Tin tức
Xét nghiệm sinh hóa GGT đánh giá chức năng gan mật
- 12/02/2020 | Phương pháp xét nghiệm GGT trong chẩn đoán các bệnh lý về gan
- 01/03/2024 | GGT trong xét nghiệm máu là gì? Khi nào đáng lo ngại?
- 24/02/2025 | Chỉ số GGT là gì? Sự thay đổi của chỉ số này có tác động gì tới sức khỏe?
1. Ý nghĩa của xét nghiệm sinh hóa GGT
xét nghiệm sinh hóa GGT không chỉ giúp đánh giá nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó, quan trọng nhất là xác định chức năng gan mật. GGT (Gamma-glutamyl transferase) là một enzyme quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa và thải độc của gan. Dựa vào chỉ số này có thể đánh giá:
Xét nghiệm sinh hóa GGT giúp đánh giá chức năng gan mật
- Khi gan hoặc đường mật bị tổn thương, lượng GGT trong máu thường tăng cao, phản ánh tình trạng viêm nhiễm, tắc nghẽn hoặc suy giảm chức năng gan.
- Ngoài ra, xét nghiệm GGT có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh gan do rượu bia. So với các xét nghiệm men gan khác như AST và ALT, GGT đặc biệt nhạy cảm với tổn thương gan do cồn. Do đó, khi chỉ số GGT tăng cao, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về gan như viêm gan liên quan đến rượu, gan nhiễm mỡ do sử dụng bia rượu kéo dài hoặc thậm chí là tình trạng xơ gan.
- Không chỉ giới hạn ở gan, xét nghiệm GGT còn hỗ trợ phát hiện các bệnh lý đường mật như tắc mật, viêm đường mật, sỏi mật hoặc ung thư gan - túi mật. Khi kết hợp với các xét nghiệm khác như phosphatase kiềm (ALP) hoặc bilirubin, bác sĩ có thể đánh giá chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của hệ thống gan mật.
2. Chỉ số GGT bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số GGT (Gamma-glutamyl transferase) trong máu có giá trị tham chiếu khác nhau tùy theo giới tính, độ tuổi. Thông thường, mức GGT bình thường nằm trong khoảng (lưu ý, giá trị tham chiếu có thể thay đổi theo labo xét nghiệm):
- Nam giới: 8 - 38 U/L.
- Nữ giới: 5 - 26 U/L.
- Trẻ em: Mức GGT của trẻ từ 0-3 tháng tuổi :4-120U/L. Mức GGT của trẻ từ 3-12 tháng tuổi: 3-30 U/L. Mức GGT của trẻ từ 1 - 16 tuổi: 2-25 U/L.
Tuy nhiên, chỉ số GGT có thể thay đổi tùy theo lối sống, chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe. Một số yếu tố có thể làm thay đổi mức GGT bao gồm:
- Rượu bia: Việc sử dụng rượu bia thường xuyên là một trong những yếu tố phổ biến khiến chỉ số GGT trong máu tăng cao rõ rệt.
- Hút thuốc lá và việc sử dụng một số loại thuốc như: kháng sinh, thuốc ngừa thai hay thuốc chống co giật,... có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm, ảnh hưởng đến độ chính xác trong đánh giá chỉ số sinh hóa.
- Bệnh lý gan mật: Viêm gan, xơ gan hoặc tình trạng tắc nghẽn đường mật thường dẫn đến sự gia tăng bất thường của chỉ số GGT trong máu.
- Béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch cũng có thể liên quan đến sự gia tăng GGT.
Uống rượu bia thường xuyên có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Khi chỉ số GGT vượt ngưỡng bình thường, bác sĩ sẽ cân nhắc thêm các yếu tố nguy cơ liên quan và có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm như ALP, ALT, AST hoặc bilirubin nhằm có cái nhìn toàn diện hơn về chức năng gan và hệ thống gan mật. Ngược lại, GGT thấp hiếm khi gây lo ngại và thường không có ý nghĩa lâm sàng đáng kể.
