Tin tức
Bệnh thoát vị bẹn - những biến chứng không thể bỏ qua
- 25/08/2020 | Đặc biệt cẩn trọng với căn bệnh thoát vị đĩa đệm
- 10/04/2020 | Chụp MRI thoát vị đĩa đệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý
- 19/05/2020 | Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và triệu chứng là gì?
1. Nguyên nhân hình thành và phân loại bệnh thoát vị bẹn
1.1. Nguyên nhân
thoát vị bẹn là bệnh lý có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là người già. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này có thể kể đến như:
- Cơ thành bụng yếu.
- Áp lực bên trong ổ bụng khiến mô liên kết bị tổn hại.
Nam giới có thành bụng yếu dễ mắc thoát vị bẹn
- Căng, chướng bụng trong thời gian dài.
- Ống phúc tinh mạc vốn bị bít từ trước đó nay dãn ra làm gia tăng mạn tính áp lực trong ổ bụng.
- Thành bụng nam giới yếu vì cấu tạo vùng bẹn có dây thừng tinh chạy qua.
Ngoài ra, ở nhiều người, khiêng vác vật nặng, bệnh xơ gan cổ chướng, ho trong thời gian dài, u đại tràng, tuyến tiền liệt phì đại,... cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị bẹn.
1.2. Phân loại
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh có thể chia thoát vị bẹn thành các nhóm như sau:
- Thoát vị bẹn mắc phải
Nguyên nhân thường thấy trong trường hợp này là tuổi già khiến thành bụng bị suy yếu. Ngoài ra, phẫu thuật vùng bẹn, chấn thương, béo phì, suy dinh dưỡng cũng được xem là yếu tố gây ra thoát vị.
Đặc biệt, những vấn đề sau cũng sẽ làm tăng áp lực ổ bụng trong thời gian dài và tăng nguy cơ bị thoát vị bẹn: ho trong thời gian dài; táo bón kéo dài; có khối u lớn ở trong bụng; mang thai làm tăng áp lực bên trong, gây suy yếu cơ bụng.
- Thoát vị bẹn bẩm sinh
Bình thường, sau khi sinh, ống bẹn sẽ phải đóng. Ở một số trẻ, vì một lý do nào đó mà điều này không xảy ra nên các thành phần trong ổ bụng có điều kiện thuận lợi để chui qua ống này và sinh ra thoát vị bẹn bẩm sinh.
Thoát vị bẹn bẩm sinh xảy ra khi ống bẹn không đóng
2. Những biến chứng nguy hiểm của thoát vị bẹn
Về cơ bản, thoát vị bẹn không phải là bệnh lý nguy hiểm mà sự nguy hiểm nằm ở biến chứng do bệnh gây ra. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực, bệnh có thể gây hoại tử mạc treo - ruột đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Điển hình có thể kể đến như:
- Thoát vị kẹt
Đây là tình trạng khối thoát vị chui ra ngoài và không thể chui trở lại được dù đã dùng tay đẩy lên. Khi ấy, một phần của tạng ở trong khoang bụng bị mắc kẹt trong túi thoát vị tạo nên một khối chắc gây ra các triệu chứng như táo bón, buồn nôn, đau,...
Mặc dù ở biến chứng này, máu vẫn được cung cấp đầy đủ nhưng khối thoát vị sẽ chèn ép các cấu trúc xung quanh. Theo thời gian, nếu không được điều trị sẽ lớn lên về kích thước khiến cho khối thoát vị bị chấn thương hoặc tiến triển thành thoát vị nghẹt.
- Thoát vị nghẹt
Biến chứng này vô cùng nguy hiểm vì phần tạng ở trong túi thoát vị sẽ bị xoắn lại khiến cho máu không thể lưu thông đến đây, kết quả là hoại tử. Người bị thoát vị bẹn trong trường hợp ấy xuất hiện triệu chứng đau, sốt, sưng đỏ, viêm. Các khả năng có thể xảy ra với biến chứng thoát vị nghẹt thường là:
+ Nghẹt ruột
Nghẹt ruột tức là không thể đẩy tạng ở trong túi thoát vị trả lại vào ổ phúc mạc được. Nguyên nhân của tình trạng này là do nó dính với túi thoát vị, dính với cổ hoặc các phần trong của túi thoát vị. Thường thì người bệnh nhân sẽ không có triệu chứng nào trừ hiện tượng đau và tăng kích thước túi thoát vị. Nếu cảm thấy khó chịu và có triệu chứng tắc ruột người bệnh cần được mổ cấp cứu ngay lập tức.
Thoát vị bẹn biến chứng không được mổ cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng
+ Tắc ruột
Tình trạng biến chứng thoát vị bẹn trong trường hợp này thường xảy ra với ruột non hoặc đôi khi là dạ dày, ít khi xảy ra với kết tràng. Người bệnh thường cảm thấy đau liên tục hoặc đau quặn thành từng cơn, biến đổi màu da vùng thoát vị, buồn nôn, nôn,... Nếu không can thiệp ngay sẽ xảy ra hoại tử nguy hiểm cho tính mạng.
+ Tắc ruột
Do chèn ép ở cổ thoát vị, quai ruột bị hoại tử dẫn đến lưu thông trong ruột không được liên tục, các đoạn ruột phía trước sẽ bị tắc nghẽn dẫn đến tắc ruột. Bệnh nhân có thể bị đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc thậm chí nếu để lâu sẽ bị viêm phúc mạc.
Ngoài những biến chứng trên đây thì đối với nam giới, thoát vị bẹn có thể tạo điều kiện thuận lợi để gây hoại tử, teo, xoắn,... tinh hoàn từ đó gây vô sinh nam.
Nhìn chung, thoát vị bẹn nếu có khả năng xẹp khối phồng khi nghỉ ngơi hoặc có thể đẩy trở lại vào trong được thì không nguy hiểm. Tuy nhiên, khi nó đã biến chứng thành thoát vị nghẹt thì cần phải nhanh chóng đưa người bệnh đến viện mổ cấp cứu vì nguy cơ hoại tử sẽ đe dọa đến tính mạng của họ.
Để tránh biến chứng không đáng có do thoát vị bẹn gây ra, ngay khi có dấu hiệu: tăng kích thước khối thoát vị, đau nhói, cảm giác nặng nề không giảm bớt hoặc bệnh lý này xảy ra với trẻ em, trẻ sơ sinh thì cần đến gặp bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.
Bạn đang nghi ngờ thoát vị bẹn nhưng không biết phải làm sao để chẩn đoán đúng bệnh lý này, không biết nên điều trị thế nào; đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56. Tại đây, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bằng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu rộng của mình luôn sẵn lòng chia sẻ cùng bạn hướng xử trí chính xác, an toàn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!