Tin tức

Bệnh Ebola là gì? Giải pháp phòng ngừa bệnh Ebola?

Ngày 08/02/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Mặc dù, Ebola không phải là bệnh lý mới nhưng thực tế, vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ tính chất nghiêm trọng của bệnh. Vậy Ebola là gì? Theo y khoa, đây là một bệnh lý rất nguy hiểm với khả năng lây truyền rất nhanh. Dựa trên một số tài liệu thống kê, có đến một nửa số bệnh nhân mắc bệnh Ebola bị tử vong. Do đó, mọi người nên tự ý thức bảo vệ bản thân và phòng ngừa bệnh.

1. Tìm hiểu chung về bệnh Ebola

Bệnh Ebola còn được gọi là tình trạng sốt xuất huyết do virus Ebola với khả năng gây tử vong rất cao. Trong đó, loại virus này tồn tại với 5 chủng và có đến 4 chủng chứa mầm mống lây nhiễm cao từ người này sang người khác. Cụ thể gồm virus Sudan, Bundibugyo, Ebola và Tai Forest. Khi bị một trong số các chủng này tấn công, cơ thể sẽ bị tổn thương trầm về hệ miễn dịch cũng như một số cơ quan trọng yếu của quá trình sản xuất và bơm máu. Do đó, khi mắc phải bệnh lý này, cơ thể sẽ bị xuất huyết trầm trọng và khó có thể kiểm soát được. 

Giải đáp Ebola là gì? Bệnh lý này có nghiêm trọng không?

Giải đáp Ebola là gì? Bệnh lý này có nghiêm trọng không?

Vậy nguồn gây phát sinh bệnh Ebola là gì? Theo các nhà nghiên cứu, loại virus này được tìm thấy lần đầu tiên ở các loài tinh tinh, linh trưởng, khỉ hay kể cả lợn ở đất nước Philippines. Trong quá trình sinh sống, virus dần phát triển và lây truyền mạnh hơn qua nhiều con đường khác nhau, cụ thể như:

1.1. Từ động vật sang người

Con đường lây truyền chủ yếu từ động vật sang người thường diễn ra trong quá trình cơ thể tiếp xúc với chất dịch (như nước tiêu, phân hoặc máu) của một con vật nào đó có chứa virus Ebola. Bên cạnh đó, những người ăn phải thịt của con vật có chứa virus thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Do tính chất lây nhiễm khá nghiêm trọng nên những người làm việc giết mổ động vật lấy thịt cũng là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh. 

Virus Ebola lây nhiễm từ động vật sang người

Virus Ebola lây nhiễm từ động vật sang người

1.2. Từ người sang người

Theo bác sĩ, những người mắc bệnh chỉ có khả năng lây nhiễm cho người khác khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng đặc trưng của bệnh. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan khi sống trong vùng dịch bệnh hoặc có nghi cơ bị lây nhiễm dịch bệnh. 

Đối với nhân viên y tế và những người thân trong gia đình, khi chăm sóc bệnh nhân cần phải đeo găng tay và mặt nạ phẫu thuật nhằm hạn chế bị lây nhiễm. Ngoài ra, việc sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc bơm kim tiêm không được khử trùng trước khi sử dụng cũng có thể tạo điều kiện lây nhiễm bệnh cho người khác.

2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh

Trước những diễn tiến phức tạp do bệnh Ebola gây ra, hầu hết mọi người đều cảm thấy rất lo lắng. Do đó, việc tìm hiểu về các triệu chứng để nhận biết bệnh là rất cần thiết. Vậy dấu hiệu nhận diện bệnh Ebola là gì? Thông thường, các biểu hiện của bệnh lý này sẽ khởi phát và chuyển biến từ 2 ngày đến khoảng 20 ngày kể từ thời điểm bị lây nhiễm virus. 

Người bệnh thường thấy đau nhức cơ thể

Người bệnh thường thấy đau nhức cơ thể

Một số triệu chứng thường nhận thấy ở giai đoạn sớm của bệnh là sốt, viêm họng. Khi đã trở nặng, dấu hiệu sẽ là phát ban, chảy máu niêm mạc. Ngoài ra, những trường hợp nặng còn có biểu hiện chảy máu nhưng không tìm được nguyên nhân. Đồng thời, khả năng làm việc của một số cơ quan bị giảm sút, điển hình như thận và gan. Do đó, sức khỏe và chất lượng đời sống của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Với những triệu chứng của bệnh, nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn với tình trạng sốt rét. Tuy nhiên, khi bệnh tình chuyển biến nặng hơn thì các triệu chứng lâm sàng cũng biểu hiện rõ hơn. Cụ thể như: mắt đỏ, đau tức ngực, ho, buồn nôn, nôn ói, trọng lượng cơ thể giảm sút, rối loạn hệ tiêu hóa, chảy máu. Hiện tượng chảy máu cơ thể có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau, vị trí tiêm truyền, chảy máu đường tiêu hóa, tai, chân răng, hậu môn, âm đạo,...

