Tin tức

Bệnh giảm tiểu cầu là gì? có nguy hiểm không?

Ngày 31/01/2023
Tiểu cầu là tế bào máu đóng vai trò quan trọng. Giảm tiểu cầu là một biểu hiện khá phổ biến trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh giảm tiểu cầu phát triển thành bệnh lý gây nên những tình trạng nghiêm trọng về sức khỏe  mà người bệnh không nên chủ quan.

1. Tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là một loại tế bào máu được sản xuất từ tủy xương. Chức năng chính của tiểu cầu là thực hiện vai trò liên kết với nhau để tạo thành cục máu đông. Trong trường hợp bị thương, chảy máu, tiểu cầu có trách nhiệm gắn kết lại với nhau để bịt kín vết thương nhằm cầm máu. Vòng đời của tiểu cầu thường chỉ kéo dài từ 7 - 10 ngày. Chúng được sản xuất liên tục trong cơ thể. 

Tiểu cầu có chức năng hình thành cục máu đông để cầm máu

Tiểu cầu có chức năng hình thành cục máu đông để cầm máu

2. Bệnh giảm tiểu cầu là gì?

Số lượng tiểu cầu trong máu ở mức trung bình là 150.000 - 450.000/micro lít máu. Nếu số lượng tiểu cầu trong máu giảm với mức <150.000 tế bào/micro lít máu thì có nghĩa là tiểu cầu đang giảm. Tình trạng giảm tiểu cầu sẽ diễn ra ở những mức độ khác nhau do những nguyên nhân khác nhau:

Biểu hiện giảm tiểu cầu

Khi có thể gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu thường có những biểu hiện sau đây: 

  • Mức độ  nhẹ: thường không có triệu chứng bên ngoài mà chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm huyết đồ. 

  • Mức độ nặng: Lượng tiểu cầu chỉ còn <20.000/micro lít máu. Biểu hiện là chảy máu kéo dài nếu bị thương, rong kinh. 

  • Mức độ rất nặng: Lượng tiểu cầu chỉ còn <10.000 - 20.000/micro lít máu. Ở mức độ này sẽ gây chảy máu tự phát, xuất huyết dưới da, nhất là vùng niêm mạc mũi, họng, miệng, ống tiêu hóa,...   

Một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh giảm tiểu cầu là: chảy máu cam, chảy máu chân răng, bầm tím dưới da, các nốt nhỏ hoặc lớn tùy tình trạng và mức độ giảm tiểu cầu, xuất huyết dạ dày, phân có lẫn máu đen,...

Bầm tím dưới da có thể là biểu hiện giảm tiểu cầu

Bầm tím dưới da có thể là biểu hiện giảm tiểu cầu

Nguyên nhân khiến tiểu cầu giảm

Có nhiều nguyên nhân khiến cho lượng tiểu cầu trong cơ thể bị giảm, trong đó phải kể đến những nguyên nhân phổ biến sau: 

- Nhiễm virus: Các loại virus như quai bị/thủy đậu, viêm gan B, viêm gan C, virus HIV, virus Epstein Barr... khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm ức chế khả năng sản xuất tiểu cầu của tủy xương. 

- Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng một số loại thuốc có thành phần phá hủy  tiểu cầu cũng khiến tiểu cầu giảm. 

- Mắc bệnh lý ác tính: Bệnh nhân bị ung thư nhất là bạch cầu sẽ khiến tiểu cầu giảm nghiêm trọng. Do tế bào ung thư xâm nhập tủy xương, làm giảm khả năng sản xuất tiểu cầu. 

- Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: Là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, phá hủy tiểu cầu gây bệnh giảm tiểu cầu.

- Thiếu máu bất sản: Một số trường hợp bệnh nhân dùng thuốc, chất phóng xạ, nhiễm virus,... sẽ gây ra tình trạng thiếu máu bất sản và làm giảm số lượng tiểu cầu. 

