Tin tức
Bệnh vảy phấn hồng là gì? Cách điều trị bệnh an toàn và hiệu quả
- 29/09/2021 | Những bệnh da liễu thường gặp vào mùa nóng bạn không nên chủ quan
- 18/08/2021 | Bệnh da vảy cá là gì? Có chữa khỏi được không?
- 21/04/2022 | Bệnh vảy nến là gì? Nhận biết và điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả
1. Giới thiệu chung bệnh vảy phấn hồng
Bệnh vảy phấn hồng là loại phát ban bắt đầu từ đốm tròn hay hình bầu dục trên ngực, bụng hoặc lưng. Được gọi chung với tên gọi là bản huy hiệu. Các huy hiệu dài đến 10cm, được sinh ra từ đốm nhỏ rồi lan rộng ra khắp cơ thể. Những đối tượng dễ mắc phải vảy phấn hồng là trong độ tuổi từ 10 - 35 trong đó tỷ lệ nữ nhiều hơn nam.
Hình ảnh người bệnh vảy phấn hồng
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh vảy phấn hồng đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực. Tuy nhiên, có một số yếu tố được các bác sĩ chuyên môn Da liễu đánh giá là tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển như sau:
-
Tình trạng nhiễm trùng: Vảy phấn hồng là bệnh lý tồn tại dưới dạng phát ban do virus, như là chủng virus herpes (HHV 7), parvovirus. Ngoài ra, bệnh cũng đến từ nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp trên.
-
Tình trạng nhiễm khuẩn: Những loại vi khuẩn như là chlamydia pneumoniae, legionella pneumophila, mycoplasma pneumoniae cũng là những yếu tố khiến vảy phấn hồng gia tăng
-
Sử dụng thuốc: Các loại thuốc có thể có khả năng gây phát ban như vảy phấn hồng bao gồm captopril, bismuth, barbiturates,...
-
Yếu tố khác: Người bệnh có tiền sử bị viêm da tiết bã, mụn trứng cá, tiếp xúc với quần áo mỡi,... cũng là điều kiện thuận lợi để vảy phấn hồng phát bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh vảy phấn hồng do virus gây ra
3. Triệu chứng
Bệnh vảy phấn hồng ban đầu sẽ xuất hiện với một mảng lớn, có vảy. Trong đó, người bệnh có một số triệu chứng điển hình sau đây:
-
Khi bệnh mới khởi phát, bạn sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, chán ăn, phát sốt,... Tiếp đó là những vùng tổn thương da “có mặt” (trong khoảng 80% trường hợp) với những mảng da (thường gọi là mảng báo trước) có màu hồng đường kính từ 2 đến 10cm;
-
Sau đó, hiện tượng phát ban lan ra toàn cơ thể của người bệnh. Điều này có thể diễn biến từ vài giờ đến 2 tháng sau khi mảng báo trước đã xuất hiện. Tập trung theo một đường cong ở trên da, giống như hình cây thông hoặc bị tổn thương da là những vết mẩn đỏ, không vảy. Tổn thương thường bắt đầu tại ngực, bụng sau đó mới lan rộng tại cổ, cánh tay và đùi;
-
Có 75% người bệnh cảm thấy ngứa và 25% người bệnh thấy ngứa ngáy nhiều.
Trong đó, có khoảng 20% số người mắc bệnh vảy phấn hồng không gặp phải những triệu chứng trên, được gọi là dạng không điển hình. Những dạng bệnh đó thường có sự thay đổi về hình dạng sang tổn thương hoặc ngược lại, cụ thể: nổi sần đỏ, mề đay, mụn nướng, ban xuất huyết,...
Triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng
4. Chẩn đoán
Hầu như trong các trường hợp của vảy phấn hồng, bác sĩ có thể xác định tình trạng bệnh bằng cách quan sát những phát ban của người bệnh. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành cạo da tại vùng da bị phát ban để kiểm tra về tình trạng của bệnh. Vì đôi khi bệnh vảy phấn hồng cũng dễ gây nhầm lẫn với bệnh giun đũa.
Bên cạnh đó, để chẩn đoán bệnh chính xác hơn, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu hoặc sinh thiết của bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm được loại trừ những bệnh lý khác về da như là: bệnh chàm, bệnh vảy nến.
5. Điều trị
Bệnh vảy phấn hồng thông thường tự khỏi trong thời gian từ 4 đến 10 tuần. Nếu sau thời điểm này bệnh không hết đồng thời gây ra những triệu chứng khó chịu thì bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh được áp dụng rộng rãi:
5.1. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn trong tình trạng các biện pháp khắc phục không làm giảm những triệu chứng hay rút ngắn thời gian bị bệnh như là: kem dưỡng da hay kem có chứa thành phần corticosteroid để giảm đau và ngứa.
Trong đó, khi trường hợp bệnh của bạn nặng, bác sĩ có thể sẽ khuyên sử dụng thuốc kháng histamin đường uống hoặc kê đơn loại thuốc corticosteroid mạnh hơn, thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian phát ban.
5.2. Liệu trình ánh sáng
Liệu trình ánh sáng tia cực tím (UV) là biện pháp chữa trị được áp dụng khi bệnh vảy phấn hồng đã trở nên nghiêm trọng hay thời gian phát ban kéo dài hơn thông thường, phát ban đã bao phủ một phần lớn trên khắp cơ thể. Hay người bệnh sẽ được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên để giúp làm giảm, làm mờ vết ban. Biện pháp này cũng gây ra hạn chế đó là xuất hiện tình trạng sẫm màu kéo dài tại những vị trí nhất định sau khi phát ban đã hết.
Lưu ý: Để giảm đi những khó chịu về bệnh vảy phấn hồng, bạn nên tắm với nước ấm. Đồng thời, tránh các hoạt động thể chất tiết ra nhiều mồ hôi, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát, thoáng khí.
Vảy phấn hồng cũng thường dễ gây nhầm với một số bệnh ngoài da khác như hắc lào, phát ban thường,... Vì vậy, bạn không nên tự ý điều trị khi xuất hiện những biểu hiện nổi mẩn, phát ban mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có liệu trình chữa trị thích hợp.
6. Khả năng tái phát
Có những người bị bệnh vảy phấn hồng chỉ mắc bệnh một lần duy nhất và không bao giờ tái phát lại bệnh. Chỉ có số ít người bệnh nằm trong tỷ lệ từ 2 đến 3% là gặp lại bệnh. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị tái phát còn kèm theo triệu chứng đau mắt đỏ mỗi năm một lần trong vòng 5 năm liên tiếp sau đó.
Bệnh vảy phấn hồng có khả năng tái phát
Bệnh vảy phấn hồng là bệnh da liễu tương đối lành tính nhưng bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên ngay khi xuất hiện các triệu chứng để kịp thời có biện pháp điều trị đúng cách. Mọi thắc mắc cũng như cần được hỗ trợ, giải đáp từ bác sĩ chuyên môn tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn vui lòng gọi điện đến hotline của MEDLATEC: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!