Tin tức

Bệnh tiểu đường - sát thủ thầm lặng khó nhận biết

Ngày 13/06/2020
Ban Biên tập
Theo thống kê: Toàn cầu đã có 425 triệu người mắc bệnh tiểu đường, con số này sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040. Mặc dù bệnh không gây ra cái chết nhanh chóng như những bệnh cấp tính khác nhưng nó sẽ âm thầm hủy hoại sức khỏe chúng ta và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm “chết người”.

Ai có nguy cơ mắc tiểu đường?

Tiểu đường (Đái tháo đường) là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường máu. Khi đó, lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn tới tử vong. 

Khi nạp thức ăn vào cơ thể, carbohydrate sẽ được chuyển hóa một phần thành đường glucose. Cùng với đó, tuyến tụy sẽ tiết hoocmon insulin hỗ trợ glucose tiếp tục chuyển thành năng lượng để nuôi sống cơ thể. 

Trong trường hợp lượng insulin tiết ra không đủ (Đái tháo đường type 1) hay không thể chuyển hóa glucose (Đái tháo đường type 2), đường sẽ tồn đọng lại trong máu, dẫn tới tăng đường huyết kéo dài. Trên thế giới, số ca thuộc type 1 chiếm tới 90 - 95% tổng số người mắc tiểu đường.

Với 2 nguyên nhân ở trên thì bệnh tiểu đường có thể ghé thăm bất cứ ai, từ đối tượng trẻ cho tới người già, từ nam cho tới nữ. Nhưng do nhiều lý do mà gần 70% số người mắc tiểu đường không biết mình bị bệnh và khoảng 85% người phát hiện khi đã ở giai đoạn biến chứng nguy hiểm, rất khó điều trị. Việc tích cực nâng cao kiến thức để phòng tránh và phát hiện bệnh kịp thời là vô cùng quan trọng. 

Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Lượng đường huyết liên tục ở mức cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như suy thận, mù lòa, nhồi máu cơ tim, đột qụy, nhiễm trùng,... Mỗi giây cướp đi sinh mạng của ít nhất 6 người trên toàn thế giới. 

Theo thống kê  ⅔ người mắc tiểu đường hiện nay nằm trong độ tuổi lao động. Vì vậy, ngoài những hệ lụy xấu cho sức khỏe thì người bệnh còn trở thành gánh nặng cho cả gia đình. Chỉ riêng việc bổ sung insulin hay theo dõi lượng đường huyết thường xuyên cũng tiêu tốn một khoản tài chính rất lớn.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3 tới 7% tổng số phụ nữ mang thai, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi không?

Trên thế giới chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh thế kỷ này. Phương pháp chữa bệnh tốt nhất là sớm phát hiện để kịp thời ngăn chặn tiến triển của bệnh. Người mắc tiểu đường nên kiên trì biện pháp ổn định đường huyết, bảo vệ chức năng tuyến tụy. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới chế độ ăn uống cũng như rèn luyện thân thể một cách khoa học. 

Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường rất nhẹ nên thường bị chúng ta bỏ qua. Nếu gặp phải một trong số những dấu hiệu dưới đây bạn nên đi kiểm tra sức khỏe, càng sớm càng tốt. Bởi đó có thể là lời cảnh báo bạn đã mắc bệnh tiểu đường giai đoạn đầu:

  • Khát nước liên tục: Đường trong máu dư thừa đòi hỏi lượng nước bơm vào máu cũng phải tăng theo để hòa tan. Điều đó dẫn tới tình trạng cơ thể khát nước liên tục.
  • Đói và mệt hơn bình thường: Rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể ít được cung cấp năng lượng từ thức ăn nạp vào. Sụt cân không rõ lý do là một dấu hiệu dễ nhận biết. 
  • Đi tiểu thường xuyên hơn: Một người thể trạng bình thường đi tiểu từ 4 tới 7 lần một ngày. Trong khi đó, người mắc tiểu đường có số lần thường xuyên hơn do cơ thể muốn loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu. Hậu quả là bạn sẽ bị khô miệng, khô da,...
  • Thị lực giảm: Ngay cả khi bạn không gặp các bệnh về mắt trước đó, bệnh tiểu đường cũng sẽ làm suy giảm thị lực một cách nhanh chóng. Triệu chứng là xuất huyết, phù nề mắt. 
  • Dễ bị nhiễm trùng và nấm: Do hệ miễn dịch suy giảm nên người mắc bệnh tiểu đường hay bị ngứa ngáy ở da và cả vùng âm đạo. 
  • Chân tay hay bị tê hoặc cảm giác như kiến bò
  • Vết  thương hở chậm lành

Trên đây là những dấu dễ nhận biết và thường gặp ở bệnh tiểu đường. Tuy nhiên chỉ có xét nghiệm mới là phương pháp chuẩn đoán bệnh chính xác nhất, giúp các bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

Các xét nghiệm chuẩn đoán bệnh tiểu đường

Xét nghiệm dung nạp glucose đường ống

Bạn được chỉ định phải nhịn ăn qua đêm, từ 8 tới 12 tiếng. Sau đó sẽ được lấy mẫu máu 2 lần trước và sau khi uống nước đường 2 tiếng (dạng glucose).

