Tin tức

Bệnh sởi

Ngày 22/06/2015
Bác sỹ Đàm Trọng Hiếu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Tại cuộc họp đầu mùa hè năm nay, lãnh đạo Bộ Y tế đã cho rằng: "Bộ Y tế rất quan ngại về việc khả năng bùng phát, quay trở lại của dịch Sởi".


Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng quản lý dịch bệnh trong cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức chương trình: Miễn phí xét nghiệm phát hiện bệnh sởi (IgM), từ ngày 17/6 đến 15/9/2015
.


 - Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu sởi IgM (measles-specific IgM) huyết thanh xuất hiện ở giai đoạn cấp của bệnh(giai đoạn đầu).

- Xét nghiệm IgM được thực hiện trên bệnh phẩm máu (2 ml máu), nếu mẫu nhận trước 11 giờ sáng thì trả kết quả 16 giờ chiều cùng ngày, nếu nhận mẫu sau 11 giờ sáng thì trả kết quả vào 16 giờ chiều hôm sau.


Dưới đây là một số thông tin về bệnh sởi được bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ cùng các phụ huynh.


Sởi là bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở người lớn và trẻ em, nhất là người có sức đề kháng kém hay hệ miễn dịch bị suy giảm, bệnh xuất hiện nhiều vào mùa đông và xuân. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy nếu không được phát hiện, phòng bệnh và điều trị kịp thời.


1. Bệnh sởi là gì, lây truyền như thế nào?

 

- Sởi là một virus của hệ hô hấp, là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nhầy bị nhiễm virus.

- Người bệnh ho, hắt hơi có thể phát hành các loại virus vào không khí, virus này có thể sống trên các bề mặt trong vài giờ.

- Bệnh có thể ở cả người lớn và trẻ em nhưng thường ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh ít gặp ở trẻ dưới 3 tháng.

 

2. Bệnh sởi có triệu chứng gì?



Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng.

Bệnh sởi xuất hiện triệu chứng trong khoảng 14 ngày từ khi tiếp xúc với virus:

+ Ho, chảy mũi;

+ Mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng;

+ Đau nhức người;

+ Đốm trắng trong miệng (nốt koplix: thường xảy ra trước hay ngày đầu phát ban và biến mất sau 24-48 giờ sau phát ban: nốt trắng, kích thước nhỏ bằng đầu kim ở niêm mạc má vùng răng hàm.


+ Phát ban: xuất hiện trong 3-5 ngày đầu tiếp xúc với virus, tồn tại trong 7 ngày, xuất hiện đầu tiên ở mặt sau đó lan đến thân và tay chân.

3. Sởi có thể gây ra những biến chứng gì?

- Loét miệng;

- Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản;

- Tiêu chảy;

- Viêm kết mạc, tổn thương giác mạc, võng mạc, mù;

- Suy dinh dưỡng;

- Viêm não, màng não;

-  Tử vong.


4. Làm thế nào để biết chắc chắn con bạn bị sởi?


- Nếu con bạn có sốt, phát ban, hãy đưa cháu đến gặp bác sỹ để được khám, hỏi tiền sử và làm 1 số xét nghiệm.

- Cần làm các xét nghiệm:

Xét nghiệm đặc hiệu:

+ PCR Sởi: xét nghiệm sinh học phân tử, lấy bằng dịch phết niêm mạc miệng.

+ Kháng thể IgM: xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.

+Kháng thể IgG: nói lên tình trạng miễn dịch với sởi, đặc biệt được chỉ định ở giai đoạn lui bệnh và sau khi tiêm chủng.

Xét nghiệm chức năng cơ bản: Men gan (GOT, GPT), Tổng phân tích tế bào máu…

5. Những ai có nguy cơ sởi cao?


- Người chưa được tiêm phòng;


- Trẻ thiếu vitamine A.

 

6. Một số biện pháp phòng bệnh


Tiêm vaccin sởi giúp phòng ngừa bệnh sởi. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet


- Tiêm phòng vaccin sởi là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi;

- Để phòng bệnh không tiếp xúc với người bệnh, tiêm chủng đúng lịch và tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi.

- Khi có dịch sởi cần thực hiện các biện pháp sau:Báo cáo ngay những trường hợp mắc bệnh trong vòng 24 giờ cho cơ quan y tế địa phương.

+ Cách ly người bệnh ở phòng riêng. Không cho bệnh nhân tiếp xúc với thai phụ chưa có miễn dịch. 

+ Trẻ em mắc bệnh không được đến trường học và người lớn không được đến các nơi làm việc trong vòng bảy ngày sau khi mắc;

+ Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh;

+ Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đặc biệt sát khuẩn mũi, họng hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường bằng nước muối;

+ Thực hiện vệ sinh môi trường sống, đảm bảo nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng.

7. Điều trị sởi như thế nào?

- Bổ sung vitamin A.

 

- Điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, bù nước, giảm ho, tăng cường miễn dịch.

- Điều trị biến chứng.

 

- Tất cả các trường hợp sởi biến chứng nặng cần được nhập viện điều trị.

 

8. Bố mẹ cần làm gì khi con bị sởi?

- Theo dõi nhiệt độ: thường nhiệt độ về bình thường khoảng 4 ngày sau phát ban. Nếu nhiệt độ không giảm hoặc tăng trở lại sau khi đã bình thường > 24 giờ cần cho con đi khám lại, vì đây có thể là dấu hiệu biến chứng của sởi.


- Cân trẻ mỗi ngày để đánh giá tình trạng dinh dưỡng.


- Chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục bú mẹ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.