- Điều trị ung thư: Bệnh nhân trong giai đoạn hóa trị, xạ trị chữa ung thư cũng khiến tiểu cầu bị tổn thương, số lượng giảm mạnh. 

- Một số nguyên nhân khác: người mắc bệnh lý đột biến gen di truyền cũng gây ra tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối. Hoặc trường hợp bệnh nhân mắc chứng lách to hay mang thai, uống rượu, thiếu vitamin B12 và axit folic, bị lupus ban đỏ, ghép tạng, nhiễm trùng nặng,... cũng khiến tiểu cầu giảm. 

Bệnh giảm tiểu cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh giảm tiểu cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Bệnh giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Tùy thuộc từng nguyên nhân khác nhau mà tình trạng giảm tiểu cầu có thể nguy hiểm hoặc không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nếu giảm tiểu cầu do dùng thuốc, uống rượu hoặc những nguyên nhân thông thường thì khi ngừng thuốc hoặc không có cơ chế tác động giảm tiểu cầu, lượng tiểu cầu sẽ quay về mức bình  thường. Nếu giảm tiểu cầu do bệnh lý thì mức độ nghiêm trọng tùy thuộc và loại bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải. 

Tiểu cầu giảm gây nên tình trạng xuất huyết, máu khó đông, khả năng chống nhiễm trùng kém. Tiểu cầu giảm nhiều gây chảy máu cam, vết thương hở chảy máu không ngừng, khó đông máu, rong kinh, xuất huyết dưới da, thậm chí gây xuất huyết não và gây tử vong.  Lượng tiểu cầu giảm ở mức 10.000 - 20.000 tiểu cầu/micro lít máu là mức độ nghiêm trọng, dẫn đến những tình trạng nguy hiểm cho cơ thể. 

Giảm tiểu cầu nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Giảm tiểu cầu nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

4. Điều trị bệnh giảm tiểu cầu như thế nào?

Để điều trị triệu chứng giảm tiểu cầu, bệnh nhân cần được khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp: 

Chẩn đoán nguyên nhân giảm tiểu cầu

Bệnh nhân được khám sàng lọc khi có dấu hiệu bầm tím, nổi ban huyết. Bác sĩ điều tra bệnh sử, hỏi các loại  thuốc đang sử dụng có thể ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu. Tiến hành xét nghiệm máu để xác định số lượng tiểu cầu. Đồng thời, thực hiện thêm xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu, xét nghiệm đông máu, siêu âm ổ bụng, sinh thiết tủy xương để xác định nguyên nhân gây giảm tiểu cầu và phát hiện tế bào ung thư nếu có. 

Phương pháp điều trị giảm tiểu cầu

Tùy thuộc mức độ giảm tiểu cầu và nguyên nhân gây giảm mà bệnh nhân được chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp: 

- Ở mức độ nhẹ: Không có dấu hiệu chảy máu thì không cần điều trị mà theo dõi để biết khi nào tiểu cầu về mức bình thường. 

- Nếu nguyên nhân giảm tiểu cầu do thuốc thì bệnh nhân cần dừng thuốc. 

- Bệnh nhân hóa trị, thiếu tiểu cầu có thể truyền tiểu cầu để cải thiện tình trạng. 

- Trường hợp lách to: Phẫu  thuật cắt lá lách ngăn chặn tình trạng giảm tiểu cầu. 

-  Dùng thuốc điều trị giảm tiểu cầu đối với những trường hợp bị giảm tiểu cầu miễn dịch.

Bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh giảm tiểu cầu cần tránh sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc aspirin, tránh uống rượu/bia, tránh vận động mạnh, tránh các hoạt động gây chảy máu, tăng cường các loại nước ép hoa quả, bổ sung vitamin C, vitamin B12 và axit folic,...

Nếu có bất cứ dấu hiệu nào về triệu chứng giảm tiểu cầu, bệnh nhân cần được đi khám ngay để xác định tình trạng và nguyên nhân. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. Để được tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám, xét nghiệm máu tại MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến số tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