Tin tức

Bé 9 tháng tiêm mũi gì? Gợi ý địa chỉ tiêm chủng uy tín cho trẻ

Ngày 20/02/2025
Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Nhung
Tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy bé 9 tháng tiêm mũi gì và nên tiêm ở đâu để đảm bảo an toàn và hiệu quả? Những thông tin này sẽ được MEDLATEC cung cấp tới bạn đọc một cách đầy đủ và chi tiết.

1. Vai trò của tiêm chủng đối với sức khỏe của trẻ 

Tiêm chủng là một trong những thành tựu y học vĩ đại của nhân loại, giúp bảo vệ trẻ em khỏi hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, giúp mang lại những ý nghĩa như sau: 

  • Tạo miễn dịch: Tiêm chủng giúp cơ thể trẻ sản sinh ra kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh;

Tiêm chủng giúp tạo hệ miễn dịch cho trẻ chống lại bệnh tật

Tiêm chủng giúp tạo hệ miễn dịch cho trẻ chống lại bệnh tật 

  • Ngăn ngừa bệnh tật: Nhờ tiêm chủng, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, rubella, bại liệt, viêm màng não đã được kiểm soát;
  • Giảm tỷ lệ tử vong: Tiêm chủng giúp giảm thiểu tỷ lệ trẻ em tử vong do các bệnh truyền nhiễm;
  • Giảm gánh nặng cho gia đình: Trẻ khỏe mạnh giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình do chi phí khám chữa nếu trẻ mắc bệnh;
  • Bảo vệ cộng đồng: Khi một cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng cao sẽ tạo ra "miễn dịch cộng đồng", bảo vệ những trẻ em chưa thể tiêm chủng hoặc có sức đề kháng kém.

2. Bé 9 tháng tiêm mũi gì?

Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, hệ miễn dịch của bé đã phát triển hơn so với lúc mới sinh, nhưng vẫn cần được bảo vệ bằng các mũi tiêm chủng để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy bé 9 tháng tuổi cần tiêm những mũi gì? Thông thường, bé sẽ được tiêm các mũi sau:

  • Mũi 2 vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu B+C: Giúp bảo vệ bé khỏi bệnh viêm màng não do não mô cầu.
  • Vắc xin sởi đơn: Phòng bệnh sởi;
  • Vắc xin sởi - quai bị - rubella (MMR): Phòng các bệnh sởi, quai bị, rubella;
  • Vắc xin thủy đậu: Phòng bệnh thủy đậu;
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản: Phòng bệnh viêm não Nhật Bản;
  • Vắc xin phòng các bệnh khác: Tùy thuộc vào tình hình dịch tễ và khuyến cáo của bác sĩ, bé có thể được tiêm thêm các loại vắc xin khác như viêm màng não A,C,W,Y, phế cầu khuẩn…

Bé 9 tháng tiêm mũi gì là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh

Bé 9 tháng tiêm mũi gì là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh 

Việc tiêm nhiều mũi cùng một lúc có thể giúp giảm số lần bé phải đến cơ sở y tế, giảm căng thẳng cho cả bé và bố mẹ. Ngoài ra, các vắc xin thường được tiêm cùng lúc không ảnh hưởng đến hiệu quả của nhau.

3. Những thắc mắc khi tiêm chủng cho trẻ? 

Khi thực hiện tiêm chủng cho trẻ, các bậc phụ huynh có rất nhiều thắc mắc liên quan. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến: 

Cha mẹ cầu lưu ý gì khi tiêm chủng cho trẻ? 

Khi thực hiện tiêm chủng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả: 

Trước khi tiêm chủng: 

  • Kiểm tra lại lịch tiêm chủng cho trẻ để đảm bảo không bỏ sót mũi tiêm nào;
  • Mang đầy đủ giấy tờ bao gồm sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh (nếu có);
  • Thông báo tình trạng sức khỏe của trẻ, các loại thuốc bé đang sử dụng, các bệnh mà bé đã mắc phải, tiền sử dị ứng nếu có… để bác sĩ có đánh giá chính xác và đưa ra phác đồ tiêm chủng phù hợp;

Trong quá trình tiêm chủng:

Kiểm tra loại vắc xin, hạn sử dụng của vắc xin so với chỉ định tiêm chủng của trẻ.

Sau khi tiêm chủng:

Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ: Sau khi tiêm, cần theo dõi trẻ trong khoảng 30 phút để phát hiện các phản ứng phụ như sốt, sưng đỏ tại vị trí tiêm, nổi mẩn ngứa;

  • Theo dõi nhiệt độ: Theo dõi nhiệt độ của trẻ trong 24-48 giờ sau khi tiêm. Nếu trẻ sốt cao, quấy khóc, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt và đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra;
  • Chăm sóc vết tiêm: Không nên cọ xát hoặc nặn mụn nước tại vị trí tiêm;
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái: Tránh mặc quần áo quá chật, gây khó chịu cho trẻ.

Sau khi tiêm trẻ có thể gặp phải triệu chứng gì? 

Trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau tiêm như sốt, sưng đỏ tại vị trí tiêm, quấy khóc, biếng ăn… 

Cha mẹ nên lưu ý những tác dụng phụ trẻ có thể gặp phải sau tiêm

Cha mẹ nên lưu ý những tác dụng phụ trẻ có thể gặp phải sau tiêm 

Mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau, phản ứng sau tiêm cũng khác nhau. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sốt cao và không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, co giật, tím tái, trẻ nổi mẩn đỏ toàn thân… hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời.

Nên thực hiện tiêm chủng cho trẻ ở đâu? 

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng MEDLATEC trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ được cha mẹ lựa chọn thực hiện tiêm chủng cho trẻ. Với chất lượng vắc xin đảm bảo theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, Trung tâm Tiêm chủng MEDLATEC cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao phục vụ đa dạng đối tượng, bao gồm trẻ em. 

Cha mẹ tin tưởng lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng MEDLATEC

Cha mẹ tin tưởng lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng MEDLATEC 

Như vậy, thông tin bài viết trên đây đã cung cấp câu trả lời chi tiết cho thắc mắc bé 9 tháng tiêm mũi gì cùng với đó là những lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện cha mẹ nên tham khảo và áp dụng trong quá trình chăm sóc sức khỏe con yêu. Để quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả, các bậc phụ huynh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi trẻ kỹ lưỡng sau khi tiêm. Nếu có thắc mắc cần giải đáp hoặc nhu cầu thực hiện tiêm chủng cho trẻ, cha mẹ hãy liên hệ tới Trung tâm Tiêm chủng MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch sớm. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