Tin tức

Bệnh suy tim có chữa được không? Điều trị như thế nào?

Ngày 27/05/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Nhiều người lo ngại không biết bệnh suy tim có chữa được không và liệu có tiến triển thành mãn tính? Trước tiên, phải khẳng định đây là một tình trạng đặc biệt nguy hiểm nếu gặp phải. Do vậy, việc tìm cách chữa khỏi bệnh là điều ai cũng mong muốn.

1. Bệnh suy tim ảnh hưởng thế  nào đến sức khỏe?

Suy tim là là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tim, dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu, lượng máu bơm để cung cấp cho tim giảm đi, suy yếu. Suy tim ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. 

Những triệu chứng thường gặp của bệnh suy tim

  • Người bệnh khi gắng sức hoặc mang vác nặng sẽ thấy khó thở, tức ngực, hụt hơi, thở dốc và mệt mỏi

  • Luôn có cảm giác mệt mỏi  như suy nhược cơ thể do máu nuôi cơ thể không đủ. 

  • Người suy tim thường bị máu lên não kém nên ngủ không ngon giấc.

  • Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, có thể ngất xỉu khi quá mệt mỏi và gắng sức.

  • Hay bị hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh. 

  • Suy tim nặng có thể bị phù chân, tăng cân do máu lưu thông kém làm giảm đào thải dịch qua thận khiến cơ thể tích nước.

  • Người suy tim thường hay tiểu đêm nhiều, buồn nôn, chán ăn. 

bệnh suy tim có chữa được không còn phụ thuộc vào căn nguyên của bệnh

Suy tim có chữa được không còn phụ thuộc vào căn nguyên của bệnh

Bệnh suy tim do nguyên nhân gì?

Bệnh suy tim có chữa được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh lý. Ở mỗi người, bệnh suy tim khởi phát do những nguyên nhân khác nhau. Phần lớn nguyên nhân đến từ những bệnh nền trước đó như bệnh cao huyết áp.Huyết áp cao khiến tim luôn phải làm việc  gắng sức. Lâu dần khiến tim bị suy yếu đi. 

Suy tim rất hay gặp phải ở những người có bệnh lý bẩm sinh như: bệnh cơ tim, hở van tim, hẹp van tim, bệnh động mạch vành, bệnh rối loạn nhịp tim, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh phổi tắc nghẽn,... 

Ảnh hưởng của bệnh suy tim đối với sức khỏe

Người bị suy tim thường luôn luôn không khỏe, da nhợt nhạt, xanh tái, ngất xỉu thường xuyên. Sức khỏe yếu khiến người bệnh không làm được việc nặng, hiệu quả công việc kém. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, cuộc sống và công việc thường ngày. 

Người bị bệnh tim có chất  lượng cuộc sống kém, tuổi thọ ngắn. Nếu không có giải pháp điều trị thì suy tim kéo dài dễ dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như tim ngừng đập, nhồi máu cơ tim và tử vong bất cứ lúc nào. Tuy vậy, suy tim có chữa được không còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Đôi khi giải pháp điều trị chỉ mang tính tạm thời, hỗ trợ người bệnh kéo dài cuộc sống chứ không thể cải thiện sức khỏe được như ban đầu. 

Bệnh suy tim kéo dài thường gây ra các biến chứng khác như: suy gan, suy thận, phù phổi, rối loạn tiêu hóa, đột quỵ,... Kéo theo sự suy giảm của các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Suy tim ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe

Suy tim ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe

2. Các dạng bệnh suy tim thường gặp 

Có nhiều cách phân loại bệnh suy tim nhằm phân loại bệnh từ nhẹ đến nặng: 

Phân loại suy tim theo chức năng

  • Độ 1: đây là giai đoạn khởi phát và nhẹ nhất. Hầu như người bệnh chưa có triệu chứng gì rõ nét, đôi khi khó thở và mệt mỏi lúc gắng sức.

  • Độ 2: có bệnh tim gây rối loạn nhẹ hoạt động thể lực, hoạt động thể lực gây tức ngực, khó thở, mệt, hồi hộp trống ngực, giảm khi nghỉ ngơi.

  • Độ 3: lúc này thì bệnh  nhân dù làm việc nhẹ cũng có thể cảm giác đau tức ngực và khó thở, hạn chế vận động.

  • Độ 4: đây là giai đoạn nặng nhất, người bênh ngay cả khi nghỉ ngơi cũng bị khó thở tức ngực, mệt mỏi, toàn bộ hoạt động thể lực phải hạn chế tối đa. Triệu chứng nặng hơn khi hoạt động.

Việc chẩn đoán độ, giai đoạn suy tim sẽ quyết định đến việc bệnh nhân suy tim được áp dụng theo phác đồ điều trị nào. Giai đoạn càng sớm, càng ít dấu hiệu thì việc chữa trị, theo dõi , chăm sóc hiệu quả hơn. 

Tiến trình các giai đoạn lâm sàng suy tim: Rối loạn chức năng chức năng tim nhưng không gây triệu chứng, suy tim còn bù, suy tim mất bù, suy tim trơ.

3. Bệnh suy tim có chữa được không?

Câu trả lời còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Bời hầu hết bệnh suy tim bắt nguồn từ bệnh nền sẵn có hoặc do lối sống. Do vậy, tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị khi phát hiện bệnh. Đồng thời, giai đoạn phát hiện bệnh cũng quyết định rất lớn đến tỷ lệ hiệu quả điều trị bệnh suy tim. Giai đoạn khởi phát, tim chưa bị suy yếu nhiều, khả năng đáp ứng thuốc điều trị nội khoa tốt sẽ là giai đoạn chữa bệnh hiệu quả hơn cả. Tuy nhiên, suy tim có chữa được không và khỏi triệt để hay không thì không thể dám chắc. 

Do vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh suy tim thì các bạn cần đến kiểm tra ngay tại cơ sở y tế uy tín. Đồng thời nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn sớm nhất. 

Bệnh nhân suy tim phải được kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Bệnh nhân suy tim phải được kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Bệnh suy tim có chữa được không phụ thuộc vào thời gian phát hiện và nguyên nhân khởi phát bệnh. Các giải pháp điều trị đều mang tính chất hỗ trợ chức năng hoạt động của tim. Quan trọng là người bệnh phải rèn lối sống lành mạnh, loại bỏ các nguy cơ khiến bệnh tiến triển nặng để dần dần cải thiện chất lượng sống.

Hiện nay, khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã được trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến, phục vụ cho công tác kiểm tra, chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe của khách hàng. Ngoài ra, với đội ngũ các y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm sẽ mang lại sự an tâm cho người bệnh khi có nhu cầu thăm khám tại đây.

Để được tư vấn, đặt lịch kiểm tra sức khỏe sớm nhất, khách hàng có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