Tin tức
Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Cách chữa an toàn và phòng ngừa lây nhiễm
- 14/05/2022 | Bác sĩ giải đáp: Bệnh thủy đậu là gì? Phương pháp phòng ngừa bệnh ra sao?
- 22/08/2022 | Phân biệt đậu mùa khỉ - đậu mùa - thủy đậu - tay chân miệng
- 13/06/2023 | Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh
- 21/06/2024 | Bị thủy đậu có được tắm không? Cần lưu ý điều gì?
1. Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Điều trị sớm để tránh biến chứng
Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi có nguy cơ cao bị bệnh, trong đó những trẻ dưới 12 tháng chưa được tiêm phòng vắc xin có thể gặp phải những biến chứng nặng nề do căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này.
Bệnh thủy đậu dễ xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi
Virus Varicella Zoster là nguyên nhân gây bệnh. Loại virus này có thể lây nhiễm qua đường hô hấp. Do đó, ở những nơi như trường học và khu vui chơi, trẻ có thể dễ dàng bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với trẻ khác bị thủy đậu.
Dù có thể lây lan nhanh chóng nhưng bệnh thủy đậu ở trẻ em khá lành tính. Tuy nhiên, trẻ cũng cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng như sau:
- Nhiễm trùng: Nếu không chăm sóc trẻ đúng cách hay do thói quen gãi nhiều của trẻ, những nốt mụn nước có thể vỡ ra, dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng này cần được xử trí sớm để tránh nguy hiểm cho trẻ.
- Viêm phổi: Ở mức độ nặng, trẻ có thể gặp phải biến chứng viêm phổi, thậm chí dẫn đến suy hô hấp, rất nguy hiểm. Tuy nhiên, biến chứng này thường ít gặp phải.
- Viêm màng não hoặc viêm não: Khi xâm nhập vào hệ thần kinh, virus thủy đậu có thể gây ra viêm màng não hoặc viêm não. Đây là vấn đề dễ xảy ra ở những trẻ có miễn dịch kém.
- Bệnh zona: Sau khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ có đề kháng với bệnh và virus gây bệnh có xu hướng “ngủ yên” trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều năm sau, trong điều kiện hệ miễn dịch bị suy yếu, virus gây bệnh sẽ hoạt động mạnh trở lại khiến bệnh tái phát và gây bệnh Zona thần kinh. Bệnh gây ra những nốt ban trên da và đau dây thần kinh.
Trẻ bị thủy đậu cần được điều trị đúng cách để tránh biến chứng
- Hội chứng Reye: Biến chứng này dễ có thể gây viêm não cấp tính và rối loạn chức năng gan to. Tuy nhiên khá hiếm gặp và những trẻ từ 4-9 tuổi có nguy cơ cao hơn so với những nhóm tuổi khác.
- Ngoài những biến chứng nêu trên, trẻ bị thủy đậu còn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác như suy thượng thận, viêm cơ tim, viêm cầu thận hay một số biến chứng trên mắt.
Để hạn chế nguy cơ biến chứng, trẻ cần được điều trị và kiểm soát, theo dõi bệnh từ các bác sĩ chuyên khoa. Khi thấy con gặp phải những biểu hiện bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được kịp thời chữa trị.
2. Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Cách điều trị hiệu quả và nhanh chóng
Khi phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị thì bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể được kiểm soát tốt, khỏi nhanh và hạn chế nguy cơ gây biến chứng. Dưới đây là những cách chữa bệnh an toàn và hiệu quả:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ:
Mẹ không nên tự ý cho con sử dụng thuốc mà cần tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng virus và loại thuốc này cần dùng sớm để mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc khác cho người bệnh, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, hay thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm,....
Mẹ nên cho trẻ uống thuốc đúng cách
- Tắm bột yến mạch: Tác dụng của bột yến mạch là giúp trẻ giảm bớt cảm giác khó chịu hay ngứa ngáy trên da. Đồng thời, với tính năng hút ẩm nhẹ, bột yến mạch còn hỗ trợ làm khô mụn nước thủy đậu nhanh chóng, giảm nguy cơ bội nhiễm và giúp những tổn thương nhanh lành. Hơn nữa, bột yến mạch cũng khá lành tính, mẹ có thể dùng bột yến mạch xay nhỏ mịn, sau đó cho một chút bột vào nước ấm để trẻ tắm mỗi ngày.
- Bổ sung đủ nước cho trẻ, tránh để xảy ra tình trạng mất nước.
- Cắt móng tay cho trẻ, với trẻ nhỏ hãy đeo bao tay để hạn chế tình trạng trẻ gãi nhiều gây vỡ mụn nước và dẫn đến nhiễm trùng. Nếu cho trẻ đeo bao tay, mẹ cần thường xuyên thay bao tay để đảm bảo vệ sinh cho trẻ và nên lựa chọn những loại bao tay có chất liệu vải mềm, thoáng.
- Vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường sống cho trẻ: Thay vì kiêng cữ quá mức cho trẻ, mẹ nên cho trẻ tắm rửa hàng ngày với nước ấm. Sau đó, cần lau sạch người cho trẻ trước khi mặc quần áo. Bên cạnh đó, mẹ hãy lựa cho trẻ những bộ đồ rộng rãi, có chất liệu thoáng mát.
- Khi trẻ sốt cao kéo dài, ho nặng, đau đầu, nôn nhiều, khó thở, phát ban xuất huyết,... cần đưa trẻ đi khám sớm để được các bác sĩ điều trị kịp thời.
3. Phòng ngừa lây nhiễm bệnh thủy đậu ở trẻ em
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh bị lây nhiễm thủy đậu từ trẻ:
Đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm bệnh từ trẻ
- Khi tiếp xúc với trẻ, mẹ cần đeo khẩu trang.
- Cho trẻ dùng riêng đồ sinh hoạt cá nhân
- Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Thường xuyên thay quần áo cho trẻ.
- Hạn chế nguy cơ làm vỡ những nốt thủy đậu để tránh nhiễm trùng.
- Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ.
- Cho trẻ cách ly tại nhà, không nên cho trẻ đến những nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
- Tiêm phòng bệnh thủy đậu là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả và đơn giản. Tuy nhiên, cần tiêm phòng theo đúng lịch và ở những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo nguồn vắc xin chất lượng và hiệu quả.
Trên đây là những lưu ý về cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em và hướng dẫn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường, các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.
Để được đặt lịch khám cho trẻ tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!