Tin tức

Bệnh nhân bị viêm đường ruột có cần tầm soát định kỳ hay không?

Ngày 19/11/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Viêm đường ruột gây nên triệu chứng tiêu chảy thường xuyên ở người bệnh, đồng thời còn dẫn tới viêm và hủy hoại các lớp của thành ruột. Nếu để lâu bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn/viêm loét đường tiêu hóa, suy dinh dưỡng, nguy hiểm hơn là ung thư. Vậy viêm đường ruột có cần tầm soát định kỳ không? Bạn hãy tham khảo qua bài viết sau đây nhé!

1. Khái quát về bệnh viêm đường ruột 

Là một trong các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa, thuật ngữ bệnh viêm ruột chỉ hiện tượng viêm nói chung xảy ra ở ruột do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Nếu sự viêm nhiễm tấn công bất kỳ khu vực nào trong đường tiêu hóa sẽ làm hủy hoại chức năng của các cơ quan khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, thậm chí là bị tử vong khi không được cấp cứu kịp thời. Viêm ruột mạn tính bao gồm 2 bệnh đó là bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng chảy máu.

Viêm đường ruột có cần tầm soát định kỳ

Minh họa cho tình trạng viêm đường ruột

Cách đây 20 năm ở Việt Nam, số bệnh nhân bị viêm ruột không nhiều, tuy nhiên trong thời gian gần đây các trường hợp mắc viêm ruột mạn tính có khuynh hướng ngày một gia tăng. Nhiều bệnh nhân phải điều trị nội trú tại các bệnh viện trên toàn quốc, chưa kể còn nhiều ca bệnh khác đang điều trị ngoại trú. 

Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có khả năng mắc bệnh viêm ruột nhưng độ tuổi phổ biến nhất là từ 17 - 25 và từ 50 - 60 tuổi. Dải độ tuổi thứ nhất thường có diễn biến bệnh nặng hơn so với nhóm người thuộc dải độ tuổi thứ hai.

2. Bệnh viêm đường ruột có cần tầm soát định kỳ không? 

Khi đường ruột bị viêm sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và tạo thành các ổ viêm loét. Từ viêm ruột mạn tính, bệnh có khả năng tiến triển thành bệnh Crohn và viêm ruột kết, cụ thể như sau:

  • Viêm ruột kết: là các vết loét xuất hiện ở ruột già (hay còn gọi là ruột kết). Bệnh thường gây loét nghiêm trọng nhất ở bộ phận trực tràng khiến người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy, trong phân có lẫn máu và nước nhầy;

  • Bệnh Crohn: có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc hệ tiêu hóa nhưng phần cuối của ruột non chính là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bệnh Crohn ăn sâu vào các phân lớp trên thành ruột, gây bệnh cho toàn bộ thành ruột và được đánh giá là nặng hơn nhiều so với viêm ruột kết.

Bên cạnh 2 chứng bệnh điển hình nêu trên, viêm đường ruột còn để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh nhân không kiểm soát các triệu chứng và điều trị bệnh từ sớm:

  • Đau bụng và tiêu chảy: tiêu chảy có thể từ mức độ nhẹ đến nặng, nghiêm trọng khi có trường hợp bị đi ngoài hơn 20 lần/ngày. Khi bị tiêu chảy nhiều quá, người bệnh dễ mệt mỏi, mất nước, tụt huyết áp, tim đập nhanh. Nếu tiêu chảy kéo dài có lẫn máu trong phân thì bệnh nhân còn bị thiếu máu.

  • Táo bón: đối với người mắc bệnh Crohn, nếu một phần nào đó trong ruột bị tắc nghẽn thì có thể dẫn đến tình trạng táo bón. Ngoài ra, táo bón có khả năng là triệu chứng của bệnh viêm ruột kết hoặc viêm trực tràng.

  • Tắc nghẽn đường ruột: khi bị viêm, thành ruột sẽ bị dày lên làm hẹp lòng ống tiêu hóa, gây cản trở dòng chảy của đồ ăn thức uống. Nếu việc này tái diễn nhiều lần thì bệnh nhân có thể phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ phần ruột viêm.

  • Suy dinh dưỡng, sút cân, mệt mỏi, có dấu hiệu sốt: nguyên nhân là do viêm ruột khiến người bệnh ăn yếu, chất dinh dưỡng không được hấp thụ đầy đủ, mất nước vì tiêu chảy,...

  • Một số trường hợp bị bệnh viêm đường ruột còn bị viêm nhiễm lan sang các bộ phận khác như gan, mắt, khớp và da. Trẻ em còn có biểu hiện chậm lớn.

  • Ung thư: viêm ruột làm tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư ruột kết. Nếu sau 8 năm bị viêm ruột mà không tích cực điều trị thì bệnh sẽ ảnh hưởng và lây lan sang những khu vực khác như đại trực tràng, thậm chí là ung thư hậu môn. 

Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu bệnh nhân bị tắc ruột nhiều lần

Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu bệnh nhân bị tắc ruột nhiều lần

Dựa trên các biểu hiện và biến chứng nêu trên, nếu bạn còn băn khoăn viêm đường ruột có cần tầm soát định kỳ hay không thì hãy thực hiện điều này càng sớm càng tốt. Nếu được thăm khám thường xuyên thì mới phát hiện được sớm các bệnh lý đường tiêu hóa, tránh khả năng tiến triển thành thể mạn tính và ung thư vô cùng nguy hiểm. 

3. Các biện pháp được sử dụng trong điều trị bệnh viêm ruột

Đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm ruột nên các phương án chữa trị bây giờ chủ yếu là giúp giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng sau này.

Đối với biểu hiện tiêu chảy thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cần bù đủ nước và điện giải bằng dung dịch hỗn hợp của nước với natri, kali và muối để tránh tình trạng mất nước gây mệt mỏi, kiệt quệ cho bệnh nhân. Những người bị tiêu chảy cấp thì cần truyền dịch tĩnh mạch và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn, nhập viện để theo dõi.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp dựa trên thể trạng người bệnh cũng như giai đoạn viêm ruột mà bệnh nhân mắc phải. Ở những ca bị viêm loét đại tràng mức độ nhẹ thì có thể cho điều trị ngoại trú, nếu bị nặng thì điều trị tại viện. Bên cạnh đó viêm loét đại tràng là bệnh có diễn biến khá phức tạp và nguy cơ tái phát cao, do vậy người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

4. Gợi ý các cách giúp phòng ngừa bệnh viêm đường ruột

Để phòng tránh bệnh viêm đường ruột, mỗi người nên áp dụng những biện pháp như sau:

  • Uống nước đã được đun chín, chế biến hợp vệ sinh và không nên sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như nước giếng, nước suối, ao hồ,...

  • Trước, trong, sau khi đi nấu ăn và cả sau khi đi vệ sinh cần phải rửa tay cẩn thận bằng xà phòng sát khuẩn.

  • Ăn thực phẩm đã được chế biến kỹ, hợp vệ sinh và bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nếu chưa dùng đến.

  • Không nên hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn chín uống sôi sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc viêm đường ruột

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn chín uống sôi sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc viêm đường ruột

Như vậy bài viết đã trả lời cho câu hỏi viêm đường ruột có cần tầm soát định kỳ hay không. Nếu bạn đang có ý định đi thăm khám để chẩn đoán viêm đường ruột, hãy đặt lịch ngay với bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trên website: medlatec.vn, qua tổng đài 1900565656 hoặc cài đặt ứng dụng sức khỏe MedOn của MEDLATEC để được tư vấn từ xa với bác sĩ và cập nhật các thông tin hữu ích khác.  

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.