Tin tức
Bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp nên có chế độ sinh hoạt ra sao?
- 03/09/2020 | Viêm khớp thái dương hàm là bệnh gì? Chữa trị có khó không?
- 15/10/2020 | Bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp nên có chế độ sinh hoạt ra sao?
- 26/08/2020 | Những điều bạn cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
1. Viêm đa khớp dạng thấp là gì và nguy hiểm như thế nào?
Bệnh Viêm đa khớp dạng thấp sẽ khiến cho người bệnh bị xơ cứng khớp và đau ở các khớp như khớp tay, khớp bàn chân, khớp gối hay khớp lưng,… Bệnh có thể khiến cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh trở nên khó khăn.
Viêm đa khớp là bệnh lý mạn tính
Một số nguyên nhân chính dẫn tới bệnh như yếu tố di truyền, hormone, nhiễm trùng, miễn dịch hay yếu tố môi trường. Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá, uống cà phê quá nhiều hoặc tiếp xúc với silicon cũng là những yếu tố gây bệnh.
Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm giảm chất lượng sống và giảm tuổi thọ của người bệnh. Hơn nữa, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
-
Tăng nguy cơ khô mắt, thậm chí có thể gây mù lòa.
-
Có nguy cơ nhiễm trùng cao vì sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
-
Đau dạ dày và ruột do phải dùng thuốc kháng viêm.
-
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi như xơ sẹo phổi.
-
Có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch chẳng hạn như nguy cơ bị đột quỵ và nguy cơ đau tim.
-
Tổn thương thần kinh.
-
Mạch máu của người bệnh dễ bị thu hẹp hay giảm kích thước, ảnh hưởng đến sự lưu thông của dòng máu.
-
Loãng xương: Bệnh nhân có nguy cơ giảm mật độ xương hoặc loãng xương.
-
Ung thư hạch và các bệnh ung thư khác do liên quan đến sự thay đổi hệ thống miễn dịch.
2. Một số triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Những triệu chứng của bệnh khá đa dạng, có thể chia thành các triệu chứng viêm khớp, các triệu chứng toàn thân và một số triệu chứng khác.
Các triệu chứng của viêm khớp có thể kể đến như: Cứng khớp, sưng khớp do tích tụ dịch nhiều ở khớp, vùng da của khớp bị viêm ấm hơn và đỏ hơn các vùng da xung quanh, đau khớp. Người bệnh có thể xuất hiện hạt hay gồ lên ở khớp, thường không đau nhưng đôi khi lại rất đau,
Bệnh viêm đa khớp có nguy cơ dẫn tới các bệnh lý về tim mạch
Các triệu chứng toàn thân có thể kể đến như: Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, bệnh nhân đau nhức toàn thân.
Triệu chứng ở các cơ quan khác: Một số bệnh nhân bị viêm màng phổi, một số khác lại bị ảnh hưởng ở dây thanh quản dẫn tới khàn giọng, rất ít nhưng cũng có bệnh nhân gặp phải tình trạng khô mắt hoặc đau mắt đỏ,…
3. Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân mắc viêm đa khớp dạng thấp
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt phù hợp để bệnh nhanh được đẩy lùi:
3.1. Những điều cần tránh
Tránh những động tác không tốt cho khớp.
Tránh động tác cầm đồ vật, nên lựa chọn những đồ vật to giúp người bệnh dễ dàng cầm nắm hơn.
Không nên cử động cổ tay làm bàn tay lệch sang 1 bên.
Cẩn thận khi viết và tránh việc cố gắng mở nắp chai.
Không nên nắm các ngón tay lại để giữ đồ vật.
3.2. Những thực phẩm nên kiêng
Thực phẩm có tác dụng thúc đẩy quá trình điều trị bệnh nhưng nếu bạn ăn những thực phẩm không tốt thì bệnh cũng có thể tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh viêm đa khớp dạng thấp cần tránh:
-
Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc các thực phẩm chế biến sẵn: Không nên ăn những thực phẩm này vì nó có chứa nhiều chất béo bão hòa gây kích thích phản ứng viêm, từ đó người bệnh sẽ bị đau khớp nhiều hơn.
-
Không nên ăn thịt chó, các loại cà, canh cua,…
-
Không nên ăn nội tạng động vật vì có thể khiến cho xương kém vững chắc và dễ sưng viêm.
-
Không nên uống rượu, bia.
3.3. Những thực phẩm nên ăn
Bắp cải, bông cải xanh: Trong các loại rau này có chứa hợp chất sulforaphane giúp làm chậm những tổn thương ở sụn khớp.
Nên ăn bông cải xanh để làm chậm những tổn thương ở sụn khớp
Các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 có nhiều trong các loại cá giúp giảm các triệu chứng viêm đa khớp;
Canxi: Nên bổ sung canxi từ sữa và các sản phẩm từ sữa.
3.4. Một số lưu ý khi vận động
-
Không nên gắng sức, có thể lựa chọn công cụ trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày và trong công việc.
-
Mua thêm một số dụng cụ nhà bếp đa năng.
-
Nên chọn giày vừa với chân để tránh kích thích da chân và giảm áp lực lên khớp bàn chân, có thể mang lót chỉnh hình.
-
Khi tập luyện, bạn có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ hoặc thay đổi động tác để tiếp tục vận động.
-
Trong một số trường hợp chỉ cần tập luyện cơ lực có đối kháng hoặc những bài tập ngắn ngay tại nhà.
-
Ưu tiên những bài tập tay để giúp khớp cổ tay, ngón tay của người bệnh mềm dẻo và một số bài tập giúp chân vững vàng hơn.
-
Nên có một chế độ sinh hoạt, bình thường, đầy đủ, tránh những hoạt động không cần thiết.
-
Có thể chọn đi bộ hoặc đạp xe hay bơi lội tùy theo thể trạng và sở thích của mình.
-
Không nên tác động vào cột sống khi bị đau cổ để tránh gặp biến chứng.
-
Nếu người bệnh đang thừa cân thì phải giảm cân sớm.
Bệnh nhân thường được điều trị bằng thuốc
Bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc theo đợt hoặc cũng có thể dùng thuốc điều trị duy trì. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ theo phác đồ, người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị.
Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính và phương pháp điều trị chủ yếu là hạn chế tái phát bệnh và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám sớm để được điều trị hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý dành cho bạn. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại và tự hào có đội ngũ bác sĩ cơ xương khớp chuyên môn cao, tận tâm với người bệnh. Chính vì thế bạn hoàn toàn yên tâm khi thăm khám và điều trị bệnh tại MEDLATEC. Liên hệ trực tiếp tới số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!