Tin tức

Bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm không và dấu hiệu nhận biết

Ngày 11/06/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nên khả năng lây lan nhanh chóng, có nguy cơ biến chứng cao nên không phát hiện và điều trị sớm. Bệnh sởi ở người lớn thường không được quan tâm như bệnh sởi ở trẻ nhỏ, song vì thế mà không ít người bệnh gặp phải biến chứng nặng đến sức khỏe. Vậy bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm không, dấy hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? 

1. Bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm không - thắc mắc không của riêng ai

Bệnh sởi có khả năng lây lan nhanh chóng do virus dễ lây qua đường tiếp xúc thông thường. Với cả người lớn và trẻ nhỏ thông thường, sởi không phải là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm dù người bệnh chưa có kháng thể trước đó. Tuy nhiên nếu người bị suy giảm miễn dịch mắc phải, khả năng kháng virus kém đi nên nguy cơ biến chứng cao.

Bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm không

Bệnh sởi ở người lớn ít gặp hơn so với trẻ nhỏ

Bệnh sởi ở người lớn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, suy hô hấp, động kinh, viêm não, ảnh hưởng trí tuệ,… Khoảng 15% người trưởng thành có biến chứng sởi bị tử vong do can thiệp muộn hoặc can thiệp không hiệu quả. Biến chứng sởi chủ yếu gặp ở người sức khỏe yếu, mắc bệnh mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc làm giảm miễn dịch.

Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng nguy hiểm, có nguy cơ biến chứng cao khi mắc phải virus sởi. Đặc biệt nếu thai phụ mắc bệnh trong những tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ biến chứng thai có thể gặp như: sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, dị tật thai nhi, thai nhiễm sởi tiên phát, trẻ bị nhẹ cân,… Một thống kê khoa học cho biết, nếu thai phụ mắc bệnh sởi trong tháng đầu tiên của thai kỳ, tỉ lệ dị tật lên tới 50%. Nếu ở tháng thứ hai, tỉ lệ dị tật bẩm sinh là 22%, tháng thứ ba thấp hơn chỉ khoảng 6%.

Thai phụ mắc sởi có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi

Thai phụ mắc sởi có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên tiêm phòng sởi trong thai kỳ để phòng ngừa bệnh, vì thế cần hoàn thành mũi tiêm trước khi mang thai. Nếu ở vùng có nguy cơ cao hoặc trong mùa dịch, nên chủ động phòng ngừa bệnh, hạn chế nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh và tăng cường sức đề kháng.

Điều nguy hiểm của bệnh sởi với người lớn là thường tâm lý chủ quan khi mắc bệnh và điều trị. Biến chứng bệnh gây ra không phải ở thời điểm triệu chứng nặng nhất mà sau khi bệnh nhân đã hết sốt và hết phát ban. Thông thường, sau đợt giảm sốt, giảm phát ban nhẹ này, nguy cơ biến chứng cao hơn nếu không nghỉ ngơi, điều trị tốt.

Biến chứng bệnh sởi ở người lớn thường có dấu hiệu như: đau đầu, co giật, sốt cao đến rất cao, hôn mê hoặc nhẹ hơn là lú lẫn, liệt tứ chi, rối loạn cơ tròn,… Những biến chứng nặng như viêm màng não, viêm phổi, viêm tủy, viêm kết - giác mạc có thể để lại di chứng vĩnh viễn khó phục hồi.

Như vậy, bệnh sởi sẽ nguy hiểm nếu phụ nữ mang thai, người có sức đề kháng kém mắc phải. Nếu điều trị bệnh nghiêm túc ngay khi khởi phát, tỷ lệ chữa khỏi cao và nguy cơ biến chứng thấp.

Phát hiện và điều trị sớm giúp ngăn ngừa biến chứng sởi

Phát hiện và điều trị sớm giúp ngăn ngừa biến chứng sởi

2. Phát hiện sớm bệnh sởi qua dấu hiệu điển hình

Phát hiện sớm bệnh sởi ở người lớn có vai trò quan trọng, giúp điều trị sớm hiệu quả hơn, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu đã từng mắc sởi khi còn nhỏ, cơ thể đã có miễn dịch nên khi tiếp xúc với virus có thể không khởi phát bệnh. Nguy cơ mắc bệnh và biến chứng sởi cao hơn ở người chưa có miễn dịch do mắc bệnh hoặc tiêm phòng vắc xin.

