Tin tức
Đặc biệt cẩn trọng với căn bệnh thoát vị đĩa đệm
- 25/06/2020 | Làm thế nào để trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm?
- 10/04/2020 | Chụp MRI thoát vị đĩa đệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý
- 19/05/2020 | Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và triệu chứng là gì?
1. Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm bệnh học
Định nghĩa
Đây là thuật ngữ để diễn tả tình trạng phần đĩa đệm bị tổn thương khiến bao xơ bị tổn thương hoặc bị rách. Khi đó phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và chèn ép các rễ thần kinh, ống sống và mạch máu xung quanh.
Địa đệm bị xê lệch vị trí làm tổn thương phần bao hoạt dịch khiến nhân nhầy bên trong có cơ hội tràn ra ngoài
Đĩa đệm là cơ quan thực hiện nhiệm vụ gắn kết các đốt sống và hỗ trợ các quá trình trao đổi chất thông qua hiện tượng khuếch tán. Đồng thời còn có tác dụng phân tán các khả năng tác dụng của lực để bảo vệ các đốt sống. Tuy nhiên, khi phần đĩa đệm có biểu hiện xê dịch do bất kỳ nguyên nhân nào thì khả năng kết nối và bảo vệ cũng sẽ bị ảnh hưởng, phần nhân nhầy sẽ có cơ hội thoát ra ngoài, tác động đến các cơ quan lân cận.
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Bất kể ai cũng có thể là nạn nhân của căn bệnh này, tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có khả năng mắc sớm do các yếu tố như môi trường, công việc tác động. Bao gồm:
-
Người bị thừa cân, béo phì hầu hết đều có chế độ ăn thiếu khoa học nên rất dễ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Trọng lượng cơ thể ở nhóm người này khiến phần đĩa đệm luôn phải chịu một áp lực lớn, đồng thời, hàm lượng chất béo cao cũng ngăn cản quá trình hấp thụ các dưỡng chất nuôi xương khớp.
-
Người từng bị tai nạn gây ra các chấn thương, gãy xương, bong gân, trật khớp, rách bao hoạt dịch, giãn, đứt dây chằng,... đều có khả năng bị thoát bị sớm.
Các chấn thương trong cuộc sống hàng ngày có thể khiến thoát vị đĩa đệm diễn ra sớm
-
Yếu tố di truyền cũng góp phần khiến tỷ lệ mắc bệnh gia tăng. Do đó mà những gia đình có người thân mắc bệnh thì các thế hệ sau có khả năng bị bệnh cao gấp 2 lần các gia đình không có người bị thoát vị.
-
Tính chất công việc của một số nghề nghiệp như giáo viên, nhân viên văn phòng, kế toán, tài xế lái xe,... phải ngồi quá lâu ở một tư thế hoặc người thường xuyên khuân vác vật nặng khiến cho phần đĩa đệm thường xuyên chịu áp lực và phải làm việc quá sức khiến cho các cấu trúc và chức năng thay đổi dẫn đến bệnh.
-
Thoái hóa tự nhiên theo thời gian là lý do bất khả kháng mà những người ở độ tuổi 30 dễ mắc phải. Bởi ở giai đoạn này trở về sau là lúc xương khớp bắt đầu có hiện tượng bị ăn mòn và thoái hóa.
2. Triệu chứng phổ biến là gì?
Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm là nỗi ám ảnh với bệnh nhân bởi chúng kéo dài dai dẳng và gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Hầu hết các bệnh nhân không chỉ xuất hiện một triệu chứng mà thường có nhiều biểu hiện khác nhau, bao gồm:
Đau
Bệnh nhân sẽ thấy đau nhói thường xuyên ở vùng lưng, cảm giác mỏi sau đó có thể lan rộng sang vùng chậu, hai bên hông, mông, bắp đùi khiến cho việc đi lại, ngồi xuống đứng lên của người bệnh gặp nhiều bất tiện. Cơn đau nhiều hơn khi ngồi hay đứng, khi vận động và làm việc nặng, đau nhiều hơn khi cố gắng cử động, ho hoặc hắt hơi và giảm khi nằm nghỉ ngơi. Đây cũng là lý do gây ra nhiều biểu hiện đi kèm khác.
Bệnh nhân có thể xuất hiện các cơn đau ở nhiều vị trí khác nhau làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống bình thường
Mất ngủ
Các cơn đau có thể khiến bệnh nhân khó ngủ hoặc mất ngủ thường xuyên. Chính vì vậy mà bên cạnh cảm giác khó chịu của bệnh, người bị các vấn đề về xương khớp, trong đó có thoát vị thường có biểu hiện bực bội, dễ nổi nóng, gắt gỏng với người xung quanh, cảm giác không thoải mái, mất tập trung, thường xuyên ngáp hoặc mắt lờ đờ. Đó là do vấn đề thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bệnh nhân, một số ít trường hợp bệnh nhân bị stress nặng nề hoặc trầm cảm.
Mệt mỏi, lười vận động
Các cơn đau sẽ khiến người bệnh mệt mỏi và lười vận động, đi lại và nằm nhiều hơn. Điều này khiến cho khí huyết lưu thông kém, dẫn đến biểu hiện đau nhức toàn thân kèm theo sự mất cân bằng. Do đó, việc vận động vừa phải sẽ giúp bệnh nhân giảm được tình trạng này.
Tê bì chân tay
Tê bì hai chi dưới và cánh tay là trường hợp thường gặp do nhân đĩa sẽ xuyên qua chỗ rách của vòng sụn gây thoát vị chèn ép vào ống tủy, rễ thần kinh làm ảnh hưởng tới sự chi phối vận động và cảm giác của rễ thần kinh. Các cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng thường đi kèm với cảm giác tê cứng nhói buốt và cảm giác như kim châm.
Rối loạn đại tiểu tiện
Trong trường hợp ống tủy bị thu hẹp, xâm lấn hoặc nhiễm trùng, viêm sẽ làm xuất hiện chứng rối loạn đại tiểu tiện đi kèm với biểu hiện đau, tức bụng hoặc buồn nôn làm xáo trộn đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Một số trường hợp biến chứng nặng có thể khiến bệnh nhân mất khả năng kiểm soát quá trình đại tiểu tiện.
Teo cơ và bại liệt
Bại liệt và teo cơ là trường hợp gặp ở các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng và cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Lúc này, các cơ teo dần, tăng nguy cơ bại liệt toàn thân. Biểu hiện này xuất phát từ chứng tê bì chân tay và tình trạng thiếu máu kéo dài. Khi tủy sống bị chèn ép sẽ gây ra nhiều trường hợp biến chứng làm tê liệt các chi, liệt nửa người, người bệnh mất khả năng vận động, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm là bệnh nhân có thể bị liệt hai chân nếu không được chữa trị kịp thời
Hiện nay với sự tiến bộ của y học hiện đại, con người đã tìm ra được nhiều phương pháp nhằm giúp các bệnh nhân sống hóa bình với căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, điều bạn cần chú ý là phải hiểu đúng và tự ý thức trong việc phòng chống cho chính bản thân. Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, bạn đọc có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua hotline: 1900 565656.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!