sẽ có thể bị tê nhức, tê bì tay chân.

- Tác dụng phụ của thuốc: Tình trạng tê bì tay chân cũng có thể là do một số tác dụng phụ của thuốc điều trị. Nếu bạn ngừng uống thuốc thì triệu chứng này cũng sẽ không còn nữa.

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến cơ thể bị thiếu một số dưỡng chất quan trọng như B1, B12, Canxi, axit folic,… từ đó dẫn tới suy nhược cơ thể, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và tê bì tay chân.

- Ngoài ra, lười vận động, gặp nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, hay bị chấn thương,… cũng là một số nguyên nhân khiến bạn bị tê bì tay chân.

2.2. Tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Với thắc mắc tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì, câu trả lời như sau: Tê bì chân tay có thể là một triệu chứng bệnh nhưng cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý khác nhau.Cụ thể:

- Thoát vị đĩa đệm: Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, các dây thần kinh ở cột sống thường xuyên bị chèn ép. Đây chính là nguyên nhân khiến cho phần lớn bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đều phải đối mặt với tình trạng tê bì chân tay. Triệu chứng này không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn có thể gây biến chứng teo cơ, thậm chí là bại liệt toàn thân.

- Bệnh tiểu đường: Khi lượng đường trong máu tăng cao, các mạch máu có thể bị tổn thương, đồng thời giảm lưu thông máu và dẫn tới tê bì tay chân.

Tê bì chân tay có thể do bệnh tiểu đường

Tê bì chân tay có thể do bệnh tiểu đường

- Đau dây thần kinh tọa: Vì những bệnh lý về cột sống hay do thói quen lười vận động, vận động sai cách sẽ khiến cho dây thần kinh tọa bị chèn ép gây đau nhức và tê bì từ vùng thắt lưng tới mông, đùi, bắp chân.

- Những bệnh lý về cột sống như hẹp ống sống, trật đốt sống, viêm khớp cột sống sẽ khiến cho các dây thần kinh đi qua những vị trí này bị chèn ép, rễ thần kinh bị viêm nhiễm, tổn thương,… từ đó người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức và tê bì chân tay. Những bệnh nhân này thường phải thay đổi tư tế liên tục vì nếu giữ lâu một tư thế họ sẽ rất dễ bị khó chịu, tê bì chân tay.

- Thiếu máu não: Nhiều trường hợp thiếu máu não là do bẩm sinh nhưng cũng nhiều trường hợp thiếu máu não là do thói quen ăn uống không khoa học, thiếu chất dẫn đến thiếu máu não. Khi bị thiếu máu não, cũng có thể dẫn đến tình trạng mạch máu bị chèn ép và lưu thông kém và khiến cho người bệnh bị tê bì tay chân.

- Viêm đa dây thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân gây tê bì chân tay.

Như vậy, bạn đã tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi tê chân tay là dấu hiệu của bệnh gì. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được giải đáp chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