Sau khi nhiễm virus gây bệnh khoảng 7 - 21 ngày, triệu chứng bệnh mới xuất hiện bao gồm:

Triệu chứng toàn thân

Gây sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, những triệu chứng này khá giống với cảm ốm thông thường nên thường bị nhầm lẫn.

Triệu chứng ở mắt

Triệu chứng bệnh ở mắt xuất hiện khá sớm bao gồm: sưng nề mí mắt, mắt đỏ, cộm, tình trạng chảy nước mắt, sợ ánh sáng,…

Triệu chứng ở đường hô hấp trên

Bệnh nhân mắc sởi sẽ có những triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như: ngạt mũi, ho khan, sổ mũi, chảy nước mũi,…

Xuất hiện phát ban

Vùng xuất hiện phát ban do bệnh sởi sởi sớm nhất thường là trong khoang miệng, trên bề mặt niêm mạc má. Dấu hiệu là các hạt nhỏ có kích thước từ 0.5 - 1mm, có màu trắng xám, xung quanh là vầng ban đỏ nổi gồ lên.

Sau sốt cao từ 3 - 4 ngày, phát ban trên các vùng da của cơ thể sẽ đồng loạt xuất hiện, nổi cộm rõ ràng lên bề mặt da. Ban đầu, phát ban thường xuất hiện ở sau tai, sau gáy rồi tràn ra trán, mặt, cổ. Dần dần đến thân mình và tứ chi đều xuất hiện phát ban.

Biến chứng sởi có thể xảy ra khi bệnh nhân tạm thời hết sốt và phát ban

Biến chứng sởi có thể xảy ra khi bệnh nhân tạm thời hết sốt và phát ban

Đến khi phát ban nổi toàn thân, tình trạng sốt sẽ giảm dần.

Tuy nhiên khi sốt đã giảm và phát ban có thể cũng giảm bớt, nguy cơ biến chứng vẫn còn nếu người bệnh chủ quan không chăm sóc, điều trị tốt.

3. Điều trị bệnh sởi như thế nào hiệu quả?

Điều trị bệnh sởi ở người lớn không quá khó khăn, song cần lưu ý điều trị triệu chứng kết hợp với chăm sóc người bệnh để ngăn ngừa biến chứng. Bệnh nhân nên được chăm sóc y tế, điều trị dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ và tự cách ly để ngăn ngừa lây bệnh cho người xung quanh.

Điều trị hạ sốt

Bệnh nhân sởi thường bị sốt, cao, nên có biện pháp hạ sốt nhanh chóng như: dùng thuốc hạ sốt, uống nước, bổ sung nước hoa quả, để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát,…

Chăm sóc dinh dưỡng

Bệnh nhân mắc sởi cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe và phục hồi bệnh, đặc biệt nên tăng cường bổ sung Vitamin A. Một số nghiên cứu cho biết, bổ sung Vitamin A đủ trong quá trình điều trị giúp giảm 50% tỉ lệ tử vong do bệnh. Ngoài ra, Vitamin A cũng giúp ngăn ngừa biến chứng sởi cho mắt như viêm loét giác mạc, mù lòa,…

Chăm sóc vệ sinh

Bệnh nhân cần có điều kiện chăm sóc và cách ly tốt tại nhà, vệ sinh và chăm sóc răng miệng thường xuyên.

Bệnh nhân mắc sởi cần can thiệp y tế nếu có dấu hiệu rối loạn ý thức

Bệnh nhân mắc sởi cần can thiệp y tế nếu có dấu hiệu rối loạn ý thức

Khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như: nhiệt độ cao, sốt tái phát sau khi mờ phát ban, triệu chứng hô hấp nặng như nhịp tim nhanh, ngủ li bì, hô hấp bất thường, ho đột ngột,…

Bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm không còn tùy vào từng đối tượng, nhưng vẫn cần chú ý, không nên chủ quan, hãy tự cách ly, theo dõi và điều trị nghiêm túc.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.