Tin tức

Bệnh Celiac là gì? Mức độ nguy hiểm của bệnh lý

Ngày 01/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Thực tế, bệnh Celiac là tên gọi khác của căn bệnh không dung nạp Gluten. Bệnh lý này làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Liệu căn bệnh này chẩn đoán như thế nào và có thể điều trị được không? Bài viết sau đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này.

1. Bệnh Celiac là gì?

Bệnh Celiac còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh không dung nạp được Gluten. Những người mắc bệnh này thường không hấp thu được các loại đồ ăn, thức uống có chứa thành phần Gluten như lúa mì và các loại ngũ cốc. 

Celiac - bệnh lý không dung nạp Gluten

Celiac - bệnh lý không dung nạp Gluten

Bệnh Celiac sẽ gây nên hiện tượng viêm và bị bất sản niêm mạc ruột non. Từ đó, một loạt các vấn đề về rối loạn tiêu hóa sẽ xuất hiện, đồng thời, bệnh lý cũng làm hạn chế khả năng hấp thụ các dưỡng chất khác ở ruột non.

Bệnh lý Celiac có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn không chứa Gluten. Mặc dù chế độ ăn như vậy khá phiền phức nhưng đây là yêu cầu bắt buộc vì nếu người bệnh không tuân thủ thì sẽ khiến bệnh tái phát, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. 

2. Nguyên nhân gây bệnh Celiac

Theo các chuyên gia, nguyên nhân cụ thể gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được tìm ra. Thế nhưng, với những trường hợp bệnh lý có tính gia đình thì những yếu tố di truyền đóng vai trò tương đối quan trọng. Ngoài ra, cũng có những trường hợp mắc bệnh Celiac vì một vài vấn đề y khoa khác như bị nhiễm virus, do phẫu thuật, do chấn thương về tâm lý, do mang thai,...

Nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có di truyền

Nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có di truyền

Nếu gia đình bạn có người từng mắc phải bệnh lý này thì khả năng bạn bị Celiac có thể đạt đến 10%. Theo ghi nhận, bệnh Celiac thường gặp ở cộng đồng của người Caucasian và cả những trường hợp đang mắc phải một vài bệnh lý nền như:

  • Bệnh lý Addison.
  • Bệnh Down.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Hội chứng Turner.
  • Đái tháo đường type 1,...

3. Triệu chứng của người mắc bệnh Celiac

Những triệu chứng của người mắc bệnh Celiac tương đối rõ ràng. Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu và khá bất tiện trong các hoạt động hàng ngày. 

Đối với trẻ em: xuất hiện những dấu hiệu liên quan đến đường tiêu hóa như bị nôn, đau bụng, phân mỡ, quấy khóc,...

Đối với người lớn: các triệu chứng về tiêu hóa thường không quá rõ ràng, thay vào đó, người bệnh sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn như: 

Người mắc bệnh Celiac có thể xuất hiện các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa

Người mắc bệnh Celiac có thể xuất hiện các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa

  • Cơ thể - tay chân bị teo nhỏ, bụng to hơn vì ít hoạt động cùng các vấn đề khác về răng miệng và hệ tiêu hóa. 
  • Tiêu chảy: Nhiều trường hợp bệnh nhân không dung nạp được Gluten thường sẽ xuất hiện những cơn tiêu chảy liên tiếp, bị đau quặn bụng, chướng bụng và đi kèm với các biểu hiện như sụt ký, mất nước,...
  • Nổi mụn nước ở bên trong khoang miệng, vùng đầu gối, mông, phía dưới mặt hoặc cổ. Khi mụn nước bị vỡ thường sẽ để lại các vết thâm. 
  • Bị loãng xương: Nguyên nhân do cơ thể không hấp thụ được canxi như người bình thường nên về lâu dài, xương sẽ bị mềm và dễ gãy hơn. 
  • Bị viêm da Herpes và có các vết loét ở vùng niêm mạc miệng. 
  • Quá trình hấp thu dưỡng chất và vitamin của cơ thể kém hơn. 
  • Không thể hấp thu được carbohydrate và chất béo khiến cân nặng sụt nhanh và kém phát triển hơn (đối với trẻ em), cơ thể cũng cảm thấy mệt mỏi và bị thiếu năng lượng. 
  • Bị thiếu máu. 
  • Cơ thể kém hấp thu selenium. 
  • Không dung nạp các chất lactose từ những chế phẩm được làm từ sữa.

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị 

4.1. Chẩn đoán

Thông thường, bệnh Celiac sẽ được chẩn đoán thông qua hai hình thức xét nghiệm máu như:

  • Xét nghiệm huyết thanh học nhằm mục đích tìm kiếm các kháng thể cụ thể.
  • Xét nghiệm di truyền học nhằm tìm kiếm các kháng nguyên bạch cầu ở người.

Trước khi thực hiện xét nghiệm kháng thể, để kết quả được chính xác hơn, người bệnh phải dừng chế độ ăn không có chứa Gluten. Sau khi xét nghiệm, nếu kết quả cho thấy nguy cơ bệnh nhân bị mắc Celiac thì bác sĩ sẽ chỉ định nội soi. Thông qua hình ảnh nội soi, bác sĩ có thể quan sát được những tổn thương xuất hiện và lấy được mẫu mô tiểu tràng để làm giải phẫu bệnh. 

4.2. Phương pháp điều trị

Theo các chuyên gia về sức khỏe, bệnh Celiac thường được điều trị thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày. Người bệnh không nên ăn các loại đồ ăn có chứa Gluten nhằm ngăn ngừa các phản ứng xấu giữa hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa

Bệnh nhân cũng cần cắt giảm hoàn toàn Gluten trong khẩu phần ăn của mình. Một vài loại thực phẩm có chứa Gluten mà người bệnh cần kiêng khem như cá ngừ, bia, các loại phụ gia,...

5. Chế độ sinh hoạt của người bệnh Celiac

  • Kiêng những thực phẩm có chứa thành phần Gluten.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị để kiểm soát được các triệu chứng của bệnh lý. 
  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà để tránh việc khiến bệnh trở nên phức tạp hơn. 
  • Tái khám theo lịch và thông báo cho bác sĩ về sự thay đổi của bệnh lý. 
  • Tập cho mình thói quen sinh hoạt khoa học hơn, thường xuyên tập luyện thể thao, ngủ đủ giấc để làm tăng sức đề kháng. 

Người bệnh nên loại bỏ các thực phẩm có chứa Gluten ra khỏi chế độ ăn của mình

Người bệnh nên loại bỏ các thực phẩm có chứa Gluten ra khỏi chế độ ăn của mình

Nhìn chung, những bệnh nhân mắc Celiac sẽ gặp phải khá nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là việc ăn uống. Nếu không nhận biết được tình trạng bệnh và không kiểm soát thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn nên đi thăm khám sớm tại cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được kiểm tra và điều trị. 

MEDLATEC là đơn vị y tế đã có gần 30 năm hoạt động với những thế mạnh nổi bật như: 

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giỏi. 
  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP (Hoa Kỳ)
  • Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như nội soi, siêu âm, X-quang, MRI, CT Scan,... được nhập khẩu tại Mỹ, Đức, Thụy Sĩ,...

Lựa chọn dịch vụ y tế tại MEDLATEC, sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý khách. Để đặt lịch khám nhanh chóng, Quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.