Tin tức
Bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ: Cách nhận biết và hướng xử trí
- 05/01/2023 | Bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ là biểu hiện của bệnh gì?
- 29/10/2024 | Tìm hiểu thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- 31/10/2024 | Trẻ sơ sinh bị khò khè - mẹ nên làm gì?
- 18/11/2024 | Trẻ sơ sinh bị nhiệt do đâu và cách xử lý chuẩn
- 21/11/2024 | Trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Bé sơ sinh thở mạnh cảnh báo điều gì?
Nhịp thở đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nó phản ánh hoạt động của hệ hô hấp, tim mạch và các cơ quan khác trong cơ thể, cụ thể như sau:
- Nhịp thở giúp trẻ hít vào oxy cần thiết cho quá trình trao đổi chất, nuôi dưỡng các tế bào và cơ quan trong cơ thể;
- Qua quá trình thở ra, trẻ thải bỏ khí carbon dioxide – sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất;
- Nhịp thở giúp điều hòa thân nhiệt của trẻ, giúp trẻ không bị quá nóng hoặc quá lạnh;
- Nhịp thở đều đặn giúp tim hoạt động hiệu quả, máu được bơm đi nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ cũng gây ra tâm lý lo lắng, hoang mang ở nhiều bậc phụ huynh. Vậy tình trạng này phản ánh vấn đề sức khỏe nào ở trẻ?
Bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ là tình trạng khiến nhiều cha mẹ lo lắng
Trong nhiều trường hợp, việc trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ là hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cần lưu ý bao gồm:
- Hệ hô hấp chưa hoàn thiện: Ở trẻ sơ sinh, hệ hô hấp chưa phát triển hoàn toàn, đặc biệt là đường thở còn nhỏ và dễ bị kích thích;
- Chuyển động lồng ngực: Trẻ sơ sinh thường có nhịp thở bụng, tức là bụng phập phồng khi thở. Điều này khiến cho nhịp thở của trẻ có vẻ nhanh và mạnh hơn so với người lớn;
- Các yếu tố khác: Viêm mũi họng, dị ứng, hoặc một số bệnh lý về hô hấp khác cũng có thể khiến trẻ thở mạnh.
Tuy nhiên, cha mẹ cần đặc biệt chú ý nếu bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ kèm theo các dấu hiệu bất thường sau:
- Thở quá nhanh hoặc quá chậm: Nhịp thở bất thường có thể là dấu hiệu của vấn đề về tim mạch hoặc hô hấp (thở nhanh trên 60 lần mỗi phút hoặc thở chậm dưới 30 lần mỗi phút);
- Thở rút lõm lồng ngực: Khi trẻ thở, lồng ngực bị rút lõm vào, đặc biệt là vùng hõm ức và các khoang xương sườn;
- Môi tím tái: Đây là dấu hiệu điển hình của tình trạng thiếu oxy ở trẻ;
- Kêu rít, khò khè: Tiếng thở khò khè bất thường khi thở có thể là do đường thở bị hẹp hoặc viêm nhiễm;
- Sốt, quấy khóc, chán ăn: Các triệu chứng này có thể kèm theo các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
2. Cách xác định nhịp thở bình thường của trẻ
Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi. Do đó, cha mẹ cần nắm chắc cách xác định nhịp thở của trẻ để kịp thời nhận biết được các bất thường và kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ khi cần thiết.
Vai trò của việc theo dõi nhịp thở của trẻ
- Phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe: Nhiều bệnh lý ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, có thể biểu hiện qua sự thay đổi nhịp thở;
- Đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh: Nhịp thở ổn định là một dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của trẻ đang hoạt động tốt.
Cách đo nhịp thở của trẻ
- Chọn thời điểm thích hợp: Khi trẻ đang ngủ hoặc nghỉ ngơi là thời điểm tốt nhất để đo nhịp thở vì lúc này nhịp thở thường ổn định hơn;
- Đặt tay lên ngực hoặc bụng trẻ: Bạn có thể đặt nhẹ tay lên ngực hoặc bụng trẻ để cảm nhận nhịp thở;
- Đếm số lần thở trong 1 phút: Đếm số lần ngực hoặc bụng của trẻ phập phồng lên và xuống là tính 1 nhịp trong vòng 1 phút.
Cha mẹ cần lưu ý cách đo nhịp thở của trẻ
Thông thường, nhịp thở bình thường ở trẻ sơ sinh (0 - 30 ngày tuổi) là khoảng 30-60 nhịp/phút. Trong trường hợp nhịp thở trên 60 lần mỗi phút với 3 lần đếm khác nhau được coi là thở nhanh. Do đó, việc nắm bắt chính xác cách đếm nhịp thở là vô cùng quan trọng trong quá trình theo dõi, phát hiện dấu hiệu thở nhanh ở trẻ.
3. Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ - cha mẹ cần làm gì?
Như đã chia sẻ ở các phần trước, không phải lúc nào tình trạng này cũng báo hiệu vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là một số điều cha mẹ có thể làm để theo dõi và chăm sóc bé:
Theo dõi sát sao các dấu hiệu:
- Đếm số lần thở trong 1 phút để xem có quá nhanh hoặc quá chậm so với mức bình thường của trẻ sơ sinh không;
- Nghe xem có tiếng khò khè, rít, hoặc các âm thanh bất thường khác không;
- Da của bé có tím tái, tái nhợt, hoặc có các mẩn đỏ không;
- Quan sát xem lồng ngực của bé có bị rút lõm khi thở không.
Giữ ấm cho bé:
- Tránh để bé bị lạnh bởi lạnh có thể là tác nhân kích thích đường hô hấp, khiến bé thở mạnh hơn;
- Đảm bảo trẻ được giữ ấm đầy đủ, đặc biệt là khi trời lạnh.
Vệ sinh mũi:
Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé để làm sạch đường thở, giúp bé dễ thở hơn.
Cho bé bú đủ:
Ưu tiên việc cho bé sử dụng sữa mẹ nhằm tăng cường sức đề kháng và sức khỏe tổng thể cho trẻ.
Đưa bé đi khám khi cần thiết:
Nếu bé có các dấu hiệu như sốt, quấy khóc, chán ăn, hoặc nhịp thở quá nhanh, quá chậm, rút lõm lồng ngực, môi tím tái, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Đưa trẻ đi khám kịp thời khi trẻ thở mạnh khi ngủ kèm theo các triệu chứng bất thường
Trên đây là toàn bộ thông tin cha mẹ cần lưu ý về tình trạng bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ, để từ đó có hướng xử trí kịp thời và đảm bảo an toàn cho trẻ. Nếu có thêm thắc mắc cần được giải đáp về triệu chứng này hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe cho trẻ, cha mẹ vui lòng liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!