  • Kết quả trên 200 mg/dL (11,1 mmol/L): Mắc bệnh tiểu đường; 
  • Kết quả từ 140–199 mg/dL (7,8–11,0 mmol/L): Tiền tiểu đường; 
  • Kết quả dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L): Bình thường.

Xét nghiệm đường niệu (glucose nước tiểu)

Đối với người mắc bệnh tiểu đường, glucose bị hạn chế hấp thu qua ống thận. Xét nghiệm đường niệu sẽ giúp phát hiện bệnh một cách dễ dàng. Tuy nhiên phương pháp này không thể hiện được chính xác nồng độ đường trong máu.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Là phương pháp xét nghiệm không cần nhịn ăn. Nếu lượng đường huyết cao hơn 180 mg/dL (≥10 mmol/L), bạn sẽ được kết luận là mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Lưu ý là trước khi làm xét nghiệm, bạn cần nhịn đói ít nhất 10 tiếng. 

  • Kết quả bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dL (7 mmol/L): Bệnh tiểu đường;
  • Kết quả từ 100–125 mg/dL (5,6–6,9 mmol/L): Tiền tiểu đường;
  • Kết quả dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L): Bình thường.

Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c là loại xét nghiệm máu không cần nhịn ăn và cho thấy các kết quả như sau:

  • Mức HbA1c từ 6,5%: Bệnh tiểu đường;
  • Mức HbA1c từ 5,7–6,4%: Tiền tiểu đường;
  • Mức HbA1c dưới 5,7: Bình thường;

Theo các chuyên gia y tế, để đảm bảo kết quả được chính xác nhất thì người xét nghiệm tiểu đường cần đặc biệt lưu ý:

  • Nhịn đói tối thiểu 8 giờ trước khi xét nghiệm, xét nghiệm vào buổi sáng là tốt nhất;
  • Tạm ngưng sử dụng thuốc hạ lipid máu, aspirin, biến chứng mắt,… 
  • Trao đổi với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe trước khi làm xét nghiệm
  • Không được sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Việc bệnh nhân nhịn ăn hơn 8 giờ vẫn phải chờ đợi để được xét nghiệm dễ dẫn tới trạng thái cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng tới độ chính xác của các chỉ số đường huyết. Nhưng hiện nay, với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, bạn không nhất thiết phải đến cơ sở y tế để làm thủ tục và chờ đợi như trước. Chỉ cần một cuộc gọi hay đăng ký qua internet bạn đã dễ dàng được đặt lịch. Quy trình nhanh chóng, thủ tục dễ dàng, chủ động về thời gian là những tiện ích của dịch vụ y tế này. 

Địa chỉ xét nghiệm tiểu đường uy tín tại Việt Nam

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm tiểu đường và là đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ “Lấy mẫu xét nghiệm tận nơi” ở Việt Nam. Kể từ khi được thành lập năm 1996 bởi GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí, nay là Đại biểu Quốc hội Việt Nam, MEDLATEC tự hào khi đón nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ phía khác hàng trong suốt thời gian qua.

Ngoài trang thiết bị hiện đại, quy trình khám sức khỏe và xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế thì con người chính là yếu tố luôn được Bệnh viện đề cao và trân trọng. Đó cũng là phương châm để MEDLATEC có được đội ngũ hàng trăm các chuyên gia hàng đầu, các bác sĩ giàu y đức, giỏi y thuật như ngày hôm nay.

Ngoài Ung Bướu, Tiêu Hóa, Xương Khớp, Tim Mạch,... thì Khoa Nội của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn thực hiện đầy đủ xét nghiệm kiểm tra glucose để đưa ra kết quả bệnh tiểu đường chính xác nhất, chi phí tiết kiệm nhất cho khách hàng.  Bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí 1900 56 56 56 hoặc để lại tin nhắn trên website: https:/medlatec.vn/ để được các bác sĩ tư vấn chi tiết hơn.

Lưu ý: Dinh dưỡng khoa học cho người mắc bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống, nên ưu tiên những loại thực phẩm lành mạnh như:

  • Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại củ,... 
  • Nhóm thịt: Cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc,... Chế biến đơn giản như luộc, hấp, áp chảo.
  • Chất béo: Ưu tiên chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, olive, vừng,..
  • Nhóm rau: Bổ sung nhiều rau vào thực đơn hằng ngày, dùng ít nước sốt có cay hoặc có chất béo
  • Hoa quả: Tăng cường ăn hoa quả tươi, không nên chế biến thêm sữa, kem,...

Bên cạnh đó là hạn chế các loại dễ gây tăng đường huyết:

  • Gạo trắng, bánh mì, mì tôm, miến, bột sắn dây
  • Mỡ và nội tạng động vật, da của gia cầm
  •  Đồ ngọt, siro, nước uống có ga
  • Các loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh

Ngoài chế độ ăn hợp lý trên thì việc ăn uống đúng cách cũng rất quan trọng:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh đường huyết tăng đột ngột
  • Hạn chế thay đổi quá thường xuyên chế độ ăn

Bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào hãy chủ động tới cơ sở y tế uy tín để được chuẩn đoán sớm. Hoặc bạn cũng có thể nhờ tới sự tư vấn trực tuyến và hoàn toàn miễn phí của đội ngũ bác sĩ MEDLATEC thông qua ứng dụng y tế iCMN, bạn nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