Tin tức
Bệnh cơ tim giãn gây ra những triệu chứng gì và phương pháp điều trị ra sao?
- 16/08/2021 | Bệnh cơ tim chu sản: nguyên nhân và phương pháp điều trị
- 26/03/2022 | Giới thiệu phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp hiệu quả
- 24/08/2021 | Ghi nhớ ngay dấu hiệu nhồi máu cơ tim để tránh xa cửa tử
- 21/08/2021 | Những ai có nguy cơ mắc bệnh cơ tim hạn chế?
1. Một số triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn
- Bệnh cơ tim giãn là gì?
Đây là một bệnh lý về cơ tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng những đối tượng từ 20 đến 50 tuổi là những trường hợp có tỉ lệ bị bệnh cao hơn. Khi tâm thất trái giãn rộng và yếu dần, các buồng tim sẽ giãn nở nhiều hơn để đảm bảo cho quá trình tim bơm máu đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, các thành cơ tim sẽ yếu dần và không thể co bóp mạnh và bơm máu tốt như trước. Tình trạng này được gọi là giãn cơ tim hay bệnh cơ tim giãn.
Cơ tim giãn có thể gây ra những hậu quả sức khỏe nguy hiểm
- Những triệu chứng thường gặp của bệnh:
Thời gian đầu, bệnh thường diễn biến chậm và không gây ra những triệu chứng điển hình, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh chưa bị tác động nhiều. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, bệnh cũng có thể gây ra những triệu chứng về loạn nhịp tim, suy tim như sau:
+ Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
+ Bệnh nhân cảm thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi và khi lao động, hoạt động thể chất sẽ càng cảm thấy khó thở hơn.
+ Khó khăn khi gắng sức.
+ Xuất hiện tình trạng phù nề ở chân, bàn chân, mắt cá chân.
+ Bụng bị tích tụ dịch nên phù to hơn bình thường.
+ Đau thắt ngực: Thường gặp ở những trường hợp mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ.
+ Nhịp tim bất thường, nghe như tiếng rì rào.
Đau thắt ngực là một biểu hiện giãn cơ tim
-
Nguyên nhân nào gây ra bệnh:
Hiện nay, vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh cơ tim giãn. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh:
+ Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc phải tình trạng giãn cơ tim thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác.
+ Do đã từng mắc phải một số bệnh lý như viêm cơ tim virus, bệnh mạch vành, các vấn đề về huyết áp, bệnh tiểu đường, viêm gan, bệnh tuyến giáp, bệnh lao, loạn dưỡng cơ bắp,…
+ Do các yếu tố độc hại chẳng hạn như thói quen uống nhiều bia rượu, tiếp xúc với môi trường kim loại độc, sử dụng một số loại thuốc trong quá trình hóa trị ung thư, sử dụng cocain.
+ Cơ chế tự miễn dịch.
+ Một số nguyên nhân khác như tình trạng thiếu vitamin B1. Ở một số trường hợp bệnh cũng có thể xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ hay vài tuần sau sinh. Với những trường hợp này thì tiên lượng bệnh thường tốt hơn, chức năng của tim có thể được hồi phục hoàn toàn sau vài năm.
2. Điều trị bệnh cơ tim giãn bằng những phương pháp nào?
Bệnh cơ tim giãn rất nguy hiểm và có tiên lượng xấu. Nhiều trường hợp cơ tim giãn, giảm chức năng hoạt động của tâm trương, tâm thu khiến suy tim, ứ huyết nghiêm trọng và cuối cùng dẫn đến tử vong. Một số trường hợp khác, bệnh gây rối loạn nhịp tim dẫn đến đột tử.
Bệnh giãn cơ tim có tiên lượng xấu và cần được điều trị kịp thời
Chính vì những hậu quả nguy hiểm này mà tình trạng giãn cơ tim cần được phát hiện càng sớm để kiểm soát bệnh tốt và hạn chế nguy cơ biến chứng. Tùy vào từng trường hợp, mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Có thể điều trị bằng một phương pháp, nhưng cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng:
-
Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị để cải thiện tình trạng bệnh, chẳng hạn như:
+ Thuốc chẹn beta: Có tác dụng ức chế hoạt động co mạch của hệ giao cảm, giảm nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim, giảm nguy cơ tử vong vì rối loạn nhịp thất.
+ Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin để giảm tái cấu trúc tế bào cơ tim.
+ Thuốc lợi tiểu để giảm giữ nước.
+ Thuốc chống đông máu để tránh chống huyết khối.
-
Điều trị phẫu thuật
+ Ghép tim: Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc thì có thể thực hiện phương pháp cấy ghép tim. Sau khi cấy ghép tim, tỉ lệ sống sót 1 năm có thể lên tới 90% và tỉ lệ sống sót trên 50% là hơn 20 năm.
+ Phẫu thuật cắt bỏ một đoạn cơ thất phì đại và thay van 2 lá. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp cải thiện triệu chứng và được đánh giá là phương pháp tạm thời.
+ Đặt máy tạo nhịp với những bệnh nhân có rối loạn nhịp chậm.
+ Cấy ghép tế bào gốc để thay thế các tế bào cơ tim đã chết. Các nhà khoa học vẫn cần thêm thời gian để nghiên cứu phương pháp đầy triển vọng này.
Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống phù hợp để bảo vệ sức khỏe
-
Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp và lối sống khoa học
Ngoài việc tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên duy trì một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Cụ thể như sau:
+ Nên ăn những loại quả như chuối, cam, quýt và dưa đỏ,…
+ Nên ăn những loại đậu, nhất là đậu nành. Theo các chuyên gia, đậu nành có chứa nhiều protein và vitamin,... có tác dụng rất tốt trong việc duy trì đường huyết, điều hòa nhịp tim, cân bằng huyết áp, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.
+ Bổ sung nhiều rau xanh và các loại ngũ cốc, yến mạch.
+ Nên ăn các loại nấm và cá.
+ Bên cạnh những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, người bị bệnh cơ tim giãn cũng cần hạn chế các loại thực phẩm như các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, thực phẩm quá mặn – những loại thực phẩm này có chứa hàm lượng muối cao và có thể gây tăng nguy cơ đau tim, tăng huyết áp,…
Người bệnh cũng nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức. Đồng thời có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Trên đây là một số thông tin về bệnh cơ tim giãn. Để tìm hiểu thêm về bệnh, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Tổng đài viên của bệnh viện sẽ tư vấn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!