Tin tức

Những nguyên nhân bạch cầu giảm và hướng điều trị

Ngày 20/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Số lượng bạch cầu giảm bất thường thường ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của chúng ta. Để chủ động chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa những tổn thương xảy ra, bạn nên nắm được nguyên nhân bạch cầu giảm. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được một số lý do khiến bạch cầu suy giảm về số lượng.

1. Hiện tượng bạch cầu giảm

Số lượng bạch cầu suy giảm là một trong những hiện tượng đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Đối với người trưởng thành, sức khỏe bình thường, số lượng bạch cầu máu thường dao động trong khoảng 150 - 450Giga/ L trở lên. Nếu lượng bạch cầu thấp hơn mức kể trên, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh giảm bạch cầu.

Hiện tượng bạch cầu giảm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe

Hiện tượng bạch cầu giảm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe

Trong đó, 4 dạng giảm bạch cầu các bạn nên cảnh giác là: bạch cầu trung tính giảm do bẩm sinh, do cyclic, do mắc bệnh tự miễn hoặc vì lý do tự phát. Dù phải đối mặt với tình trạng nào đi chăng nữa, các bạn cũng không thể chủ quan, bỏ qua việc điều trị bệnh. Để có thể điều trị dứt điểm, hiệu quả, trước tiên chúng ta cần xác định nguyên nhân bạch cầu giảm và có phác đồ chữa trị thích hợp nhất.

Đa phần bệnh nhân đều không thấy triệu chứng rõ ràng, chính vì thế họ không kịp thời phát hiện và điều trị. Chỉ đến khi tình trạng sức khỏe diễn biến xấu, người bệnh mới nắm được vấn đề mình đang gặp phải. Lúc này việc điều trị gặp khá nhiều khó khăn, kết quả chữa trị không được như mong muốn.

Các bác sĩ cho biết bệnh giảm bạch cầu thường gây nhiễm trùng tại nhiều vị trí trên cơ thể. Chính vì thế các bạn nên cảnh giác với dấu hiệu lở loét, phát ban dưới da hoặc xuất hiện áp xe. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thận trọng nếu các vết thương trên cơ thể lâu lành, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạch cầu giảm. Về lâu về dài, khi số lượng bạch cầu trong máu giảm mạnh, các dấu hiệu nhiễm trùng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh giảm bạch cầu gây nhiễm trùng tại nhiều vị trí trên cơ thể

Bệnh giảm bạch cầu gây nhiễm trùng tại nhiều vị trí trên cơ thể

2. Giải đáp thắc mắc: nguyên nhân bạch cầu giảm là gì?

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: nguyên nhân bạch cầu giảm, đây là thông tin rất quan trọng để bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân, giải quyết dứt điểm tình trạng kể trên.

Khi cơ thể bị nhiễm vi rút, số lượng bạch cầu sẽ giảm đáng kể và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Cụ thể, bạn không nên chủ quan khi vi rút gây bệnh cúm hoặc sốt xuất huyết tấn công vào cơ thể. Các bác sĩ cho biết những loại vi rút kể trên làm gián đoạn quá trình sản xuất tế bào bạch cầu.

Trên thực tế, các vấn đề sức khỏe liên quan tới xương, tế bào mạch máu hay các bệnh lý ung thư máu cũng được xem là nguyên nhân bạch cầu giảm. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu máu bất sản hoặc mắc hội chứng myelodysplastic, hãy chủ động đi khám và điều trị kịp thời. Nếu tình trạng trên càng kéo dài, lượng bạch cầu trong máu càng giảm mạnh và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe.

Việc xác định nguyên nhân bạch cầu giảm là rất cần thiết

Việc xác định nguyên nhân bạch cầu giảm là rất cần thiết

Bên cạnh đó, hiện tượng bạch cầu suy giảm về số lượng có thể xảy ra khi bạn mắc một số bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lao phổi hoặc HIV/AIDS. Người bị ung thư máu cũng có nguy cơ bị giảm bạch cầu, nguyên nhân là do tủy xương chịu nhiều tổn thương nặng nề. Tốt nhất, chúng ta nên thường xuyên theo dõi, điều trị các vấn đề sức khỏe để ngăn ngừa nguy cơ suy giảm bạch cầu trong máu.

3. Kinh nghiệm theo dõi, phát triển bệnh giảm bạch cầu

Như đã phân tích ở trên, các triệu chứng bệnh giảm bạch cầu thường không rõ ràng, bệnh nhân không cảm nhận được dấu hiệu bất thường. Vậy làm thế nào để theo dõi số lượng bạch cầu và kịp thời phát hiện tình trạng bạch cầu giảm?

Để theo dõi số lượng bạch cầu và nắm được nguyên nhân bạch cầu giảm, các bạn nên chủ động thực hiện một số loại xét nghiệm máu. Trong đó, WBC là chỉ số được quan tâm hàng đầu, chúng phản ánh chính xác lượng bạch cầu trong máu. Thông thường, chỉ số WBC sẽ dao động trong khoảng 4300 - 108000 tế bào/mm3. Nếu như chỉ số này giảm mạnh, bạn cần gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Ngoài ra, chỉ số NEUT cũng được nhiều bác sĩ sử dụng để theo dõi số lượng bạch cầu trong máu. Ở người trưởng thành và khỏe mạnh, chỉ số này ở mức 60 - 66%, trong trường hợp chỉ số NEUT quá thấp, bạn sẽ được chẩn đoán bị nhiễm độc kim loại hoặc nhiễm thiếu máu bất sản. Bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những diễn biến xấu xảy ra đối với sức khỏe.

Bạn nên thực hiện xét nghiệm máu để theo dõi lượng bạch cầu

Bạn nên thực hiện xét nghiệm máu để theo dõi lượng bạch cầu

Một vài chỉ số khác được dùng để theo dõi lượng bạch cầu trong máu như: MON, EOS hoặc BASO. Nếu có nhu cầu theo dõi số lượng hạch bạch huyết và xác định nguyên nhân bạch cầu giảm, bạn có thể hỏi bác sĩ và thực hiện những xét nghiệm phù hợp nhất.

4. Điều trị bệnh giảm bạch cầu như thế nào?

Giảm bạch cầu là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, bệnh nhân cần được theo dõi, điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Tùy vào tình hình sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Một số phương án điều trị được áp dụng là dùng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp nguyên nhân bạch cầu giảm là do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ xem xét và đổi thuốc cho bệnh nhân, như vậy tình trạng hạch bạch huyết giảm sẽ được kiểm soát. Ngày nay, phương án cấy ghép tế bào gốc hoặc kích thích hoạt động của tế bào xương tủy cũng được triển khai và đem lại hiệu quả trong một số trường hợp nhất định.

Các bạn có thể khám và điều trị bệnh giảm bạch cầu tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - cơ sở y tế với 26 năm kinh nghiệm hoạt động. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá cao bởi chất lượng dịch vụ xét nghiệm. Bệnh viện hiện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Đồng thời, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ chứng nhận với phòng LAB chuẩn quốc tế.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có hơn 26 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có hơn 26 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn nắm được một số nguyên nhân bạch cầu giảm, từ đó xây dựng phác đồ điều trị thích hợp. Để đặt lịch khám, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, mời quý khách liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ, tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.