Tin tức

Bệnh chàm có lây không và những điều bạn cần biết

Ngày 21/05/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bệnh chàm có lây không? Là câu hỏi được nhiều người thắc mắc để bảo vệ chính mình, bởi những biến chứng của căn bệnh này gây ảnh hưởng nặng nề đến làn da. Đội ngũ bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc giải quyết thắc mắc này qua bài biết dưới đây.

1. Bệnh chàm có lây không, triệu chứng khi bị là gì?

Khi nhắc đến bệnh chàm, người ta thường nghĩ tới đối tượng mắc bệnh đó là trẻ em và trẻ sơ sinh, bởi hệ miễn dịch của trẻ còn quá yếu. Tình trạng này sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, sau khi gãi sẽ làm da trở nên tấy đỏ và có thể bị viêm.

Bệnh chàm gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Bệnh chàm gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bệnh chàm không lây nhiễm từ người này sang người khác được. Tuy nhiên, đây lại là một loại bệnh có yếu tố di truyền, sự ảnh hưởng của môi trường sống cũng nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Điều này cho thấy, nếu mẹ bầu khi mang thai không may bị mắc chàm thì người con khi sinh ra sẽ phải thừa hưởng căn bệnh này với tỷ lệ rất cao.

Mặc dù bệnh chàm là loại bệnh được xác định là không gây lây nhiễm từ người sang người, nhưng có thể sẽ lây từ vị trí này sang vị trí khác ở cùng một người. Do đó, người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng cơ thể, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường, nên chủ động thăm khám để điều trị kịp thời, ngăn ngừa sự lây lan.

Bệnh chàm có lây không được nhiều người quan tâm

Bệnh chàm có lây không được nhiều người quan tâm

2. Những nguyên nhân gây nên bệnh chàm

Ngoài chịu sự di truyền thì những tác nhân bên ngoài môi trường cũng là nguyên nhân gây nên bệnh chàm như: Sự căng thẳng, quần áo, nguồn thức ăn,…

Yếu tố thời tiết gây ảnh hưởng đến làn da

Đối với những người có làn da nhạy cảm, thời tiết thay đổi sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu, đặc biệt là da em bé. Bệnh chàm có thể sẽ xuất hiện nếu bạn sống, học tập, làm việc dưới điều kiện thời tiết, môi trường dưới đây:

  • Nhiệt độ nóng bức: Khi ở trong môi trường nhiệt độ cao, cơ thể chảy mồ hôi thì chàm rất dễ xuất hiện. Tình trạng này xảy ra khi bạn tham gia những hoạt động ngoài trời vào mùa hè, đứng dưới nắng quá lâu, mặc nhiều quần áo,…

  • Thời tiết lạnh: Làn da nhạy cảm của bạn có thể sẽ bị khô khi bước vào mùa đông lạnh giá, tình trạng kích ứng da làm xuất hiện bệnh chàm.

  • Không khí hanh khô hoặc ẩm: Đây là điều kiện thích hợp để bệnh chàm có cơ hội bùng phát. Trường hợp tắm bằng nước nóng, trong thời gian dài tỷ lệ mắc bệnh càng cao.

Thay vì tắm bằng nước nóng, bạn nên đổi thành nước ấm mỗi ngày, bởi khi làn da bị bệnh chàm sẽ rất kho, bong vảy, thô ráp, thậm chí là nứt nẻ và gây chảy máu.

Sử dụng các loại thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm đẻ cung cấp độ ẩm sâu cho da trước khi ngủ và mỗi buổi sáng. Duy trì nhiệt độ phòng phù hợp, không để quá nóng, khô sẽ hạn chế được tình trạng bong tróc, ngứa ngáy.

Đối với đối tượng bị bệnh là trẻ em, bạn nên gặp bác sĩ để được nghe tư vấn. Sử dụng những loại thuốc bôi ngoài da không chứa hoá chất, chất bảo quản để chăm sóc da cho bé hàng ngày.

Sự căng thẳng

Căng thẳng được xem là một trong những nguyên nhân gây kích thích khiến cho bệnh chàm trở nên nặng hơn. Điều này phải kể đến sự rối loạn của nội tiết tố, đây là tác nhân gây bùng phát tình trạng trên.

Những điều bạn có thể làm để cải thiện cũng như cân bằng cảm xúc, duy trì nội tiết tố phù hợp bằng cách thực hiện chế độ nghỉ ngơi phù hợp, đi du lịch, gặp gỡ bạn bè,… Những điều này sẽ khiến cho tinh thần thoải mái, giảm bớt căng thẳng học tập, làm việc.

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh chàm

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh chàm

Tình trạng nhiễm khuẩn

Bệnh chàm có thể khiến bạn bị viêm, do đó khả năng bị nhiễm vi khuẩn, virus có hại trong môi trường là rất cao. Điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Bạn cần đặc biệt chú ý đến những triệu chứng của sự nhiễm trùng. Khi có những triệu chứng trở nặng của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến gặp các bác sĩ da liễu để được tư vấn, hướng dẫn chữa trị đúng cách.

Thức ăn

Thức ăn hàng ngày nếu không được lựa chọn phù hợp với cơ địa từng người thì có thể gây ra tình trạng dị ứng, làm kích hoạt bệnh chàm. Những loại thực phẩm như sữa, hải sản, thực phẩm được chế biến sẵn, thức ăn nhanh,… có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng xấu về da. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để biết được những loại thức ăn gây kích hoạt và thực hiện ăn kiêng để bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, bạn có thể chủ động bổ sung những thực phẩm tốt cho việc điều trị bệnh chàm như các loại probiotic, hạnh nhân, cá, mật ong, chất giàu vitamin C, D, E.

Chất liệu quần áo

Chất liệu len và vải sợi tổng hợp có thể gây nên những vấn đề về da, trong đó có tình trạng kích ứng của bệnh chàm, vì khi nhiệt độ cơ thể tăng, sự cọ xát vào da sẽ gây cảm giác khó chịu cho người mắc. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần lưu ý và cẩn thận trong việc chọn chất liệu quần áo. Nên lựa chọn chất cotton mềm mại, co giãn để bảo vệ cho làm da nhạy cảm. Ngoài ra, khi mới mua quần áo về bạn nên giặt trước để đảm bảo sạch sẽ, sử dụng loại nước giặt không hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe cũng như làn da.

3. Cách điều trị bệnh chàm hiệu quả

Bệnh chàm được biết đến là một trong những căn bệnh mãn tính, liên quan đến cơ địa của từng người. Do đó, việc điều trị tận gốc là rất khó, chỉ có thể dùng những biện pháp để giảm thiểu những dấu hiệu của bệnh để bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Một số biện pháp có thể làm để kiểm soát tình trạng này như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

  • Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày.

  • Tránh mặc quần áo bó sát.

  • Thực hiện thăm khám khi có những dấu hiệu bất thường ở da.

  • Giảm thiểu sự áp lực, căng thẳng.

  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại.

  • Giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ.

Duy trì chế độ tập luyện hàng ngày nhằm hạn chế bệnh tật

Duy trì chế độ tập luyện hàng ngày nhằm hạn chế bệnh tật

Trên đây là những thông tin về bệnh chàm mà các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ với bạn đọc. Nhìn chung, bệnh chàm không lây từ người sang người nhưng lại lây từ bộ phận này sang bộ phận khác của đối tượng mắc bệnh. Người bệnh cần chú ý về những triệu chứng, thực hiện những biện pháp để làm giảm, ngăn ngừa sự lây lan của tình trạng này.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.