Tin tức
Bệnh bướu cổ khi nào cần điều trị, cách phát hiện sớm các triệu chứng!
- 27/04/2021 | Thế nào là tuyến giáp bình thường và thời điểm cần làm xét nghiệm
- 09/11/2019 | U tuyến giáp có lây không, điều trị ở đâu hiệu quả?
- 16/04/2021 | Hỏi đáp: Suy giáp bẩm sinh có nguy hiểm hay không?
- 06/05/2021 | Những điều cần biết về siêu âm bệnh lý tuyến giáp
1. Bệnh bướu cổ là gì?
Bệnh bướu cổ đang trở thành căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Bướu cổ là hiện tượng bệnh lý xuất phát từ sự mất cân bằng trong quá trình hoạt động của tuyến giáp. Tuyến giáp là bộ phận tuyến nội tiết quan trọng nhất cơ thể khi tiết ra các loại hormone nhằm hỗ trợ quá trình chuyển hoá chất cũng như giúp hệ thần kinh hoạt động và duy trì sự phát triển và sự ổn định của não bộ.
Bệnh bướu cổ là gì? Có nguy hiểm không?
Những bất thường của tuyến giáp là nguyên nhân chính khiến chúng ta có thể mắc các bệnh bướu cổ. Chúng ta thường được khuyến cáo sử dụng muối iốt để phòng ngừa bệnh bướu cổ và nguyên nhân chính là sự thiếu hụt trong quá trình tạo ra hormone T4 có 4 phân tử iot sẽ khiến hệ tuyến giáp không thể hoạt động ổn định và dẫn đến bướu cổ.
2. Phát hiện sớm bệnh bướu cổ từ các triệu chứng
Bệnh bướu cổ thường có nhiều triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Về cơ bản, bướu cổ xảy ra khi tuyến giáp bị phì đại, có thể là khu trú hoặc toàn bộ.
2.1. Triệu chứng cơ năng
Dễ nhận biết nhất về bệnh bướu cổ chính là hình dáng bất thường ở phần cổ. Tuy nhiên, những bất thường này chỉ có thể nhìn thấy khi bướu đã to, có thể dễ dàng nhìn bằng mắt thường vì chúng sẽ tạo nên những khối u dưới da khá rõ ràng, di chuyển khi người bệnh nuốt. Nhưng phần lớn trường hợp là do người khác phát hiện ra.
Dễ nhận biết nhất chính là sự bất thường ở vùng cổ
Thêm vào đó đối với các bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ có thể xuất hiện các triệu chứng khác khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc rối loạn chức năng hormon tuyến giáp sẽ có dấu hiệu sụt cân mặc dù ăn uống đủ bữa đủ chất. Điều này được giải thích vì những hormone bị mất cân bằng dẫn đến khả năng hấp thụ kém khiến người bệnh dễ sụt cân.
2.2. Những bất thường trong cơ thể khác do rối loạn hormon tuyến giáp
Do sự thay đổi bất thường của tuyến nội tiết nên thường dễ khiến cơ thể mất khả năng đề kháng cũng như gặp phải nhiều bệnh lý đi kèm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Một số những bệnh lý thường gặp ở người mắc bệnh bướu cổ như:
Người bệnh bướu cổ thường có nhịp tim nhanh, huyết áp cao đột ngột
-
Có thể đau họng, khó nuốt khi ăn hoặc uống nước.
-
Tim đập nhanh, khó thở do bướu giáp to phát triển gây tắc đường thở.
-
Huyết áp cao do hormone gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành của máu trong cơ thể.
-
Tụt canxi do sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể.
-
Dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
-
Thường xuyên mắc các chứng cảm sốt kéo dài nhiều ngày.
3. Các loại bướu cổ thường gặp
Hiện nay các loại bướu cổ được chia thành 2 dạng với các nguyên nhân khác nhau hình thành nên tình trạng này. Về cơ bản thì đó là bướu cổ dịch tễ và bướu cổ rải rác.
Bướu cổ dịch tễ (bướu cổ địa phương) là loại bướu cổ xuất hiện do phì đại tuyến giáp mà nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu hụt iod. Loại này thường gặp ở hơn 10% dân số. Thông thường để chẩn đoán được bướu cổ được phát hiện khi bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm tổng quát định kỳ. Nếu bướu cổ trong thời gian dài sẽ bắt đầu xuất hiện u dưới da dễ quan sát hay sờ vào có thể cảm nhận được ngay vị trí hạch u.
Bướu cổ lành tính thường chỉ ảnh hưởng đến các bệnh liên quan đến hormone
Bướu cổ rải rác (bướu cổ lẻ tẻ) là loại bướu cổ cũng do phì đại tổ chức tuyến giáp gây nên nhưng nguyên nhân không thể xác định rõ ràng. Loại này gặp ở những người ngoài vùng dịch tễ bướu cổ.
4. Bệnh bướu cổ khi nào cần điều trị?
Bệnh bướu cổ khi nào cần điều trị là câu hỏi được nhiều bệnh nhân thắc mắc khi phát hiện bệnh bướu cổ. Việc điều trị bệnh bướu cổ luôn được khuyến cáo càng sớm càng tốt ngay khi được chẩn đoán bệnh sẽ mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Vậy bệnh bướu cổ khi nào cần điều trị?
Vì đây là chứng bệnh gây suy giảm miễn dịch trong cơ thể nên sẽ không có cơ chế tự hồi phục nếu không được can thiệp bởi y tế. Vậy bệnh bướu cổ khi nào cần điều trị theo phương pháp phẫu thuật hay chỉ cần sử dụng thuốc uống?
-
Điều trị nội khoa: Đây là phương pháp điều trị bướu cổ được áp dụng cho các bệnh nhân có bướu giáp đơn lan toả không độc. Người bệnh sẽ được sử dụng các phương pháp điều trị bằng việc bổ sung iod trong thời gian ít nhất là 6 tháng. Tùy từng trường hợp mà có thể sử dụng thêm hormon tuyến giáp. Ngoài ra, bệnh nhân cần theo dõi biến chứng Basedow hóa. Thông thường sau khoảng thời gian này bạn sẽ được chỉ định kiểm tra các chỉ số sinh hoá để theo dõi tình trạng hồi phục của tuyến giáp.
Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc chuyên dùng trong trị bướu cổ
-
Can thiệp phẫu thuật: Người bệnh sẽ được đề nghị mổ can thiệp để loại bỏ các khối u, hạch trong tuyến giáp trong các trường hợp tắc nghẽn đường thở do kích thước u tăng lớn, tuyến giáp mất chức năng hoạt động, nguy cơ di căn bệnh đến các bộ phận khác. Bên cạnh đó nếu bướu cổ có dấu hiệu gia tăng các hạch nhỏ xung quanh vùng cổ thì việc phẫu thuật cũng sẽ được cân nhắc để đảm bảo tránh lây lan. Tuy nhiên, việc phẫu thuạt cần hạn chế, chỉ áp dụng trong trường hợp bất khả kháng.
- Ngoài 2 phương pháp trên, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng Iod 131 hay Iod phóng xạ tùy vào từng trường hợp.
Qua bài viết trên chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin chi tiết nhất về bệnh bướu cổ cũng như bệnh bướu cổ khi nào cần điều trị cũng đã được giải đáp. Hãy đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được kiểm tra và chẩn đoán sớm nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của bệnh bướu cổ nhé. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết y khoa bổ ích trên website của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhé.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!