3. Điều trị bệnh Ebola

Theo bác sĩ, cách tốt nhất để cải thiện tình trạng sốt xuất huyết Ebola là đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm nhất để được điều trị bệnh. Đối với những người bị nghi nhiễm virus, các bạn nên đưa đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe sớm để ngăn chặn những triệu chứng nguy hiểm. 

Vậy phương pháp điều trị bệnh Ebola là gì? Đến thời điểm hiện tại, ngành y học của thế giới vẫn chưa tìm được loại thuốc để chữa trị dứt điểm virus Ebola. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn có thể kiểm soát và làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng ức chế nhân lên virus. Thực hiện biện pháp chăm sóc hỗ trợ như bù dịch, dinh dưỡng,... và những biện pháp chăm sóc tiện ích có lợi, chuyên sâu khác. 

Sử dụng máy thở Oxy cho những bệnh nhân nặng

Sử dụng máy thở Oxy cho những bệnh nhân nặng

Một số biện pháp hỗ trợ điều trị khác (được thực hiện tùy trường hợp):

  • Đối với những bệnh nhân đang trong tình trạng chuyển biến nặng nề sẽ được sử dụng máy thở oxy để hỗ trợ quá trình hô hấp.

  • Cho bệnh nhân uống thuốc để điều chỉnh huyết áp ổn định.

  • Để hạn chế tình trạng mất máu quá nhiều khiến người bệnh bị suy nhược, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu.

  • Nếu bệnh nhân mắc phải một số bệnh liên quan đến nhiễm trùng thì cần phải tích cực điều trị để nhanh chóng hồi phục.

  • Để hạn chế khả năng lây nhiễm, bệnh nhân nên được chăm sóc tại phòng riêng và cô lập với những người xung quanh.

Với khả năng lây nhiễm cao và dễ gây tử vong, Ebola được xem là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Ngoài việc ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe bệnh nhân thì loại virus Ebola còn có khả năng khởi phát cơn đại dịch trở lại. Do đó, mỗi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Đặc biệt, những người từng mắc bệnh vẫn có thể tái phát trở lại. Vì thế, các bệnh nhân sau khi hoàn tất quá trình điều trị vẫn phải chú ý và đề cao việc phòng tránh bệnh.

4. Giải pháp phòng ngừa bệnh Ebola

Một trong những vấn đề khiến mọi người cảm thấy lo lắng với khả năng lan truyền của virus Ebola là việc chưa tìm được loại vacxin để phòng ngừa bệnh. Vậy giải pháp để phòng ngừa virus Ebola là gì? Thực tế, bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người không nên đi du lịch hoặc di chuyển đến những vùng đất đang bùng phát dịch bệnh. Ngoài ra, khi đi đến những địa điểm nghi có dịch bệnh thì mọi người nên chủ động khai báo y tế để được hướng dẫn phòng tránh bệnh.

Không đến những nơi đang bùng phát dịch

Không đến những nơi đang bùng phát dịch

Đối với những trường hợp sau khi đi đến địa điểm khác khoảng 2 - 3 tuần thì cơ thể có triệu chứng nhức đầu, đau cơ, sốt cần phải được bác sĩ thăm khám và theo dõi. Đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị tại các trung tâm y tế cần đảm bảo thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn khả năng lây nhiễm. Đặc biệt, những mẹ đang có con nhỏ, còn bú thì cần được bác sĩ chỉ dẫn phương pháp ngăn chặn sự lây nhiễm từ mẹ sang con sau khi xuất hiện. 

Đối với những trường hợp từng tiếp xúc gần với bệnh nhân cần tuân thủ đúng quy định về việc phòng hộ cá nhân. Điển hình như người thân, nhân viên y tế luôn phải đeo khẩu trang, đồ bảo hộ khi tiếp xúc với người bệnh. Đồng thời, sát khuẩn toàn bộ cơ thể, rửa tay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Việc chủ động thực hiện tốt các bước vệ sinh và sát khuẩn sẽ giúp bạn tiêu diệt virus, ngăn ngừa lây nhiễm cho cộng đồng.

Với những thông tin từ bài viết này, chắc hẳn các bạn đã giải đáp được Ebola là gì cũng như hiểu rõ hơn về tính chất nguy hiểm của căn bệnh này. Do đó, mọi người cần phải nâng cao ý thức phòng tránh bệnh cũng như chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. 

Từ khoá: ebola là gì ebola

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.