Tin tức
Bệnh bạch cầu là gì? Bệnh lý này có ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe?
- 20/06/2022 | Thận trọng khi số lượng bạch cầu trung tính giảm mạnh
- 20/06/2022 | Những nguyên nhân bạch cầu giảm và hướng điều trị
- 30/07/2022 | Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy - nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí
- 09/08/2022 | Bệnh bạch cầu - những vấn đề không thể bỏ qua
1. Bệnh bạch cầu là bệnh gì?
Bệnh bạch cầu chính là một dạng tên gọi khác của ung thư máu. Chúng gồm có tủy xương và cả hệ hạch bạch huyết. Nguyên nhân của loại bệnh lý này là sự sản sinh các tế bào bạch cầu bất thường từ tủy xương. Bệnh bạch cầu có nhiều loại khác nhau, trong đó sẽ có một số loại rất phổ biến ở các bệnh nhân nhỏ tuổi. Một số dạng bệnh bạch cầu khác thì thường gặp hơn đối với những người cao tuổi.
Khái niệm về bệnh bạch cầu
2. Những triệu chứng và dấu hiệu để nhận biết bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu có nhiều dạng khác nhau, vì vậy những triệu chứng mà chúng có cũng sẽ không giống nhau. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ không có dấu hiệu nhận biết nào đặc biệt ở trong thời điểm đầu phát bệnh. Đến khi có biểu hiện của bệnh thì thường sẽ có những triệu chứng nhận biết như sau:
Những triệu chứng thường gặp của bệnh
-
Bị sốt hoặc cơ thể bị ớn lạnh.
-
Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
-
Bệnh nhân có thể sẽ mắc phải một số bệnh nhiễm khuẩn.
-
Cân nặng giảm bất thường.
-
Bị sưng hạch bạch huyết, lá gan hoặc lá lách có kích thước to hơn bình thường.
-
Dễ bị chảy máu cam và cơ thể cũng dễ bị bầm tím hơn.
-
Một vài đốm nhỏ có thể xuất hiện ở trên da (dấu hiệu này còn được gọi là bị xuất huyết ở bên dưới da).
-
Cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn (nhất là vào ban đêm).
-
Bị đau nhức xương khớp hoặc xương có thể trở nên yếu hơn.
Tuy nhiên, những triệu chứng trên thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác. Vì vậy, mọi người cần phải lưu ý, theo dõi sức khỏe để nhận biết các triệu chứng này một cách rõ ràng hơn để phát hiện bệnh được sớm hơn. Bởi hầu hết những triệu chứng trên khá giống với bệnh cúm nên rất khó để phát hiện. Vi vậy, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường.
2. Phân loại các dạng bệnh
Bệnh bạch cầu sẽ được phân loại dựa theo tốc độ phát triển của bệnh hoặc loại tế bào đã bị tổn thương. Cụ thể:
2.1. Phân loại dựa vào tốc độ tiến triển của bệnh
-
Bạch cầu cấp tính: Với dạng này các tế bào máu bất thường sẽ xuất hiện bên trong cơ thể. Những tế bào này thường phân chia với tốc độ rất nhanh và chúng không thể thực hiện được những chức năng thông thường vốn có. Điều này sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nặng một cách nhanh hơn. Bạch cầu cấp tính cần phải được tham gia vào quá trình điều trị tích cực và đúng lúc.
-
Bạch cầu mạn tính: Dạng bệnh lý này sẽ có sự liên quan đến những tế bào máu trưởng thành. Các tế bào này sẽ tiến hành sao chép hoặc tích lũy một cách khá chậm. Trong một thời gian ngắn, những tế bào này sẽ hoạt động như các tế bào bình thường khác. Đó cũng là lý do vì sao những bệnh nhân bị bạch cầu mạn tính thường sẽ không có triệu chứng quá sớm nên không được điều trị trong nhiều năm liền.
Tốc độ phát triển của bệnh cũng có thể phân loại bệnh bạch cầu
2.2. Phân loại dựa trên sự tổn thương của tế bào
-
Bạch cầu Lympho: Dạng bệnh này có thể làm ảnh hưởng đến các tế bào bạch huyết - đây là những tế bào có khả năng tạo ra hạch bạch huyết hoặc các mô bạch huyết. Những mô bạch huyết với chức năng chính là tạo nên một hệ thống miễn dịch.
-
Bạch cầu tủy: Đối với dạng này, bệnh có có ảnh hưởng trực tiếp đến những tế bào tủy (đây là những tế bào có thể tạo ra được các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tham gia vào quá trình sản xuất tiểu cầu).
Tuỳ loại tế bào bị ung thư mà bệnh có những biểu hiện hoặc diễn biến khác nhau. Một vài loại là do quá trình tăng sinh diễn ra quá mức, còn một số trường hợp thì lại có quá ít.
2.3. Những loại bệnh cầu thường gặp
-
Bạch cầu Lympho (ALL): Thường gặp hơn ở các bệnh nhân nhỏ tuổi, tuy nhiên một số trường hợp cũng gặp ở người lớn.
-
Bạch cầu cấp dòng tủy (AML): Một dạng bạch cầu phổ biến nhất có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, chứng bệnh này thường phổ biến hơn ở người lớn.
Một số dạng bạch cầu thường thấy khác
-
Bạch cầu mạn Lympho (CLL): Bệnh mãn tính thường gặp ở người lớn. Người bị mắc chứng bệnh này có thể cảm thấy sức khỏe khá hơn sau khoảng vài năm mà không cần phải trải qua điều trị.
-
Bạch cầu mạn tủy (CML): Ảnh hưởng đến sức khỏe của người trường thành. Những người bị dạng bạch cầu này thường ít hoặc không có triệu chứng nào để nhận diện trong thời gian dài (trước thời kỳ các tế bào bạch cầu tăng lên một cách nhanh chóng).
-
Một số dạng bệnh bạch cầu hiếm gặp hơn như bạch cầu tế bào lông hoặc hội chứng bị loạn sinh tủy.
3. Những nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Những yếu tố có nguy cơ và tỷ lệ gây bệnh cao gồm có:
-
Đã từng điều trị ung thư: Một số trường hợp đã từng hóa trị và xạ trị ung thư, đây cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ bị bệnh bạch cầu.
-
Bị rối loạn di truyền: Sự bất thường di truyền có vai trò quan trọng đối với bệnh bạch cầu ví dụ như bệnh Down.
-
Tiếp xúc với các loại hóa chất như Benzen ở trong xăng cũng có thể làm tăng tỷ lệ bị mắc bệnh bạch cầu.
-
Hút thuốc là cũng làm tăng nguy cơ khiến bạn bị mắc chứng bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
-
Trong gia đình có người bị bệnh bạch cầu sẽ làm gia tăng nguy cơ thế hệ sau cũng bị mắc chứng bệnh này.
Hút thuốc là một trong những yếu tố có khả năng gây bệnh bạch cầu
Nếu người bệnh nhận thấy cơ thể có bất cứ triệu chứng nào bất thường thì nên đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với bệnh viện thông qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn và đặt lịch khám bệnh.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã hoạt động hơn 26 năm trong lĩnh vực y tế và được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Bệnh viện sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp.
Với những thông tin về các loại bệnh bạch cầu và mức độ nguy hiểm mà căn bệnh này mang lại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hy vọng Quý khách sẽ có cho mình những kiến thức thực sự bổ ích. Bên cạnh đó, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng giúp bạn phòng tránh bệnh bạch cầu một cách tối ưu nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!