Tin tức
Xét nghiệm bệnh xã hội: Vai trò và phương pháp thực hiện
- 06/02/2023 | 90% trường hợp mắc bệnh xã hội do 1 nguyên nhân khiến ai cũng giật mình
- 13/08/2024 | 10 bệnh lây truyền qua đường tình dục bạn nên biết và cách phòng tránh cho “cuộc vui” an toà...
- 08/10/2024 | Xét nghiệm phát hiện 12 tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục chính xác, nhanh chó...
1. Về khái niệm bệnh xã hội
Bệnh xã hội (thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi bệnh lây truyền qua đường tình dục) là nhóm bệnh nhiễm khuẩn hoặc virus, lây lan qua việc tiếp xúc tình dục với người bị nhiễm.
Bệnh xã hội thường gặp nhất hiện nay là:
- HIV/AIDS
Đây là bệnh lý nguy hiểm nhất trong nhóm bệnh xã hội. Khi hệ miễn dịch bị virus HIV tấn công, cơ thể sẽ không thể chống lại các bệnh lý khác, nguy cơ nhiễm trùng tăng cao. Nếu không điều trị tích cực, HIV có thể tiến triển thành AIDS.
- Lậu
Lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục, niệu đạo, trực tràng và cổ họng.
- Giang mai
Treponema pallidum là xoắn khuẩn gây ra bệnh giang mai, làm tổn thương nghiêm trọng đến nội tạng nếu không được điều trị.
- Mụn rộp sinh dục
Virus Herpes simplex (HSV) gây ra nên mụn rộp sinh dục, khiến người bệnh xuất hiện những vết loét gây đau ở bộ phận sinh dục.
- Bệnh sùi mào gà
Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là virus HPV type 6 và 11. Nếu không được điều trị tích cực, bệnh có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Bệnh xã hội nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành nguyên nhân tổn thương cơ quan sinh dục với mức độ nặng, vô sinh và tử vong. Không những thế, một số bệnh xã hội khi người mẹ mắc phải còn có thể lây truyền sang con, khiến quá trình phát triển và sức khỏe của trẻ bị giảm sút nghiêm trọng.
HIV/AIDS được xếp vào bệnh xã hội nguy hiểm
2. Xét nghiệm bệnh xã hội: Ý nghĩa và phương pháp thực hiện
2.1. Vì sao cần thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội?
Xét nghiệm bệnh xã hội đem lại nhiều lợi ích:
- Phát hiện sớm để kịp thời điều trị
Kết quả xét nghiệm bệnh xã hội giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khi các triệu chứng vẫn chưa rõ ràng. Điều này sẽ giúp người bệnh điều trị sớm, giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng như vô sinh, tổn thương cơ quan nội tạng,...
- Ngăn ngừa lây nhiễm
Khi phát hiện bệnh sớm, người nhiễm bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp và tránh lây lan cho bạn tình cùng những người xung quanh.
- Bảo vệ sức khỏe sinh sản
Một số bệnh xã hội như giang mai, lậu, sùi mào gà, nếu không được phát hiện sớm, có thể gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, tắc ống dẫn trứng ở nữ giới hoặc viêm mào tinh ở nam giới, đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản.
Phụ nữ mang thai không xét nghiệm và điều trị kịp thời các bệnh xã hội có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc truyền bệnh cho trẻ sơ sinh. Vì thế, xét nghiệm bệnh xã hội định kỳ là giải pháp để bảo vệ sức khỏe sinh sản.
2.2. Các phương pháp xét nghiệm bệnh xã hội
Có nhiều phương pháp được thực hiện trong xét nghiệm bệnh xã hội. Tùy vào xét nghiệm được chỉ định mà phương pháp áp dụng ở mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác nhau:
2.2.1. Xét nghiệm máu
Đây là xét nghiệm chính thường dùng để hát hiện bệnh HIV, giang mai,... Từ kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể phát hiện sự hiện diện của virus hoặc xoắn khuẩn trong cơ thể.
Xét nghiệm bằng mẫu máu là phổ biến nhất trong chẩn đoán bệnh xã hội
2.2.2. Xét nghiệm mẫu dịch cơ thể
Đối với các bệnh xã hội như lậu, mụn rộp sinh dục, chlamydia, người bệnh sẽ được lấy mẫu dịch cơ thể như nước tiểu, dịch niệu đạo hoặc dịch âm đạo để kiểm tra sự hiện diện của tác nhân gây bệnh.
3. Quy trình thực hiện và một số lưu ý đối với xét nghiệm bệnh xã hội
3.1. Quy trình xét nghiệm bệnh xã hội
- Trước khi xét nghiệm
Trước khi thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, lịch sử quan hệ tình dục, các triệu chứng đang gặp phải (nếu có). Tùy vào loại xét nghiệm, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh về việc nhịn ăn hoặc kiêng quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian nhất định.
- Tiến hành xét nghiệm
Tùy vào loại bệnh cần xét nghiệm, bác sĩ sẽ có phương pháp lấy mẫu khác nhau. Mẫu này sau đó sẽ được đưa tới phòng xét nghiệm để phân tích.
- Nhận kết quả
Sau khoảng vài giờ đến vài ngày, tùy vào xét nghiệm được thực hiện, kết quả sẽ được trả về phòng khám ban đầu. Trường hợp xét nghiệm cho kết quả dương tính, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp xét nghiệm âm tính, người bệnh vẫn nên tiếp tục theo dõi sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh.
3.2. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội
Để đảm bảo tính chính xác, riêng tư của kết quả xét nghiệm bệnh xã hội, bạn có thể tham khảo những chỉ dẫn sau:
- Chọn xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và thiết bị xét nghiệm hiện đại. Thông tin về tình trạng sức khỏe và kết quả xét nghiệm của mỗi cá nhân cần được cơ sở y tế cam kết đảm bảo nguyên tắc bí mật.
- Xét nghiệm định kỳ, đặc biệt cần thiết với người có hoạt động tình dục không an toàn.
- Điều trị ngay theo phác đồ của bác sĩ nếu kết quả xét nghiệm dương tính, đồng thời thông báo với bạn tình để phối hợp điều trị và phòng ngừa tái nhiễm.
Xét nghiệm bệnh xã hội cần diễn ra tại cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả chính xác
Xét nghiệm bệnh xã hội là cần thiết đối với việc phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh đường tình dục, chủ động điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe sinh sản. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, đặt lịch xét nghiệm bệnh xã hội, hãy liên hệ trực tiếp Hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được giải đáp, hỗ trợ tận tình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!