3. Khi nào cần xét nghiệm GGT?
Xét nghiệm GGT (Gamma-glutamyl transferase) thường được thực hiện khi bác sĩ muốn kiểm tra hoạt động của gan và đường mật, đồng thời hỗ trợ phát hiện sớm các bất thường hoặc tổn thương liên quan đến gan. Dưới đây là những trường hợp nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa GGT:
3.1. Khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh gan mật
Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu bất thường như:
- Vàng da, vàng mắt - dấu hiệu điển hình của rối loạn chức năng gan mật.
- Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu - có thể do tắc nghẽn đường mật.
- Đau hạ sườn phải, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa - cảnh báo tổn thương gan hoặc sỏi mật.
- Mệt mỏi kéo dài, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân - có thể liên quan đến viêm gan hoặc gan nhiễm mỡ.
3.2. Khi có tiền sử hoặc nguy cơ cao mắc bệnh gan
Những người có nguy cơ cao cần xét nghiệm sinh hóa GGT định kỳ để kiểm soát sức khỏe gan mật, bao gồm:
- Những người thường xuyên tiêu thụ rượu bia có nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ do rượu.
- Người béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu dễ mắc gan nhiễm mỡ.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh gan, viêm gan B, C.
- Người dùng thuốc gây ảnh hưởng đến gan như kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc điều trị tim mạch.
3.3. Kiểm tra chức năng gan khi men gan tăng cao
Nếu các xét nghiệm trước đó cho thấy AST, ALT hoặc ALP tăng, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm sinh hóa GGT để xác định nguyên nhân tổn thương gan hoặc tắc mật.
3.4. Theo dõi quá trình điều trị bệnh gan mật
- Xét nghiệm GGT giúp đánh giá hiệu quả điều trị ở những bệnh nhân mắc viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc bệnh lý đường mật.
- Nếu GGT giảm dần sau khi điều trị, điều đó cho thấy gan đang phục hồi tốt.
4. Có cần nhịn ăn để xét nghiệm sinh hoá GGT không?
Xét nghiệm GGT (Gamma-glutamyl transferase) thường được thực hiện để đánh giá chức năng gan mật và trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân cần nhịn ăn từ 8 - 12 giờ trước khi xét nghiệm để đạt kết quả chính xác. Lý do là vì thức ăn, đặc biệt là các thực phẩm chứa chất béo, có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm thay đổi chỉ số GGT, vì vậy cần lưu ý thêm:
- Không uống rượu bia ít nhất 24 - 48 giờ trước xét nghiệm, vì rượu có thể làm GGT tăng cao bất thường.
- Tránh hút thuốc lá vì nicotine có thể ảnh hưởng đến mức GGT trong máu.
- Thông báo với bác sĩ nếu đang dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc giảm mỡ máu… để bác sĩ đánh giá tác động đến kết quả xét nghiệm.
- Nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng, khi chưa ăn sáng để cho kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
- Không ăn thực phẩm giàu chất béo hoặc uống cà phê, nước ngọt có ga trước xét nghiệm vì có thể làm thay đổi chỉ số men gan.
- Khi đang theo dõi các bệnh lý gan mật, việc thực hiện xét nghiệm GGT định kỳ theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết để đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi sự tiến triển của bệnh.
Tóm lại, xét nghiệm sinh hóa GGT là một công cụ quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh gan mật, theo dõi hiệu quả điều trị và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh từ sớm.
MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm sinh hóa GGT tại nhà
Hệ thống Y tế MEDLATEC cung cấp dịch vụ xét nghiệm nhanh chóng, chính xác với trang thiết bị hiện đại, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm nhanh chóng, tiện lợi tại nhà. Đặt lịch xét nghiệm ngay hôm nay để kiểm tra sức khỏe gan mật kịp thời! Quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 hoặc truy cập website MEDLATEC để biết thêm chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
