Tin tức
Xét nghiệm AMH vào thời điểm nào? Giải đáp chi tiết từ bác sĩ
- 17/05/2019 | Xét nghiệm AMH trong đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng và dự báo mãn kinh
- 25/12/2019 | Xét nghiệm AMH giúp đánh giá khả năng sinh sản ở nữ giới
- 29/03/2020 | Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm AMH trong sức khỏe sinh sản của phụ nữ
- 01/12/2023 | Xét nghiệm AMH khi nào và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm này?
- 01/01/2024 | AMH là xét nghiệm gì? Những ai nên thực hiện xét nghiệm này?
- 01/12/2023 | Nên xét nghiệm AMH ở đâu để yên tâm về tính chính xác của kết quả
- 23/09/2024 | Xét nghiệm AMH: Quy trình thực hiện và ý nghĩa của xét nghiệm
1. Xét nghiệm AMH là gì?
AMH (Anti-Müllerian Hormone) là hormone tiết ra từ các noãn nhỏ trong buồng trứng và có vai trò quan trọng trong dự đoán khả năng sinh sản. Xét nghiệm AMH là xét nghiệm chính xác nhất để đánh giá dự trữ nang noãn buồng trứng ở phụ nữ, hỗ trợ trong chẩn đoán và điều trị sớm hiếm muộn.
Không chỉ vậy, AMH còn giúp đánh giá tình trạng suy buồng trứng sớm, giúp bác sĩ dễ dàng trong việc đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả. Chỉ số AMH càng cao, đồng nghĩa với việc buồng trứng có nhiều nang noãn. Ngược lại, khi AMH càng thấp, báo hiệu tình trạng suy giảm dự trữ buồng trứng, gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên.
2. Xét nghiệm AMH vào thời điểm nào?
Xét nghiệm AMH vào thời điểm nào? Không giống các xét nghiệm nội tiết tố khác, xét nghiệm AMH có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nghiệm, vì nồng độ AMH trong máu ít bị ảnh hưởng bởi các biến động nội tiết tố theo chu kỳ.
Xét nghiệm này có thể thực hiện vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày mà không cần nhịn ăn trước xét nghiệm. Dù là xét nghiệm khá đơn giản, nhưng để bảo đảm kết quả chính xác, bạn cần chú ý một số điều sau:
- Tình trạng căng thẳng, stress quá mức, hút thuốc, uống rượu bia. Điều đó có thể khiến xét nghiệm AMH không chính xác.
- Một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ AMH như vitamin, thuốc tránh thai,... Vì vậy, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm xét nghiệm.
- Thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý (nếu có): Nếu bạn từng can thiệp phẫu thuật buồng trứng, xạ trị hoặc hóa trị, chúng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm AMH.
Máu được lấy dưới tĩnh mạch cánh tay để đem đi làm xét nghiệm AMH
3. Ý nghĩa xét nghiệm AMH
Xét nghiệm AMH được thực hiện để đánh giá hoạt động của buồng trứng cũng như khả năng dự trữ nang noãn. Ngoài ra, nó cũng mang nhiều ý nghĩa quan trọng khác như:
- Đánh giá dự trữ buồng trứng: Nồng độ AMH cao cho thấy số lượng nang trứng nhiều. Ngược lại, nếu nồng độ AMH thấp, có thể là dấu hiệu suy giảm dự trữ buồng trứng và khó có thể mang thai tự nhiên. Và xét nghiệm AMH là cần thiết hơn cả, giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường về sinh sản và có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả, gia tăng cơ hội có con cho các cặp đôi.
- Dự đoán mãn kinh: Ngoài khả năng dự trữ buồng trứng, chỉ số AMH cũng giúp ước tính thời điểm mãn kính. Từ đó, giúp chị em lên kế hoạch sinh sản hợp lý.
- Chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Nồng độ AMH cao bất thường có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang PCOS, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Hỗ trợ điều trị hiếm muộn: Chỉ số AMH giúp bác sĩ xác định khả năng đáp ứng của buồng trứng đối với các phương pháp kích thích rụng trứng. Nhờ vậy giúp điều chỉnh phác đồ điều trị hiếm muộn hiệu quả hơn.
- Đánh giá nguy cơ suy buồng trứng: Trong một số trường hợp điển hình, buồng trứng có thể suy giảm chức năng ở phụ nữ độ tuổi trước 40 tuổi. Xét nghiệm AMH giúp phát hiện sớm nguy cơ suy buồng trứng, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời, đạt kết quả tốt.
Xét nghiệm AMH giúp hỗ trợ điều trị hiếm muộn cho các cặp đôi
4. Những ai nên thực hiện xét nghiệm AMH?
Xét nghiệm AMH được khuyến khích cho các đối tượng, bao gồm:
- Phụ nữ muốn đánh giá khả năng sinh sản: Những người có kế hoạch sinh con muộn hoặc muốn biết khả năng mang thai trong tương lai có thể thực hiện xét nghiệm AMH để có quyết định phù hợp.
- Phụ nữ chuẩn bị làm thụ tinh ống nghiệm (IVF): Xét nghiệm AMH giúp bác sĩ đánh giá khả năng đáp ứng buồng trứng với các phương pháp kích thích rụng trứng. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF.
- Người gặp khó khăn trong việc mang thai: Xét nghiệm AMH giúp xác định nguyên nhân khó mang thai, hỗ trợ bác sĩ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp, hiệu quả.
- Phụ nữ có dấu hiệu suy giảm buồng trứng: Những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thất thường, gia đình có mẹ hoặc chị gái, em gái bị suy giảm buồng trứng sớm nên thực hiện xét nghiệm AMH để đánh giá tình trạng buồng trứng.
- Những người muốn trữ đông trứng: Nếu bạn chưa có kế hoạch sinh con trong thời gian gần nhất và muốn bảo tồn khả năng sinh sản, thực hiện xét nghiệm AMH giúp đánh giá số lượng trứng còn lại để đưa ra quyết định có nên trữ trứng hay không.
Những người gặp khó khăn trong việc mang thai nên thực hiện xét nghiệm AMH
Nội dung trên đây là câu trả lời cụ thể cho câu hỏi xét nghiệm AMH vào thời điểm nào. Khác với các xét nghiệm nội tiết tố thông thường, xét nghiệm AMH có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến một số yếu tố có thể tác động đến kết quả xét nghiệm để không làm ảnh hưởng đến chỉ số AMH. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc muốn thực hiện xét nghiệm AMH, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
